Tháng 3 /2009 nhân bốn mươi năm xảy ra xung đột biên giới Liên Xô-Trung Quốc tại Đảo Đamansky , người Nga đã tổ chức một đợt hoạt động tưởng niệm trọng thể sự kiện đó. Chúng tôi xin dịch một bài viết từ tiếng Nga để bạn đọc suy nghĩ về văn hóa ứng xử đối với những người đã hy sinh bảo vệ đường biên giới thiêng liêng của đất nước nên như thế nào.
Từ ngày 11 đến 14 tháng Ba năm 2009, tại vùng Viễn Đông người ta đón tiếp các cựu chiến binh bộ đội biên phòng đã từng tham gia chiến đấu cách đây 40 năm ở Ussuri. Sau chuyến bay dài, chuyên cơ hạ cánh xuống sân bay Vladivostok, thành phố tổ chức trọng thể cuộc gặp mặt các vị khách. Sau lời chào mừng nồng nhiệt, đoàn khách được đưa tới nhà an dưỡng “Vladivostok”.
Chương trình ngày hôm sau bắt đầu với cuộc họp báo tại phòng khánh tiết của Bộ Tư lệnh biên phòng vùng Viễn Đông, sau đó các cựu chiến binh đi thăm “Bảo tàng chiến đấu vinh quang”. Đích thân giám đốc Bảo tàng dẫn các vị khách tham quan các gian trưng bày. Sau đó, ban lãnh đạo thành phố Vladivostok tiếp các cựu binh tham gia sự kiện Đảo Đamanski. Cuối ngày, các cựu chiến binh đi thăm thành phố Viễn Đông, dự buổi hòa nhạc tại Nhà sĩ quan Hạm đội Thái Bình Dương và buổi tiếp tân của Tư lệnh biên phòng Viễn Đông. Kết thúc một ngày dài như thế tại ga xe lửa Vladivostok, từ đây, các cựu chiến binh sẽ đi đến thành phố Danherechensk Дальнереченск (từ 1973 về trước là thành phố Iman).
Sáng ngày 13 các cựu chiến binh được đón tiếp tại Chỉ huy biên phòng thành phố Danherechensk, nơi cách đây bốn mươi năm các cựu chiến binh này đã phục vụ. Suốt ngày, các vị khách chuẩn bị cho lễ tưởng niệm trọng thể ngày hôm sau: thăm lại các địa điểm đáng nhớ, rẽ vào thăm thao trường và bắn một vài loạt đạn. Bữa ăn chiều tại nhà ăn của bộ đội biên phòng dành cho các cựu chiến binh có sự tham gia của chỉ huy bộ đội biên phòng và lãnh đạo địa phương.
Ngày 14 bắt đầu cuộc mit-tinh đông đảo tại công viên thành phố Danherechensk, nơi đặt tượng đài tưởng nhớ những người tham gia cuộc xung đột năm 1969. Phát biểu trước những người có mặt là đại diện toàn quyền của Tổng thống Nga tại Viễn Đông O.A. Xaphonov, Thống đốc vùng Amua là Kogiemiako và các khách mời khác. Sau khi đặt vòng hoa ở tượng đài, người ta tặng vật lưu niệm cho các anh hùng của sự kiện Đảo Đamanski, kể cả người đã khuất và người đang sống. Sau đó là cuộc diễu binh qui mô nhỏ nhưng rất có hiệu quả theo những đường phố chính trong tiếng nhạc hành khúc.
Gần giữa trưa là giờ phút đau buồn: các vị khách tiến về nghĩa trang thành phố nơi cách đây không lâu đã dựng tượng đài tưởng niệm những chiến sĩ biên phòng đã tham gia trận đánh không cân sức ngày 2 tháng 3 năm 1969. Tại đây cũng diễn ra một nghi lễ đặt vòng hoa nữa do các nhà tu hành thực hiện, dẫn đầu là đức cha Hồng y Veniamin. Buổi tối, công viên thành phố lại là nơi diễn ra hoạt động kỷ niệm. Khi trời tối, hàng trăm ngọn nến được người dân thành phố mang đến để tưởng nhớ những người đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất Nga.
