1. Nghề vá quần vá áo
Hư cái phẹc-mơ-tuya túi, mang ngay ra đầu ngõ có cửa hàng treo tấm bìa ghi mấy chữ nghuệch ngoạc: Nhận lên gấu, thay phẹc, vá áo... Nhìn vào trong nhà thấy cái bàn may và tiếng máy khâu lách xách.
Bạn tôi mới từ ngoài Bắc vào lạ lắm: "Ngoài kia chả kiếm được cái cửa hàng như thế. Giờ toàn xài hàng sang nên cửa hàng vá may phải đóng cửa. Quần áo cứ bạc, cứ cũ là vứt. HN hay SG, thành phố nào cũng nhiều dân lao động mà ở trong này khác. Lạ thật!?".
Không xa nhà tôi vẫn có bác già dân di cư 54 vá xăm lốp xe đạp. Hôm lấy cái xe 81 cũ về để con bé giúp việc chở con gái đi học, muốn thay toàn bộ nan hoa cũ, mang xe ra bác cũng nhận: "Xe đạp ai cần thay căm, cân niềng (trong này gọi nan hoa và vành là vậy) tôi cũng làm. Dân ta người nghèo còn nhiều, mà anh!".
2. Sửa giày dép
Cũng cách ngã tư Hoàng Hoa Thám không xa, sáng sáng thấy ông già bày giày dép ra nhờ cửa 1 ngôi nhà, sửa. Giày ai há mõm, dép da ai đứt quai hay gãy gót... thấy còn tốt và tiếc thì cứ mang cho lão, sửa tuốt. Chỉ mất vài chục nghìn là có đôi giày, đôi dép như mới. Lại đi vừa chân mới đau!
Mặc, trời có nắng thì đội trời, hôm nào mưa quá thì nghỉ nhà. Khối anh em trong đội bóng mua giày đinh hẳn hòi nhưng chạy được vài trận là há mõm (vì giày thời nay toàn dán keo, chịu thế quái nào được; với lại các cụ già rồi còn ham bóng bánh, bóng sút không trúng lại múc cả đất lên. Hỏng là phải!). Vậy là có cửa "tư vấn" mang giày ra đấy sửa. Ngon ngay!
3. Áp dụng "công nghệ mới"
Xây nhà, đến tiết mục bả matis, quét sơn nước phải gọi dân chuyên nghiệp. Thường thì cứ thấy cái thang nối dài, treo từ trên nóc xuống đất, thợ thì cứ lần theo từng nấc thang từ trên xuống mà trát, trét, quét, lăn...
Nhưng với cánh thợ làm cho nhà tôi thì không, họ áp dụng nhiều "công nghệ huyện đội"(!): trộn matis bằng động cơ điện; còn trám trét sơn mặt ngoài thì dùng 1 loại tời có 1 đầu dây buộc chặt an toàn phía bên kia, đầu còn lại treo 1 ghế mà hệ thống dây được thợ sơn tự điều khiển nới dần. Cũng lơ lửng trên không nhưng cực kì an toàn, chả bao giờ tuột. Bả trám trét hay lăn sơn nước cũng từ trên xuống dưới. Hết vệt này đến vệt khác...
Rồi cắt gạch lát nền thằng em chủ thầu cũng sắm máy cắt, cứ xoẹt 1 cái là xong, không cần dùng máy cắt tay như xưa, vừa ồn ào, vừa bẩn lại vừa thải bụi ra môi trường.
Làm ăn biết "ứng dụng công nghệ mới" thì giảm được thời gian và hiệu quả. Cánh trẻ đúng là chả chịu bảo thủ.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Không áp dụng công nghệ mới để chứng tỏ sự chuyên nghiệp thì làm sao cạnh tranh với các nhóm khác?Khen lớp trẻ khác nào khen phò mã tốt áo,khen cả đời!
Anh Quốc ơi!Trong Nam gọi niềng xe là vành xe ngoài Bắc không phải là nan hoa!Nan hoa gọi là đũa.
Nói thêm:Nan hoa cũng được người Nam gọi là CĂM XE.
Không biết các anh ở HN là chỗ nào chứ ở gần nhà em(khu Từ Liêm)có đến 2,3 cửa hàng "Nhận sửa chữa quần áo". Nam hay Bắc,ở đâu cũng vậy cả thôi. Dân ta còn nghèo nên tiết kiệm là thượng sách.
Nơi đô hội, phố phường của những nhà khá giả thì đúng là mất đi những cửa hiệu lắt nhắt ấy. Nơi làng quê, khu lao động vẫn không mất. Thế mới quý!
Đăng nhận xét