Tết sắp đến nhưng không khí không hối hả, vội vã, tấp nập như hơn 30 năm truớc. Nhớ ngày trên truờng Quân sự phải thi đến những ngày sát Tết. Tâm trạng rối bời, vừa lo qua kì thi trót lọt, vừa lo không hiểu chuẩn bị tết thế nào.
Sáng nay ngồi tào lao ở Café Anh Đỗ đã cùng nhau cười ha há khi kể lại chuyện xưa.
Chọn đề thi
Có chú Trỗi khóa 6 đi bộ đội về nên vào Quân sự, học cùng anh em khóa 8. Từ ngày ở truờng Trỗi đã thân nhau, nay lên khoa chuyên ngành, anh em lại cùng chơi bóng đá nên càng thân. Sinh viên nào cũng phải qua các kì thi, cuối cùng cũng đến môn học của ông anh.
Môn thi này cũng truớc Tết năm 1978. Lúc vào ôn thi, dặn chú em, cứ ôn hết 1 lượt, nắm toàn bộ giáo trình rồi “thủ truởng sẽ có cách”. Truớc ngày thi, xuống phụ đạo lần cuối đã dặn thằng em, khi lên bốc đề thi trong các phong bì, cứ nhìn tay anh khẽ đẩy bì nào lên cao hơn thì bốc; xuống làm là “trúng”.
“Y án”, chú em làm như lời anh dặn. Đến giờ trả bài, thằng em lên. Ông anh tỉnh bơ chỉ sang thầy ngồi bên:
- Đ/c trả bài cho thầy này!
Trả bài trôi chảy, chú em qua môn thi dễ dàng. Ông anh cũng vờ đá ngang, hỏi thêm mấy câu đã mồi. Hội ý cho điểm, đồng nghiệp nói, có thể cho 5 trừ. Ông anh lắc đầu: “Điểm 4 thôi anh ạ, cho đúng khả năng trong năm học”. Chú em lúc đó mừng thầm vì cả năm toàn chơi, có học gì đâu, nay “đúng tủ”.
Chuyện đã lâu lắm, 33 năm, hôm nay ngồi tào lao chú em mới nhắc lại. Đời đi dạy có nhiều kỉ niệm thật là vui.
Ông Phan Nam đi thi
Lần đó phải trả môn thi của bậc đàn anh. Biết thằng em trong năm chả học gì nên đã gặp riêng và “giới hạn” đúng 3 câu: “Cứ thế mà học!”.
Chỉ học có 3 câu nhưng trong năm đâu có sờ đến sách vở nên 3 câu này cũng như mới. Cầy suốt 3 ngày, mãi mới thuộc. Truớc ngày thi, thầy cũng dặn bài “đẩy phong bì”. Thứ tự câu 1, câu 2, câu 3 cứ thế trả lời.
Áp dụng đúng lời thầy dặn, lên bắt đề, về chuẩn bị. Đồng nghiệp ngồi cùng bàn vừa kiếm đuợc cuốn Văn nghệ QĐ số mới nhất, tranh thủ đọc. Mới có 15’, Nam đã xung phong lên trả bài.
- Giỏi nhỉ! Đề thi trúng tủ à? – “Thầy nhà” trêu.
- Dạ, cũng cố thôi ạ!
- Bắt đầu đi!
Đã dặn phải trả bài đúng theo thứ tự, câu 1-2-3 thì ông em lại “đọc” câu 2 truớc. “Thầy nhà” giật mình, ngó sang bên thấy đồng nghiệp vẫn đang say mê đọc. Vừa đọc lại vừa tủm tỉnh cười. (Sau mới biết đó là bài của anh Hà Phạm Phú (cũng giáo viên Khoa Cơ, mới về báo QĐND) viết về thủ truởng Cao Hỏi). Trong khi đó chú em nhà ta cứ thao thao bất tuyệt. Lấy chân khẽ đá chú thì chú lại “đọc” to hơn. (Chắc nghĩ thầy khuyến khích, cứ thế mà làm!).
Khi “thầy nhà” chủ động ngắt lời: “Thôi, đủ rồi. Sang câu sau!” thì chú học trò lại thản nhiên “chơi” câu 1. Thế có chết tôi không cơ chứ! “Thầy” đành bấm bụng, tỉnh bơ như đang nghe trả bài câu 1(!).