Sáng sớm ngày 15, chờ đợi các vị khách là cả một chặng đường dài dẫn đến đồn biên phòng mang tên Anh hùng Liên Xô I.I. Strennhicov. Đầu những năm 1970, đồn này đã được chuyển sâu hơn vào trong lãnh thổ Nga. Tại địa điểm đồn biên phòng cũ, người ta dựng tượng đài kỷ niệm các anh hùng sự kiện Đảo Đamanski. Sau khi các liệt sĩ được mai táng lại tại nghĩa địa thành phố Danherechensk, trên bờ cao sông Ussuri người ta đã dựng một tháp canh kỷ niệm.
Cũng năm này, các cựu chiến binh và khách mời đã tập trung để dự lễ khánh thành một nhà thờ mới. Sau lễ của Đức cha Hồng y Veniamin là phát biểu của các cựu chiến binh, các quan khách. Kết thúc các nghi lễ là phát biểu của các nhân chứng và người tham gia sự kiện tháng Ba năm 1969 – L.F. Strennhikova và V.M. Mankovskaia. Họ cũng vinh dự được cắt băng bia tưởng niệm các chiến sĩ bốn mươi năm trước đây đã bảo vệ sự bất khả xâm phạm của đường biên giới tổ quốc.
Trước khi quay về, những người tham gia sự kiện cũng ngồi vào bàn, theo phong tục Nga, tưởng nhớ người đã ngã xuống bằng chén rượu vang đắng. Trên dòng sông Ussuri thời tiết rất đẹp, tháp kỷ niệm vàng lấp lánh dưới nắng như ngọn nến của chúa.
Đức Nhuận dịch
Nguồn: damanski-zhenbao.ru/ Basam
4 nhận xét:
Chả lẽ vì Nga là nước lớn mới dám làm thế? VN, tại sao không?
Chí ít thì cũng phải có ít dòng trên truyền thông chính thống mới phải. Thật đáng hổ thẹn với tiên tổ, với vong linh các anh hùng liệt sỹ! Hèn quá!
Trước thái độ câm lặng của nhà cầm quyền và cả ý thức của giới truyền thông ( mặc dù biết họ bị những cấm đoán ngăn cản ) đối với việc tưởng nhớ đến sự kiện ngày 17-2-1979- Ngày mà bọn xâm lược TQ nổ súng tấn công biên giới nước ta. Bao nhiêu xương máu của đồng bào và chiến sỹ đã đổ xuống để bảo vệ hồn thiêng dân tộc ,bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc. Nhiều năm qua, tôi đã xuy nghĩ và thấy rất công phẫn trước sự hèn , bội ơn của bọn chúng. Mình còn sống đây, nhưng thấy thẹn và nặng nợ với những người đã khuất.
Cứ nghĩ, tìm nguyên nhân cho tội đáng sỉ vả này , tôi tạm thời tự biện:
Hay là trong Đảng ta, trong chóp bu lãnh đạo cầm quyền có một thế lực Việt gian, chúng rất mạnh và dành được ưu thế trong việc khống chế, bịt mồm, ngậm miệng tất cả những người có lương tri, từ lâu chúng đã trong tay ngoại bang, bán nước cầu vinh?
Hay là, các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước ta quá ngây thơ, mất cảnh giác trước những trò tuyên truyền mị dân của TQ, khi chúng đổi trắng thay đen, biến cuộc xâm lăng của chúng thành "Đánh trả tự vệ" và rồi các đồng chí ta" ngượng" mà không dám nhắc đến tội ác của kẻ thù , quên đi xương máu đồng bào đồng chí?
Hay chăng, Cầu Tiễn xưa sống lại , dạy cho các "Đồng chí" bài học khổ nhục kế, ăn cứt ngựa của Sài vương, nằm gai mếm mật, nuốt hận vào bụng chờ thời?
Hay chăng, hay chăng...
Xin thưa, biện báo lẽ gì cũng quy về một lẽ của chữ HÈH, PHẢN BỘI. Dân tộc ta đang đứng trước một nguy cơ SƠN HÀ NGUY BIẾN khi THÙ trong GIẶC ngoài ! ( TĐ-Ngân)
Hom nay(19-2)la ngay do lan thu 34 cua ban ta Nguyen Tien Quan k6 ban da chien dau anh dung chong quan xam luoc bao ve to quoc.chi ich,moi chung ta hay thap mot nen nhang cho ban.chung ta con no ban mot cai gi do nhieu lam. Huan k5
Đăng nhận xét