Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Trao đổi: Chuyện ông và cháu (ST: QV)

Bài viết của Nguyễn Đặng Tiến (Source: Tạp chí Cộng sản)

Tiếng là ông cháu mà mấy năm rồi mà chẳng gặp nhau. Cháu đi học nghiên cứu sinh ở thành phố khác, còn ông thì công tác ở trung ương nên công việc bận như thời đi chiến khu xưa... Mấy ngày nghỉ 30-4 và 1-5 ông cháu mới có dịp gặp nhau

Còn phải nói - mừng khôn tả, nhất là ông được ngắm nghía đứa cháu đích tôn của mình đang khôn lớn. Ngày sinh ra nó, ông vui sướng vô cùng. Bởi lúc đang bôn ba đi đánh giặc, ông chẳng bao giờ nghĩ mình có giờ phút sau này được gửi gắm, hun đúc cho đứa cháu - dòng máu căn cốt mà đời ông đã chắt chiu, dồn dạy, hy vọng qua gần hai cuộc kháng chiến đầy gian khổ... ông cháu trò chuyện thâu đêm như hai người bạn vong niên. Ông rất muốn tâm tình cởi mở với cháu, vừa là để giáo dục thêm, vừa là tìm hiểu đám trẻ bây giờ nghĩ sao. ông nói, đất nước ta đã trải qua nhiều khó khăn, gian khổ trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Được như ngày nay cháu có biết bao nhiêu người phải đổ xương máu, thậm chí phải vĩnh viễn nằm xuống nơi chiến trường không người trông nom, hương khói. Bạn ông có đến già nửa ở cái làng này ra đi không trở về một số thì chẳng còn lành lặn nữa mà bây giờ vẫn phải "một nắng hai sương", chài chật vật lộn với cuộc sống sao cho đủ ăn, đủ mặc, dành dụm cho các cháu học hành. ông giảng giải một hồi rồi chợt hỏi: các cháu bây giờ thật sung sướng, có mỗi một việc là học, rồi thả sức mà làm việc, mà cống hiến, con đường rộng mở không ai ngăn cản nữa, có đúng vậy không? Lặng yên một lát và thấy ông cho "cơ chế mở", cháu mạnh dạn: Thưa ông, đúng như ông dạy, chúng cháu rất hiểu và không bao giờ quên mình đang được hưởng thành quả bằng mồ hôi, công sức và xương máu của cha ông. Chúng cháu nghĩ rằng thế hệ ông và cha cháu ngày trước đánh giặc là để giữ, thế hệ của chúng cháu bây giờ học tập, làm việc là để xây Giữ có nhiệm vụ của giữ và xây cũng có chức phận riêng của nó. Chúng cháu ngày nay phải đối mặt với nhiều vấn đề của thời đại, cháu xin đơn cử:

Thứ nhất, chúng cháu phải ra sức vật lộn với việc học hành để có đủ kiến thức và làm chủ khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của thế giới. Trau dồi để đủ năng lực hội nhập, điều hành, quản lý những công việc của nền công nghiệp hiện đại và kinh tế tri thức. Điều đó tưởng chừng đơn giản nhưng thưa ông, con đường làm khoa học - kỹ thuật và cung cách quản lý ngày nay đòi hỏi những tiêu chí, tố chất khác trước. Và cũng không phải là "chỉ có mỗi việc học" ông ạ. Chúng cháu còn phải đối mặt với một số tồn tại, khuyết tật của cơ chế và bộ máy quản lý xơ cứng trước đây, nó bất cập và cồng kềnh cho công tác quản lý Cán bộ thì vừa thừa vừa thiếu, hiệu quả công việc thấp. Ngân sách để chi phí cho bộ máy công chức từ trung ương đến xã phường lớn hơn thời của ông và bố cháu rất nhiều. ở đó còn có những căn bệnh trầm kha và sự nhũng nhiễu đến mức đau lòng. Người dân nói rằng ngày xưa có một cửa "quan", bây giờ cửa "quan" nhiều quá. Còn các nhà đầu tư thì ví von: môi trường đầu tư ở một số ngành, địa phương nước ta giống như cái "chợ trời" vậy; làm ăn ở ta vừa "thoáng", vừa "tắc" như đường giao thông ấy... ông ơi, cháu ở cấp thấp đôi lúc không biết hoạt động ra sao để vừa có hiệu quả cao đúng ý chỉ đạo của trên, lại vừa phù hợp với cơ chế lúc thì "xin - cho", lúc thì "mở cửa" như hiện nay. Có người bóng gió nói rằng phải biết thất tân cổ giao duyên" thì mới tồn tại được ông ạ... Chúng cháu thiết nghĩ, đấy có phải là hình thái quản lý tất yếu của thời kỳ quá độ không ông?