- Rồi, thế là được rồi. – “Thầy” ngắt lời trò rồi quay sang bên. – Anh có hỏi gì thêm?
- Thôi, ông chấm là được rồi. Đang hay… chuyện ông Cảo…
- Vâng, để tôi hỏi thêm chút. – Quay sang trò Nam - Đ/c trả 3 câu tạm đuợc. Thế tự nhận điểm mấy?
- Dạ, - Nam gãi đầu gãi tai - Thầy cho em mấy cũng đuợc.
- 5 nhé hay 4?
- Dạ, cao quá, thầy ạ. Em học không khá lắm.
- Thôi, thì 3 nhé. Nhưng là “3 cộng”.
- Vâng, em xin cám ơn 2 thầy!
Vừa quay đi, mừng quá, trò Nam khẽ đưa tay lên khóe miệng làm duyên: “Không có “giới hạn” và không có thầy thì hôm nay “móm”. Học hành phải như thế chứ!" rồi anh ta lẩm nhẩm hát lời xuyên tạc của "Chiều Matxcơva": Thầy ơi cám ơn thầy, xin đừng cho điểm kém. Lớp chúng em xin được cảm ơn thầy...
Chuyện ông Nam qua 1 kì thi, nay mới kể. Không hiểu đọc lại, ông Nam có giận???
5 nhận xét:
Chuyện thời sinh viên đi thi sao mà giống nhau thế. Hồi bên tây chả nhớ học môn gì ( Hình như kỹ thuật xung ) nhiều công thức dài khó nhớ. Bọn Cuba khôn vặt bọn ghi hết những công thức lên rìa bảng, chữ nhỏ tý. Khi thi vớ phải câu bí là cứ thế căng mắt điều tiết mà photo. Còn môn lịch sử đảng cộng sản LX, Thì ghi những ý chính ra giấy sau khi bốc đề thi đem tờ giấy chuẩn bị sẵn lên bục rồi cứ thế nói lung tung thỉnh thoảng cúi xuống nhìn giấy đá vào mấy từ cho yên tâm khỏi lạc đề. Còn thầy thì chỉ cần nghe thấy những từ như: " Lê nin. Nhân tố quyết định. Đảng lãnh đạo. Vai trò quần chúng..." Là vỗ đùi: " thằng này nó nói nhiều mà tao không hiểu mấy, nhưng cơ bản nó đụng đến những "từ trên" chứng tỏ là nó có nghiên cứu. Về chỗ 4 điểm"
Thưa thầy đề này em rất hiểu, nhưng không nhớ. Thầy cho đổi đề khác.
- Đề khác là phải trừ điểm
-Trừ thì trừ thầy cứ cho em đổi !!!
Trò gì mà cứ thật thà như thấy???
1.Kì thi hết năm thứ 2 của khoa toán ĐHTH Hà-nội là kì thi căng nhất trong 4 năm học. Trước khi vào phòng thi, mấy thằng đã thống nhất "phải cứu nhau khi có tín hiệu", vì cả năm chỉ toàn chơi có học hành gì đâu, không nhờ bạn thì nhờ ai ( làm gì có THẦY XỊN như mấy "bố" ở ĐHKTQS ). Tôi và D.Minh đang đứng ngoài phòng thi chờ đến lượt, nhìn qua cửa kính phòng thi thấy thằng Vinh ( dân chợ Mơ ) tay thì chống cằm, còn chân thì lết đôi dép lê xoèn xoẹt , mắt thì đảo điên liếc ra ngoài về phía bọn tôi. Đứng ngoài biết là có chuyện, nhưng mấy thằng đoán mãi mà không biết nó muốn gì(?). Nhìn nó lúc ấy toát mồ hôi hột mà sốt ruột, cái chân "lê" càng lúc càng nhanh, "mày muốn gì thì phải nói chứ, cứ lê dép xoèn xoẹt thế kia bố ai mà biết được(?)", bọn tôi tự hỏi. Có lẽ do quá lo lại thấy bọn tôi chưa có phản ứng gì, nó chẳng ý tứ gì nữa, quay hẳn ra ngoài, đánh mắt và chỉ tay xuống cái chân đang "xoèn xoẹt". "Trời ơi, một thằng kêu lên, nó hóc ở định lý Đi-Rich-Lê rồi".Có thế chứ. OK, xong ngay, chỉ vài phút sau, một "cái phao" được thả vào cứu sống nó. Khi ra , nó cười như chích: Các ông chơi thế thì chết mẹ người ta...
