Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Công du Cao Bằng, Lạng Sơn (Anh Minh k6)

Thác Bản Giốc.
Tuần rồi vừa đi công tác ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Tranh thủ đi thăm những địa danh như thác Bản Giốc, hang cọp Ngườm Ngao, suối Lê Nin, núi Các Mác, cột mốc 108 ở bản Pắc Bó, ngày cuối về Lạng Sơn, có lên Mẫu Sơn ngắm cảnh núi một lúc.
Xin kể lại để các bạn có khái niệm trước khi có ý định đến thăm những nơi này.







Từ Thị xã Cao Bằng vào thác Bản Giốc (huyện Trùng Khánh) khoảng 90 km. Đường nhỏ và bị xe container phá nên đi khá chậm. Đây là hàng hóa  tạm nhập, tái xuất của TQ qua đường VN cho các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Cửa khẩu xuất hàng  phụ thuộc vào khách hàng TQ làm việc được với hải quan TQ ở cửa khẩu nào (để được thuế nhập khẩu thấp) thì hàng sẽ xuất theo cửa khẩu đó.
Xe Container phá đường.

Cửa vào Bản Giốc.


Do đó việc  hàng hóa mỗi đợt lại được xuất ở các cửa khẩu khác nhau, chủ yếu là các cửa khẩu tiểu ngạch của các huyện. Tuần trước tôi lên, thì hàng đang được xuất qua cửa khẩu Bản Giốc. Ban ngày tập trung container ở cạnh bản Giốc, ban đêm dân VN ở các bản xung quanh sẽ được thuê để bốc hàng sang TQ, qua các bè mảng được nối lại với nhau như cầu phao qua sông Quây Sơn. Xe container thì phá đường, nhưng người dân địa phương cũng có thêm 1 nguồn thu nhập (vài trăm ngàn/đêm), không biết địa phương có thủ đủ phí để sửa đường.

Cầu tre bên trụ cầu xây dở.

Xa xa là thác.

Đường vào thác.

Tác giả.

Thác Bản Giốc phía VN hầu như ko được xây dựng, do TQ ngăn trở. TP HCM có đầu tư xây dựng đường vào thác, đã đổ  2 trụ cầu bê tông, nhưng phía TQ ngăn trở nên khách du lịch vào thác vẫn phải đi bằng cầu tre. Phía TQ có xây một số công trình khá lớn, hình như là các khu nhà nghỉ.

Khi thăm thác Bản Giốc, có thể đi thăm động Ngườm Ngao (chắc hồi xưa còn có cọp sống trong hang? bây giờ thì "nấu cao" hết rồi), cũng đẹp, nhưng chưa được đầu tư đúng mức.
Còn dân sống trong hang.

Đường vào hang Ngườm Ngao.

Tuyệt đẹp.


Hang đó.

Du thuyền trên sông Quây Sơn.


Hang này do 2 người Pháp và 2 người Việt tìm ra năm 1921 (tên được khắc ở cửa hang từ thời đó, trong đó có ông Vi Văn Định).
Sau đó tôi đi thăm bản Pắc Bó (huyện Hà Quảng), thăm nhà lưu niệm Bác vừa khánh thành tháng trước, bây giờ vẫn tiếp tục được hoàn thiện, thăm suối Lênin, Núi Các Mác, hang Cốc Bó, điểm mốc 108 (nơi Bác sau 30 năm tìm đường cứu nước đã về VN ở nơi này.
Từ suối Lênin, hang Cốc Bó lên điểm mốc 108 (bây giờ là điểm mốc 675) phải leo núi khoảng 800 m (trên lệch độ cao với mặt suối Lênin khoảng hơn 200m). Leo mất gần một giờ, trên đường phải nghỉ 3 lần mới đến nơi, gặp một số đồng bào dân tộc sang TQ bẫy chim. Nhưng cạnh cột mốc 108 khoảng 20m, phía TQ đã xây dựng một con đường rộng khoảng vài chục mét. Tôi đã chụp nhiều ảnh, các bạn xem sẽ tưởng tượng được phong cảnh.
Đường đi Trùng Khánh.

Cột mốc 108 ở phía VN.

Xa xa là cột mốc phía TQ.

Hôm ở Lạng Sơn, tôi cũng tranh thủ lên thăm Mẫu Sơn, nhưng trời rất mù, không nhìn thấy gì ở xa cả. Gửi các bạn ảnh chụp chuyến đi, hy vọng cung cấp một số thông tin về đất nước tươi đẹp của chúng ta. Ở Lạng Sơn có bạn Kiên (K6), tôi tranh thủ qua thăm nhà bạn ở gần chợ Đông Kinh. Bạn nào có dịp lên Lạng Sơn, nhớ qua.

4 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Thác đẹp thế, quý thế, mà sao cửa vào lại nhếch nhác đến vậy? Ôi, du lịch VN!!!

Nặc danh nói...

Đường vào đã đầu tư nhưng TQ ngăn trở ...
Nó ngăn trở hư thế nào nhỉ? Bạn nào biết kể nghe chơi cho ... thêm tức!

HMK6

Phú Hòa nói...

Tôi cũng có bức xúc như HMK6. Tại sao ở địa phận của nó thì nó làm hoành tráng thế? Lấy quyền gì mà nó cấm mình và tại sao mình phải nghe lời bọn đểu cáng đó?

Nặc danh nói...

Ngay ở điểm mốc 108 ở Pắc Bó (nơi Bác về VN sau 30 năm tìm đương cứu nước. Phía TQ mở đường rộng hàng chục m, chỉ cách điểm mốc khoảng vài chục m, ngày 19/5 hàng năm người TQ cũng đến thăm cột mốc như một điểm du lịch. Có chụp ảnh nhưng anh Quốc chắc bận quá chưa đưa lên mạng. Phía VN có lát bậc đá để lên cột mốc, nhưng cách cột mốc khoảng 100 m, phía TQ ngăn trở, không cho lát bậc đá, chỉ để dốc không có bậc. Năm ngoái, có đoàn các cụ cựu tù nhân Côn Đảo lên thăm cột mốc, nhiều cụ phải có 2 người dìu 2 bên mới lên đến nơi. Nghe nói khi đến nơi, thấy công trường làm đường của TQ, các cụ còn sang nói chuyện bằng tiếng TQ với công nhân làm đường TQ.