Thứ hai, như ông thường dạy, chúng cháu phải hiểu lịch sử và truyền thống của ông cha. Nhiều bạn cháu khi nghiên cứu lịch sử nước ta tranh luận với cháu là tại sao nước ta vốn có nhiều người giỏi và truyền thống hào hùng vậy mà đến nay vẫn "được" xếp vào nước kém phát triển ? Cháu giải thích như ông vẫn dạy, bạn cháu chưa "chịu', còn chất vấn: Nước ta giải phóng đã hơn 30 năm rồi, nhìn sang nước khác, sao họ phát triển nhanh thế. Cháu nói, mình là nước nông nghiệp lạc hậu, dân trí nhìn chung còn thấp, lại dồn sức lực cho chiến tranh giữ nước nên không thề như nước khác được. Chúng nó vẫn không thông và tiếp tục đưa ra một loạt câu hỏi: Tại sao các nước cạnh ta cũng phong kiến, lạc hậu, cũng chiến tranh mà họ có bước đi thần kỳ, vừa nhanh vừa vững. Phải chăng họ đã dũng cảm bàn giao cho thế hệ sau trọng trách - mà chỉ có thế hệ này mới làm được. Họ không cầm tay chỉ việc, không áp đặt, công thần. Họ nhận ra rằng mình có công nhưng không ỷ vào cái công ấy để "gặm nhấm thành tích"... Bạn cháu còn bình luận, ở nước ta hiện nay có không ít cán bộ giữ trọng trách nhưng rất cá nhân, bảo thủ, công thần. Đó có phải là rào cản lớn làm cho nước ta tụt hậu không hả ông? Nghe một hồi, ông nội đăm chiêu. ông không trả lời trực tiếp vào câu hỏi của cháu mà lặng lẽ vào giường nằm. Cháu lo quá, trăn trở không sao ngủ được, cứ ân hận, dằn vặt, ngộ nhỡ ông giận thì khốn...
Hai tháng sau, cháu nhận được thư ông, ông đã suy nghĩ rất kỹ và tự nguyện bàn giao công việc đang đảm trách. Ông còn viết: Những điều mà thế hệ của ông và cha cháu trước đây đã làm được trong công cuộc giữ nước là rất lớn, rất vĩ đại, nhưng điều làm cho thành tựu đó trở nên có giá trị thiết thực hơn là đừng chậm trễ nữa, phải biết bàn giao thế hệ đúng lúc - thời đại nào cần có con người ấy. Đó mới là trách nhiệm trọn vẹn của thế hệ cha ông đối với thế hệ các cháu.
Nguồn : Tạp chí Cộng sản

3 nhận xét:

Nặc danh nói...

Hoan hô cái nhà bác QV chịu khó đọc nơi khác, sưu tập và gửi bài cho BT5.

Nặc danh nói...

Nói đúng quá, cứ đơn giản như thế cho đỡ rối. Ấy có người lại nói đó là "hé bing zian bian". Chán bỏ mẹ, chỉ ní nụân suông!

Nặc danh nói...

Người ta hay thề: Kiên quyết theo... đến cùng. Thực ra là tham quyền cố vị.
Nghe mấy bác lớn kể, Đại hội 11, có đ/c bộ trưởng, đã "hết đát" phải về nhưng cứ ứng cử. Bố mày trượt, sau đó ôm mặt khóc hu hu. Hèn. Muốn ở thêm để gặt thêm à?
KQ