Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

VĂN HOÁ CHĂM - VÙNG ĐẤT CHĂM VÀ NGƯỜI VIỆT (Quốc Việt)


K. Mark và F. Engel đã có lần nhắc tới phương thức sản xuất Châu Á; nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là Mandala, một hình thái kinh tế xã hội trên mức Công xã nguyên thuỷ nhưng chưa đến chế độ Chiếm hữu Nô lệ như Hy lạp, La Mã cổ đại.

Mandala theo ngôn ngữ Ấn nghĩa là vòng tròn quyền lực, trong đó chúa đất cũng là vị thần bảo trợ cho toà thành đó cùng với cư dân sống quanh toà thành, đôi khi được dịch là Tiểu Vương.

Nhiều tài liệu cúa các nhà nghiên cứu Việt Nam viết về Vương quốc Chăm, đế quốc Phù Nam...nhưng thực tế người Chăm ở Việt Nam rất ít, chỉ có trên 160.000 người, chưa tới 2% dân số Việt, sinh sống trên 7 tỉnh cúa Việt Nam, chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuân.

Họ là ai? Đã đi đâu cả rồi? Quàng Đại Đủ,tức Po Dharma, một người Chăm Việt Nam, tiến sĩ Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS) cũng khẳng định - Không có Vương quốc Chăm; Thực tế là gì?

Khi nhà Hán xâm lược mảnh đất nay là Viêt Nam vào năm 111 TCN, mảnh đất này bước vào thời kì Mandala của các tộc người nói hệ ngôn ngũ Môn - Khmer.

Váo năm 192 SCN, nhân nhà Hán suy yếu, Khu Liên là một tộc trưởng đã đứng lên giành độc lập khu vực nay là Quảng bình đến Quảng Nam lập ra Mandala Lâm Ấp, Từ Quảng Bình vào cực nam cũng như Lào, Cambodia, Thái Lan chuyển toàn bộ chế độ chính trị trở lại hệ thống hàng ngàn Mandala và chữ viết, văn hoá ảnh hưởng nền văn minh Ân độ. theo một rẻo đất từ Ấn độ qua Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Cambodia ....
Chúa đất Mandala mạnh nhất được gọi là Đại Vương. Các Mandala đó liên tục chinh phạt nhau để giành quyền Đại Vương, do đó các tiểu vương hay nhiều Mandala liên tục biến mất.

Campapura là tên gọi của một Mandala (tiểu vương) tại khu vực nay là Quảng Bình - gần biên giới xứ An Nam nhà Đường vào năm 877 SCN thay cho Lâm Ấp, với Pura nghĩa là toà thành và Campa nghĩa là nơi ở xưa nhất của Thượng đế (Singapore hay Singa-pura nghĩa là thành sư tử với chữ Singa là Sư tử) Đó là ngôn ngữ Mon Khmer cổ.

Campa Pura được phiên âm sang chữ Hán bởi các quan cai trị nhà Đường tại Việt Nam cũ gọi là Chiêm Thành hay toà thành tên là Chiêm, do tiếng Trung không phiên âm được từ Chăm, dân đó được dịch  là người Chiêm.

Mặc dù còn các Đại vương như Hoàn Vương, Hồ Tôn... nhà Đường vẫn gọi tất cả vùng đất đó là Chiêm Thành theo kiểu Nhà nước đế quốc Trung Quốc (Chine), kể cả khi Chiêm Thành hay Campapura thực đã bị diệt vong; Thực tế trên bia kí (các kí tự khắc trên bia đá) của khu vực này, vào thời điểm đó không hề nhắc tới Campapura.

Vùng đất gồm hàng ngàn Madala đó với nhiều danh xưng khác nhau, sử dụng chữ Sankrit trong Triều đình, nặng ảnh hưởng Ấn độ giáo, dần dùng chữ Sankrit để phiên âm ngôn ngữ của mình, tương tự ngôn ngữ người Malaysia, hiện còn lưu giữ ở một số tộc người ở Tây Nguyên, giống như người dân Việt phía Bắc ban đầu Triều đình dùng chữ Hán sau dùng chữ Hán phiên âm tiếng Việt, gọi là Quốc âm., còn dân cư vẫn dùng ngôn ngữ Mon Khmer (xem thêm Huyền Quang Tam Tổ).

Như vậy,  không có Vương quốc Chăm pa mà chỉ có Văn hoá Chăm pa, vùng đất Chăm pa do các nhà nghiên cứu Pháp về sau khái quát gọi chung nền Văn hoá cổ hay vùng đẩt có nền Văn hoá cổ này.

Vào thế kỉ thứ 13, Hồi giáo chinh phục Ấn độ, Văn minh Ấn độ với nền tảng Ấn độ giáo sụp đổ, một dải đất rộng lớn từ Ấn độ kéo dài đến Malaysia, Indonesia dần chuyển sang Hồi giáo và vùng đất mang nền Văn hoá Chăm với nền tảng Ấn độ giáo cũng dần sụp đổ theo, nhường chỗ cho nền Văn minh Đại Việt non trẻ đang lên, cũng là tộc người nói tiếng Mon Khmer, nhưng Đại Việt ảnh hưởng cơ chế Nhà nước và Văn hoá Trung Quốc theo dạng Phong kiến tập quyền.

Một phần khu vực ảnh hưởng Văn minh Ấn độ ấy đã chuyển thành Văn hoá Phật giáo nhưng vẫn mang màu sắc Ấn độ giáo như Nepan, Myanmar, Thái lan, Lào, Cambodia...

Trong quá trình Nam Tiến của người Việt đúng vào lúc Ấn độ giáo sụp đổ,  người Mon Khmer ở vùng đất Chăm, do cùng văn hoá, ngôn ngữ và tộc người đã chuyển thành người Việt rất nhanh do cùng Văn hoá, ngôn ngữ, chỉ còn lại số ít thuộc tầng lớp trên hay tăng lữ vẫn giữ lại chữ viết, ngôn ngũ Phạn, cũng như chỉ còn một số ít người Việt còn dùng chữ Hán sau khi quốc ngữ đổi thành chữ La tinh như ngày nay. Đó cũng là lý do âm tiết phát âm của người Việt phía Nam thường đa âm và mất một số dạng âm tiết giống ngôn ngũ Ấn độ hay Mã Lai.

Đế quốc Phù Nam, chỉ có trong tư liệu của thương gia Trung Quốc phiên âm chữ Phnom trong tiếng Khmer và chữ Phu trong tiếng Lào có nghĩa là quả núi, giống như Pnom Koulene (núi Cu-len), Pnom Penh (núi Pênh), Phu Bia (núi Bia), Phu Ngân (Núi Bạc)...vốn là vùng đất rộng lớn của cư dân Mon Khmer theo hình thái Mandala, với quan niệm cúa người Trung Quốc gọi về vùng đất rộng lớn chứ không phải là Emperor, vốn không có trong tư liệu sử học và thực tế.

Vùng đất Nam bộ Việt Nam cách đây 400 năm vẫn là đầm lầy mênh mông mà tiếng Khmer gọi là Krom hay vùng thấp, sau khi đào kênh thoát nước vẫn còn Đồng Tháp Mười và sống chung với lũ.

Như vậy, người Chăm chính là một nhóm tộc người nói tiếng Mon Khmer trong cộng đồng Việt (Mon Khmer); trải qua hàng trăm năm ảnh hưởng Văn hoá Ấn, Malaysia và cách trở địa lý nên tạo ra sự biến âm về ngôn ngữ;  Việt Nam là dân tộc / Quốc gia thuần nhất.

Đại bộ phận người Chăm đã trở về với nguồn và một phần giữ ảnh hưởng Văn hoá Ấn độ, Malaysia... trở thành nét đặc sắc Văn hoá Chăm riêng có ở Việt Nam, dù chỉ còn số ít.



Ths TRẦN QUỐC VIỆT

3 nhận xét:

Nặc danh nói...

CHA ÔNG NGƯỜI VIỆT NAM ĐI KHAI PHÁ ĐẤT HOANG VÙNG PHÍA NAM.
Chứ không phải là nam tiến hay mở mang bờ cõi.
CB

Nặc danh nói...

Đâu rồi non nước Chiêm Thành ôi!
Trơ trọi bên cồn một tháp đôi
Sương gội phôi pha vầng nắng rám
Rêu in thấp thoáng bóng mây trôi

Ngàn xưa độc lập cờ hoe nắng
Thành quách huy hoàng rộn bước voi
Ai hay mấy độ tràn bình lửa
Bỗng xoá mờ Chiêm dưới máu rơi
Đổ nát cơ đồ dân tộc ấy
Bâng khuâng nghe khóc nước non Hời.

Nặc danh nói...

Thăng Long ơi!
Hiền hòa như người Việt,
Kẻ nào kéo đến giết người và cướp bóc?
Kẻ đó phải chịu luật nhân quả,
Đó là ý trời bảo.