Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

Chuyện không phổ biến: “AI VỀ HẢI HẬU , CHỢ CỒN” (Tiến "gù")

( Tên nhân vật trong chuyện đã được thay đổi )

Vào những năm 65-70 của thế kỷ trước . Hải hậu khi ấy là một phố chợ nhỏ , nhưng vẫn trên bến dưới thuyền , vui vẻ và văn hóa hơn bây giờ, đặc biệt là trong văn hóa đọc. Tôi nhớ khi đó ở phố chợ có một hiệu sách với một cái biển đề “HIỆU SÁCH NHÂN DÂN”, dù chỉ nhỏ nhưng giá sách vẫn có mấy tầng , đầy sách , khá nhiều chủng loại từ sách truyện thiếu nhi , chính trị , triết học đến những sách phổ thông khác. Người vào mua sách ở cái phố chợ hẻo lánh lúc ấy còn đông hơn người vào cửa hiệu sách tại thị trấn Hải hậu phát triển về thương mại và nhà nghỉ bây giờ .

Một chuyện xảy ra ở hiệu sách khi đó, nó lan truyền trong bộ đội và nhân dân từ hồi ấy đến tận bây giờ , ăn sâu vào tâm trí người dân như một câu vè dân gian .
Chuyện là... Một ngày chủ nhật đẹp trời , phố chợ đông đúc , không những là nhân dân , cán bộ đi chợ mà thấp thoáng khá nhiều áo lính đi chơi chợ , trong số những người lính ấy không ít lính rẽ vào cửa hàng sách xem và mua . Một anh lính nhà mình sau khi đứng xem khá kỹ các ngăn sách anh gọi cô nhân viên bán sách , cô tên là Thơi ( ở cái phố chợ bé tý này hầu như những người tiếp xúc với công chúng nhiều như cô bán sách thì có thể là cả huyện biết tên ) anh đề nghị cô lấy giúp anh quyển sách ở ngăn cao trên giá sách , vì sách đó ở ngăn quá cao , cô không với tới nên cô Thơi lấy chiếc ghế đẩu để đứng lên đó lấy sách , cô co một chân lên ghế trước và tay vin vào mép quầy sách đu người lấy đà đưa nốt chân kia đứng lên . Đám đông dân và lính trong cửa hàng sách khi ấy không ai có thể ngờ rằng ….Khi người cô vừa đứng thẳng trên ghế thì quần của cô đi xuống …(tức là… người đi lên , quần đi xuống …?).
Cả đám đông trước hết là cười ồ lên , nhưng rất nhanh sau đó là mọi người quay mặt đi …vì họ chính họ thấy xấu hổ ( như câu dậy của các cụ ngày xưa “người dại để l…, người khôn xấu hổ” , thời đó người ta hãy còn biết xấu hổ , thật là đáng quý ) để cô Thơi có điều kiện …”chính đốn trang phục”…Cô Thơi thì xấu hổ quá ..vội vàng ngồi thụp ngay xuông nhưng ..”nghĩa lộ”..mất rồi  ! ! ! khách hàng tản đi hết để cô Thơi lấy lại bình tĩnh , chú lính nhà mình thì vừa hoảng , vừa buồn cười , vừa ân hận …có lẽ vì mình mà xảy ra chuyện này …chú ta ấp úng câu gì không rõ   chỉ nghe thấy có vần “ ….”…ỗi”….” và cũng “chuột rút” .
Nguyên nhân của việc này ai cũng biết : Thời đó phụ nữ nhà mình thường mặc quần phíp, cạp chun mà vải phíp thì mỏng, mềm và nhẽo , vì thế khi đặt chân lên ghế , cô Thơi không biết mình đã dẫm gót chân vào gấu quần của chính mình. Thế là …người lên …quần xuống ! Mọi người sau khi hiểu “cơ cấu của tai nạn nghề nghiệp” không ai trách gì cô “đoảng” hay “vô ý vô tứ” mọi người đều cảm thông với cô . Nhưng một thời gian ngắn sau , Phòng Văn hóa huyện “vưỡn” phải điều cô Thơi đi công tác khác ở “hậu trường” . Trong dân giã bắt đầu lan truyền một câu vè :
“ Ai về Hải hậu , Chợ Cồn
Đến thăm hiệu sách , xem l…cô Thơi”
Câu vè này ai cũng nhớ , nhất là những người lính và dân thời ấy .

                                                                                                       Tiến “gù”

4 nhận xét:

Nặc danh nói...

Năm 1959, tôi vế Hải Hậu nghỉ hè cùng Vương Thiết Căng( đi theo mấy ông Bố ) nhân QK Hữu Ngạn có hội nghị về sản xuất nông nghiệp của mấy nông trường Quân đội. Hai thằng lang thang chơi nghịch trên bãi biển Văn Lý. Từ thời đó đã nghe mấy chú bộ đội truyền miệng nhau về câu ca dao :
" Ai qua Văn Lý chợ Cồn, vào hàng mậu dịch xem L.cô Tâm ".
Thằng Căng tuy học sau tôi một lớp nhưng hăng lắm, nó cứ nhấp nhổm rủ tôi ra cửa hàng mậu dich xem bằng được cô Tâm là như thế nào...( TĐ)

Nặc danh nói...

Tôi cũng được nghe câu ca dao ngộ nghĩnhvềtai nạn nghề nghiệp trên này khi là tân binh .Cánh lính già khi kể ai cũng làm như mình được chứng kiến tận mắt,đến là vui.
Nhớ lại đến đầu những năm 70,phụ nữ Miền Bắc vưỡn còn mặc quần xatanh đen như vậy.Không còn nhớ vì sao mot đó biến mất trong đời sống của nhân dân ta.K.CH

Nặc danh nói...

Không được chứng kiến chuyện này. Tiếc quá!.
N.TV

Nặc danh nói...

Dù cho cô mậu dịch viên có bị tuột quần nhưng cũng còn quần sip, không lẽ cô không mặc nó hay bị tuột cả 2? Và dù có tuột cả 2 thì cô ở cái thế quay vào trong quầy hàng thì mọi người cũng chỉ thấy loáng thoáng.
Song thời gian xa xưa ấy được thấy cái của phụ nữ là điều cực hiếm.
Có thể mọi người không tin nhưng tôi cưới vợ năm 1982 lúc 24 tuổi mà lần đầu tiên mới biết của phụ nữ cũng có lông. Đó là sự thật nói ra bây giờ khó có ai tin.