Mời các bác thuởng thức ca khúc này!
Cháu xin giới thiệu về "I say gold" - ca khúc được nhạc sĩ Marc Lavoine viết riêng cho Phạm Quỳnh Anh (sinh viên chuyên ngành văn học Pháp và Tây Ban Nha, sống tại Bỉ với cha là bác sĩ, mẹ là y tá, cùng em gái. Từng nổi tiếng với Bonjour VietNam, J’espere…).
Trích một bài phỏng vấn Phạm Quỳnh Anh:
* Chị đã cảm nhận và hát I say gold như thế nào?
- Bài hát đó là về tôi. Tôi trẻ. Tôi tự hào rằng một phần con người tôi thuộc về châu Á. Nhưng tôi không thể nói rằng tôi hoàn toàn châu Á, vì tôi cũng là người châu Âu. Khi ở Bỉ trông tôi khác mọi người, nhưng về Việt Nam tôi cũng thấy mình khác mọi người. Tôi nghĩ mình sẽ luôn như vậy. Giống mà không giống. Nhưng điều đó không khiến tôi buồn hay đau khổ. Ðôi khi cảm giác đó rất kỳ lạ.
Bài hát này không chỉ cho người Việt Nam, mà cho người da vàng nói chung ở các nơi khác trên thế giới. Tôi nghĩ họ hiểu cảm giác của tôi. Bài hát cũng dành cho mọi người, dù màu da nào cũng vậy: đừng kết luận vội vã qua màu da, hãy suy nghĩ và cảm nhận vẻ đẹp nằm sâu dưới lớp da đó.
* Chị đã cảm nhận và hát như thế nào?
- Khi hát I say gold, tôi thấy hạnh phúc vì là người châu Á. Ðó là một thông điệp rất lạc quan. Chúng ta khác nhau về màu da, về truyền thống, về văn hóa. Nhưng sự khác biệt đó không phải là xấu, mà chúng
ta có thể chia sẻ với nhau để cùng sống tốt hơn, cho dù chúng ta là ai. Bài hát rất nên thơ và nhiều cảm xúc. Khi tôi hát, tâm hồn tôi hướng về tương lai, về phương Ðông.
* Có thông điệp chính trị nào trong ca khúc không, khi chúng ta đang chứng kiến một thập kỷ mới với trọng tâm thế giới dịch chuyển dần về châu Á?
- Tôi không thật sự am hiểu về chính trị và kinh tế. Tôi là người mộng mơ, nghệ sĩ, thích văn học và ca hát. Nhưng chắc chắn tôi không thích sự thống trị, lấn át. Tôi cho rằng trên trái đất ai cũng có chỗ của mình. Tôi không hiểu tại sao lại phải ép buộc người khác nghĩ theo suy nghĩ của mình. Nếu bạn có suy nghĩ của riêng mình, không sao, ngay cả khi tôi không đồng ý với suy nghĩ đó. Nhưng tôi không thích ép buộc người khác nghĩ theo mình, nghĩ như những gì mình tin.
Trong bài hát tôi không đề cập quyền lực hay chính trị. Nhưng thời nay, khi con người đã có những phương tiện liên kết nhanh và dễ dàng, sự thống trị và lấn át là cách suy nghĩ từ thời xưa. Chúng ta có thể khác biệt nhau nhưng rộng lòng, cảm thông với nhau, chấp nhận nhau sẽ tốt hơn.
* Vậy chị cảm nhận mình là người châu Á như thế nào?
- Tôi nghĩ mình cảm nhận được điều đó, nhưng rất khó để diễn giải và định nghĩa. Cảm giác đó rất khác biệt. Có lẽ vì chúng ta không thể giải thích được tất cả mọi điều một cách rõ ràng khiến cuộc sống của chúng ta thú vị hơn nhiều.
Kính mến,,,
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Gặp lại nhau
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- CLB Giữa lửa truyền thống gặp mặt kỉ niệm 80 năm QĐNDVN
Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011
Phạm Quỳnh Anh và ca khúc "I SAY GOLD" (Thuỷ k42 HVKTQS)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét