Nhân dịp ngày 19-05, xin gửi BT5 bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bày tỏ suy nghĩ của mình về đề tài „Chữ viết“ ,“Viết chữ“ và cách „bôi bẩn chữ Việt“ của một số người viết chữ Quốc ngữ gọi là „Thư pháp“ (“bôi bẩn chữ Việt”- là từ tôi dùng lại theo cách viết của Nguyễn Quang Thiều trên báo CAND).
Cho rằng sẽ được nghe, học ở nhiều bạn khác về đề tài này nên tôi xin nói trước quan điểm của mình và đợi góp ý của các bạn sau: Chữ Quốc ngữ (mẫu tự Latinh) đẹp nhất là viết sát với chuẩn. Tôi không cho rằng viết „Phantasie“, viết kiểu „bay bướm“ thì là chữ “Thư pháp“!
Những người có học chữ Nho, chữ Hán thấy rất phản cảm (khó chịu) khi nhìn chữ viết của trường phái Thư pháp chữ Việt cố tình kéo nét chữ mẫu tự Latinh để ra nét sổ, nét móc, nét mác… Họ không hiểu được rằng: Thư pháp Trung Quốc độc đáo chỉ được hình thành trên cơ sở CHỮ VUÔNG và CHỮ TƯỢNG HÌNH. Chữ Việt ta mà bắt chước viết thành vuông, thành hình…như kiểu“ Tầu“ thì coi sao được! Nhà văn Nguyễn Quang Thiều nói “thư pháp chữ Quốc ngữ là bôi bẩn chữ Việt“ cũng là chính xác.
Tôi xin để ngỏ bài viết với nguyện vọng được nghe nhiều ý kiến khác nữa, cũng xin giải thích thêm với bạn Ng.H.(người đã viết thư riêng góp ý cho bài „ Làm quen với cái tên Cao Cẩm Quỳ“) vì sao tôi lại gọi bức tranh đề chữ „Hiếu“ là viết chữ Việt ngoằn ngoèo chứ không dùng từ viết Thư pháp!
Xin gửi BT5 bút tích của Bác Hồ qua văn bản viết bằng chữ Nga và chữ Trung Quốc. Bác Hồ giỏi nói và viết Trung văn thì ai cũng biết. Văn bản viết bằng tiếng Nga làm nhiều người ngạc nhiên ở văn phong, từ và cách viết chữ Nga .
Bạn Trỗi nhiều người học ở Liên xô, có mấy ai trong chúng ta có được nét chữ thuần Nga như Bác? Ấy là TỰ VI NHÂN đấy !
Lá thư thứ 2, sau 2 ngày. |
Bút tích chữ Hán của Bác. |
3 nhận xét:
Tôi đồng ý với ý kiến này của Phương Hiền dù chưa biết bạn là ai. Tuy nhiên tôi phải nói là tôi được hưởng nền giáo dục Việt Nam khi nó hãy còn giữ được sự nghiêm túc, bài bản và truyền thống của nó, vì thế tôi không giấu gì khi tự khoe rằng tôi là người viết chữ đẹp( dù chỉ là anh hùng nhất khoảnh) Chữ Latinh không phải không có thư pháp, ngày xưa khi tôi còn bé mới chỉ học lớp 3-4 thì chúng tôi đã biết và phải tập viết những bài tập viết bằng bút"rông", đó là một thứ ngòi bút đặc biệt, khi viết sẽ cho ta nét lúc to lúc thanh, lúc nhỏ theo một lề luật nhất định, chính vì thế sau này khi học vẽ hay làm triển lãm cho Học Viện (76)tôi đã được có dịp "dụng võ" trở lại. Nếu bạn đang ở BRD thì xin nói với bạn là bạn đang ở đất nước có kiểu viết chữ thư pháp latinh cổ đẹp vào loại nhất thế giới. Tôi là người ham mê học hành viết lách nhưng ở đất VN bây giờ không kiếm đau ra ngòi bút "rông"ít nhất là tôi dậy cho các cháu tôi để nó khỏi bị "mù thư pháp", còn vài ba thứ lăng nhăng "thư pháp Việt"bây giờ nhiều khi tôi chả đọc nổi họ viết cái gì hay là vì không viết được đẹp nên gọi đó là thư pháp giống như các họa sỹ phái trừu tượng, đó ai dãm bảo tranh của các ông ấy xấu !
Thư pháp của người Đức là cách viết mà tác giả gọi là cách viết Phantasie đâý. Cách viết này tôn trọng chiều dài khổ ngang của chữ. Tiếc thay, những người viết thư pháp chữ Quốc ngữ lại cố gói chữ vào một khuôn vuông để " giống " với chữ Tầu nên trông mới ngứa mắt, chữ Latinh có quy định nét sổ,nét mác gì đâu! ( ngồi ở chợ Tết vẽ chữ kiếm tiền họ còn bày đặt ăn mặc giống các đồ nho!)Phản cảm!!!
PH là tên con gái bác TĐN đấy (Ngân xồm).
Đăng nhận xét