10 ĐIỀU LẠ CHƯA LÝ GIẢI ĐƯỢC VỀ MAO CHỦ TỊCH
(Quan vu Mao Chủ tịch đích 10 cá vị giải chi mê)
(Quan vu Mao Chủ tịch đích 10 cá vị giải chi mê)
1/ Chủ tịch Mao là người hình dáng người phía Nam nhưng tướng người phía Bắc (Nam nhân Bắc tướng). Thời ấy, nói chung người phía Nam không cao quá 1,7m. Mà Ông cao tới 1,83m, là lạ.
2/ Ông là con trai nhưng tướng con gái (nam nhân nữ tướng). Không phải ông cạo râu mà là không có râu (đúng thật, ta đã xem ảnh ông từ nhỏ đến lúc tạ thế, đều không có một cọng râu. Ngay mụn nốt ruồi ngoại cỡ ở cằm cũng không có lông-ND).
2/ Ông là con trai nhưng tướng con gái (nam nhân nữ tướng). Không phải ông cạo râu mà là không có râu (đúng thật, ta đã xem ảnh ông từ nhỏ đến lúc tạ thế, đều không có một cọng râu. Ngay mụn nốt ruồi ngoại cỡ ở cằm cũng không có lông-ND).
3/ Ông là người thành đạt khi đã ở tuổi trung niên: Sau hội nghị Tuân Nghĩa ông mới trở thành người lãnh tụ tối cao của Hồng quân công nông, từ đó nhanh chóng trở thành “Lãnh tụ vĩ đại-người thày vĩ đại-người cầm lái vĩ đại”-TG chỉ có một(!)-ND).
4/ Ông sinh ngày 26-12, là ngày sinh của Quán-thế-âm Bồ tát. Cho nên người ta đồn rằng ông là chuyển thế của Đức Quán-thế-âm cứu khổ cứu nạn (với dân TQ-ND).
5/ Con số “8341” gắn liền suốt cuộc đời ông. Năm 1948, ông Mao đến vùng Bạch Vân Sơn, tới Bạch Vân Quan ở Thiểm Tây, gặp một đạo sĩ. Ông ta cho Mao con số 8341. Mao Chủ tịch và tùy tùng không hiểu là gì. Ông lấy con số đó đặt cho một đơn vị bộ đội.
Ông Mao mất ngày 9-9-1976, lúc ông 83 tuổi (1893-1976) làm lãnh tụ vĩ đại 41 năm (1935/Tuân Nghĩa-1976: 41 năm).
6/ Ở Thiều Sơn, Hồ Nam, Ông làm một quần thể công trình. Có phòng tắm phòng ngủ giành cho Giang Thanh. Ông bảo Giang Thanh về đó. Giang yêu cầu 3 điều:
- Dùng xe đặc biệt đưa về
- Thông báo trên Nhân dân nhật báo
- Thay tấm ảnh Mao chụp chung với Dương Khai Tuệ (vợ cả của ông Mao) vốn vẫn treo ở quê bằng ảnh Mao-Giang.
Mao Chủ tịch nói, thôi vậy. Về hay không, tùy!
7/ 26-6-1959, sau 23 năm, ông Mao về quê Thiều Sơn cùng Bộ trưởng CA La Thụy Khang, Bí thư Hồ Nam Chu Tiểu Đan. Ông Mao bảo Bí thư Chu sửa Tích Thủy Động thành nhà cỏ (mao lư). Sửa xong, ông gọi là công trình “2.3”, thập kỷ 60 là vùng cấm địa. Ngày 18-6-1966, MCT về Thiều Sơn lần cuối và là lần duy nhất ông đến thăm công trình 2.3, cũng là lúc ông hình thành tư tưởng “Đại CM Văn hóa”.
8/ MCT cho xây dựng khu hành chính Trích Thủy Động (Thiều Sơn, Hồ Nam-quê hương MCT-ND) giống như “TQ địa đồ kinh nhân”, nhưng MCT chỉ ở có một lần còn ông ở Bác Kinh và cũng xây dựng một nơi như “TQ địa đồ kinh nhân” (tôi không hiểu nó là cái gì, xin ghi nguyên văn-ND).
9/ Đời nhà Thanh, vua Càn Long một lần đi du ngoạn ở Thiều Sơn, nhìn phong cành kỳ vĩ, đã nói, 500 năm nữa nơi này sẽ sản sinh ra một vĩ nhân. Tùy tùng hỏi vua: “Người ấy họ gì?”. Càn Long cười, hươ tay vạch trên không, xung quanh thấy rõ chữ “mao” (là lông-ND). Đúng 500 năm sau Mao Trạch Đông chào đời.
10/ Kỷ niệm Mao Chủ tịch tròn 100 tuổi, Thượng Hải đúc một bức tượng đồng lớn đưa về Thiều Sơn, quê hương ông. Khi xe đặc chủng tới Tỉnh Cương Sơn (Giang Tây) thì xe chết máy. Xem kỹ thì xe không hư hại gì. Mọi người hiểu ra, đây là nơi nổi tiêng một thời Chủ tịch đã “đại náo CM”, liền nghỉ lại. Hôm sau, xe vẫn không chạy được. Đoàn người phải khấn vái ông, xin cho đi kẻo lỡ hẹn với TW. Xe đi được liền!
Bức tượng cao 6m, bệ cao 10m, mang về Thiều Sơn. Lúc đầu dùng dây thừng quấn khi đưa lên, nhưng tượng không nhúc nhích (chắc ông không cho trói-ND), sau bỏ thừng ra thì đưa lên được. Bức tượng sừng sững, đón ánh nắng ban mai và đón ánh trăng đầu tháng (Đông phương đích thái dương dữ Tây phương đích nguyệt lượng). Mặc dù loài hoa này chỉ nở vào mùa xuân, mà lúc dựng tượng là tháng 12 (mùa đông) nhưng hoa đỗ quyên bung nở khắp núi rừng. Dân chúng nói, đỗ quyên nở lần 2 là để chào đón Mao Chủ tịch về quê./.
KHÁNH TƯỜNG.
(Lược dịch theo tài liệu của anh Cao để anh em đọc cho vui)
17-12-2014
(Lược dịch theo tài liệu của anh Cao để anh em đọc cho vui)
17-12-2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét