CHƯƠNG II: GIẢNG DẠY - HỌC TẬP
1. Nhập trường : Những ngày đầu, học viên từ các đơn vị về đều phải qua thời gian dự khóa, ôn thi vào Trường. Vì bỏ học đã lâu, nay xờ tới bút nghiên thấy mệt làm sao :
Đường vô đại học cao vời vợi
2. Mở bài cho khoa mục “Xạ kích pháo binh” :
Pháo binh ta bắn rất hay
Ngắm ngay, bắn trúng tin ngay… cửa mình (!)
3. “Bài giảng về tiểu liên AK” : Một “giáo sư” bộ môn QS chuẩn bị lên lớp:
“Tiểu niên AK nà nọai tiểu niên có nưỡi nê nắp niền, do Niên xô chế tạo và Trung quốc phỏng tạo. Tại sao nại gọi nà AK ? - Các đ/c đã được học tiếng Niên xô , hẳn phải biết - “AK” nà viết tắt của 2 từ , tôi xin giải thích:
- A nà “A-vờ-tô-mat”, có nghĩa nà “tự động”.
- K nà “Cờ-nat-xì-nhi-cốp” - đây nà viết tắt tên của nhà phát minh ra súng AK, kỹ sư Cơ -nat-xì-nhi-cốp.
Tiểu niên AK nà trang bị cá nhân và nà hoả nực tiểu đội. Tiểu niên AK có thể bắn niên thanh hoặc phát một, có khả lăng sát thương nớn, và nà lỗi kinh hoàng của nính Mỹ trên chiến trường miền Lam.
(Phóng tác của đ/c Trần Đình Ngân-K2)
4. “Nay tôi thống nhất là ...” :
* “Đây là cái kẹp linh kiện, mà tiếng Pháp “pincer” được phiên âm là “Panh”. Thế nhưng có đ/c gọi là cái “banh”, có anh lại gọi là cái “phanh”, có người gọi là “cái kẹp dây”... Nay tôi thống nhất lại là cái “Panh” ! Pê.. a...pa ...en..nờ... hát... panh. Nó nằm trong bộ cơ công sửa chữa. Còn khi hiệu chỉnh máy thông tin , các đ/c phải bóp C và ngoáy L”.
* “Nguồn dùng cho máy thu phát, tiếng Anh là Battery. Thế nhưng có đ/c lại gọi là “cục pin”, có ngừơi gọi là “pin”, có ông gọi là “củ bin”, có anh lại gọi là “quả phin” ... Nay tôi thống nhất laị là cục Pin.”
* “Tôi - Đại đội trưởng học viên - tên là Roanh, nhưng có đ/c gọi tôi là Doanh, có anh lại gọi là Ranh, có ông lại gọi tôi là Danh ... Nay tôi thống nhất lại - tên tôi là Roanh ... Rờ .. o ro .. a roa..en nờ hát ... Roanh.”
5. Giờ giảng xe máy : Giáo sư hỏi :
- Các đ/c có biết vì sao bánh xe ôtô thời nay không có nan hoa như thời Lê nin ?
- Quá dễ, vì thời nay có nhiều thằng chọc gậy bánh xe.
- !!!
6. Giờ học Anh văn :
- Hãy giải thích cụm từ “WC” ?
- Thưa thầy, Washington City !!!
7. Mẫu báo cáo tốt nghiệp của học viên khoa Cơ khí :
Kính thưa anh Hoàng, anh Bảo
Kính thưa anh Cảo, anh Đan
Kính thưa anh San, anh Tạo
Kính thưa Ban giám khảo
Kính thưa các thầy ...
8. Mục tiêu phấn đấu của các đ/c giáo viên là tích cực phấn đấu thành “giáo viên dậy khỏe”, tránh không lâm vào tình trạng “mất dậy” ; đồng thời phải cố gắng học tập để trở thành ”Tiên sư - giáo sĩ “ (Giáo sư - tiến sĩ).
9. Giờ giảng chính trị :
* “Các đ/c phải nắm vững : CNĐQ là “con dê của CNTB”- con dê rất độc ác, nó cứ ăn hết cỏ non là lại bỏ đi.
Đồng thời, một khái niệm không bao giờ quên là “Chủ nghĩa Mác - Lê là vũ khí sắc bén của người cộng sản”. Vì sao? Bởi vì: mác thì nhọn, lê thì sắc, chúng ta phải thường xuyên mài dũa hai vũ khí sắc bén này.
* Đ/c Trang - Chính trị viên C153 - giảng về “Phẩm chất bộ đội Cụ Hồ” :
- Các đ/c có biết vì sao nhân dân lại gọi chúng ta là “bộ đội”? Vì trong kháng chiến chống Pháp, anh em ta toàn đi bộ và lúc nào cũng đội mũ ... Vậy mới có tên “bộ đội”(!).
* Vị lãnh tụ vĩ đại của phong trào cộng sản quốc tế là “Năm La-mã, Một Lê-nin” (V.I. Lénine)
* “Các đ/c nên nhớ rằng, lịch sử tiến hoá của xã hội loài người đã phát triển qua những thời kỳ: đồ đất - đồ đá - đồ sắt - đồ đồng - … và nay là đồ đểu “(!).
4 nhận xét:
Câu thơ đầu tiên phải là :
Cái cổng trường đại học cao vời vợi
10 thằng leo đến, 9 thằng rơi
Đó là miêu tả cái cổng parabol hồi đó được cho là cao nhất rồi (còn bây giờ ra xem lại thấy nó thấp lè tè. Hèn nào bây giờ nhiều tường ĐH thế!)
HMK6
Nói chung là ăn theo Bách khoa.
Ông KQ ơi, sao ông đểu thế, nàm ace bắt trước mệt nhoài à ?
Bắt chước đâu, cùgn làm đấy chứ?
Đăng nhận xét