Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ. Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Rồi áo mớ ba, mớ bảy ra đời lần lượt từ đó. Cổ áo cao khỏang hai xen-ti-mét, may bó khít lại ở cổ tay, cúc áo cài ở cạnh sườn.
Áo dài xuất hiện ở Hà Nội trước tiên. Rồi đến năm 1925, trường Cao đẳng Mĩ thuật Hà Nội cho ra đời chiếc áo dài của họa sĩ Cái Tường. Sau đó, khoảng từ năm 1939 đến năm 1945, chiếc áo dài truyền hống Việt Nam lại được phục hồi: cổ cao 4-7cm.
Năm 1968, áo dài được khoét cổ rộng gần sát vai. Năm 1971, bà Tuyết Mai cách tân chiếc áo dài – tà áo ngắn tới đầu gối và cổ thấp.
Năm 1995, áo dài được cách tân một lần nữa – đẹp hơn. Cổ cao từ 4-5cm, vạt áo dài tới gót chân, có nhấn 4 ben.
Chiếc áo dài được may rất công phu, may vừa khít và khéo léo tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Áo dài được làm từ lụa nên thể hiện được những đường cong mềm mại của người phụ nữ. Áo dài từ cổ xuống đến chân, cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo. Khuy áo thường dùng là khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Thân áo gồm 2 phần: thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân. Áo được may bằng vải 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ. Thân áo may sát vào người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ. Tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo tới cổ tay. Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển. Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, sa tanh, phi bóng... với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên quý fái hơn. Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm... Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm...Áo dài xuất hiện ở Hà Nội trước tiên. Rồi đến năm 1925, trường Cao đẳng Mĩ thuật Hà Nội cho ra đời chiếc áo dài của họa sĩ Cái Tường. Sau đó, khoảng từ năm 1939 đến năm 1945, chiếc áo dài truyền hống Việt Nam lại được phục hồi: cổ cao 4-7cm.
Năm 1968, áo dài được khoét cổ rộng gần sát vai. Năm 1971, bà Tuyết Mai cách tân chiếc áo dài – tà áo ngắn tới đầu gối và cổ thấp.
Năm 1995, áo dài được cách tân một lần nữa – đẹp hơn. Cổ cao từ 4-5cm, vạt áo dài tới gót chân, có nhấn 4 ben.
Sau ngày đất nước thống nhất, chiếc áo dài chỉ xuất hiện trong dịp lễ, Tết, cưới xin…. Năm 1989, áo dài trở thành trang phục trong cơ quan, công sở, trường học. Hiện nay, những người họa sĩ nổi tiếng trong giới thời trang như Sĩ Hoàng, Minh Hạnh thiết kế nhiều kiểu áo dài mới lạ.
Trong các cuộc thi Hoa hậu cũng xuất hiện hình ảnh chiếc áo dài. Chẳng hạn, hoa hậu Mai Phương Thúy đã khoác lên mình chiếc áo dài vào đêm thi Hoa hậu. Và chính Mai Phương Thúy trong bộ trang phục áo dài lọt vào danh sách 17 người đẹp nhất thế giời.
Áo dài còn được chọn làm quốc phục trong Hội nghị APEC, diễn ra tại Hà Nội – thủ đô Việt Nam vào tháng 11-2006. Không những thế, áo dài còn là niềm cảm hứng để sáng tác nghệ thuật.
Áo dài mong manh, ta phải nâng niu nó. Áo dài phải giặt bằng tay, phơi nơi thoáng mát, khi ủi phải nhẹ nhàng và không ủi quá nóng.Trong các cuộc thi Hoa hậu cũng xuất hiện hình ảnh chiếc áo dài. Chẳng hạn, hoa hậu Mai Phương Thúy đã khoác lên mình chiếc áo dài vào đêm thi Hoa hậu. Và chính Mai Phương Thúy trong bộ trang phục áo dài lọt vào danh sách 17 người đẹp nhất thế giời.
Áo dài còn được chọn làm quốc phục trong Hội nghị APEC, diễn ra tại Hà Nội – thủ đô Việt Nam vào tháng 11-2006. Không những thế, áo dài còn là niềm cảm hứng để sáng tác nghệ thuật.
Áo dài là trang phục truyền thống, là nét đẹp văn hóa dân tộc ta. Ta phải giữ gìn chiếc áo dài, làm nó còn mãi với thời gian.
2 nhận xét:
Em Mý viết về chiếc áo dài rất hay và ý nghĩa.
Tà áo em bay bay bay bay trong gió nhẹ nhàng.
Tà áo em bay bay bay bay trên phố dịu dàng.
Áo bay trên đường như mây xuống phố,
áo tung sân trường tựa cánh chim câu.
Đẹp xiết bao, quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu.
Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa.
Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố,
sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó ... em ơi!
Cảm ơn chị! Bài tập làm văn đấy, cô yêu cầu viết.
Mý
Đăng nhận xét