2. Nhân chuyện về PN : Năm 1996, vợ chồng tôi bay thẳng từ Đức về Sài-gòn để thăm mấy thằng bạn trước khi bay ra HN. Vừa xuống đến sân bay TSN, thì thấy ngay KQ cùng một "ông ba Tầu", trông hơi quen quen nhưng chưa nhớ ra là ai, chạy tới ôm chầm lấy. Sướng quá, tay bắt mặt mừng vì có thằng bạn ra tận nơi đón. Chưa kịp thở thì thấy "ông Ba Tầu", tôi nghĩ vậy vì Y mặc một cái áo cổ Tầu mầu mỡ gà và cái quần mầu sáng cũng "hơi Tầu", đã hỏi " Quang xèng, đồ của mày và giấy tờ đâu? đưa tao để tao bảo mấy thằng đàn em làm thủ tục cho". Đã quá, sau bao năm xa cách SG, đang sợ những trò "nhũng nhiễu" của quê nhà, nay lại có người sai đàn em lo giúp thì khỏe re. Tôi vội đưa ngay giấy tờ cho Y, chưa kịp nói lời cám ơn thì Y đã biến mất. Bà xã đứng bên cạnh quay sang hỏi: Anh ấy nhiệt tình thế, Ai đấy? bạn anh à?. Tôi quay sang KQ : Tay "Ba Tầu" này trông quen quen nhưng đ. nhớ ra là ai? Ai đấy hả Quốc?. KQ tủm tỉm : Bỏ mẹ, ông đ. nhớ là ai à? Phan Nam đấy, nó chứ còn ai. Trời đất, hóa ra là PN. Làm sao tôi nhận ra Y ngay được khi mà đã xa nhau có đến gần 30 chục năm trời. Hơn nữa, khi ở Trỗi tôi chỉ biết Y khi cùng nhóm "miền đù" K5 đến chơi với hội Mai Sinh, Phạm Bình thôi. Mà hồi Trỗi Y đâu có được to béo như "Ba Tầu" thế này. Tôi vội nói KQ : Chết mẹ, ông đừng nói gì nhé, không nó giận tôi thì bỏ mẹ. KQ gật gù tỏ vẻ thông cảm. Lúc sau, thấy Y quay lại, tôi chủ động nói ngay : Xong rồi à Phan Nam? ( rất tự nhiên, làm như mình không có lỗi gì với Y cả ). PN cười rất tươi : Xong rồi, đi thôi.
Thế mà đã lại 15 năm trôi qua, người ta bảo : Về già, tự nhiên người ta hay "hoài cổ". Kỉ niệm này đi mãi cùng tôi, mỗi khi nhớ về một thằng bạn : Nó là Phan Nam. Bây chừ thì có chết tôi cũng không quên được nó. Xin lỗi PN vì đã có lúc chót nghĩ mày là ông "Ba Tầu".
Hẹn ngày tái ngộ.
Qx.
Anh Phan Nam von di hieu dong tu hoi tre con,nen moi thich vo ve. Phuc nho cu den he la Trung nha minh lai len Vinh Yen de hoc vo do anh Nam day.
Anh Nam ngay xua hinh nhu hay phai thi lai, nhung ve khoan tra bai thi ma nho ban lam ho thi Phuc thay con ''thong minh'' hon la hoc gao:).Dung la moi nguoi co mot kha nang, chang ai giong ai ca.
Con gai anh Nam da lay chong chua? Chac anh Nam co chau noi lau roi? Anh Quoc cho Phuc gui loi tham anh Nam nhe. Dao nay anh Nam co con hay den hoi hop o gia dinh nha minh nua kg? Anh ay quy nha minh nen tu phong la thanh vien cua gia dinh Kien Quoc phai kg? Ma qua thuc ngay xua luc me con song,ban be cua cac con ai cung quy men ba vi ba tot bung,thoai mai,gian di,tam li.
Phúc - Mat.
Đăng nhận xét