Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên (2)

          Lòng nhân hậu
          Trước khi sang Mỹ anh bạn tôi có cháu đang học phổ thông kể cho tôi một tình huống, nhưng lúc đó tôi chưa mấy lưu ý: hết năm học trước khi về nước nghỉ hè, cháu phải đóng gói đồ lại để đem đi giữ gửi trong những ngày không ở lại trường. Đang kéo 2 chiếc va li đi bộ trên vỉa hè, cháu thấy một chiếc xe ô tô dừng phía trước rồi một ông già chừng độ 60 tuổi mở cửa xe, bước đến nói với cháu: “tôi có thể giúp đỡ cậu được không?”. Cậu bé vừa nói lời cảm ơn, ông già người Mỹ đã đẩy 1 chiếc va li đến cốp sau xe rồi nhấc lên xếp vào, chiếc thứ hai cũng thế. Ông già chở cháu đến đúng địa điểm rồi cho 2 chiếc va li của cháu xuống.  Sau lời cảm ơn của cậu bé, ông già nói “không có gì” rồi đi luôn. Có lẽ rất ít nước khác trên thế giới một người dân có một hành động giúp người khác tự nhiên như thế này. Chi tiết này cứ gợi cho tôi nhớ tới câu chuyện cổ tích còn bé khi bụt hiện ra mà trẻ con Việt Nam được nghe! Người Mỹ thấy rất vui khi họ giúp đỡ người khác.


          Còn đây là mẩu chuyện đối với tôi. Từ New York City chúng tôi bay đến thành phố Indianapolis của bang Indiana, nơi vợ chồng cháu đầu của tôi vừa “chân ướt chân ráo” sang để nhập học vào đầu tháng 8/2013 ở trường đại học Ball State trong thành phố nhỏ Muncie cách Indianapolis khoảng 1 giờ 30 phút lái xe, mà nếu đi taxi thì hết 350 đô la. Cậu “rể hiền” của tôi sẽ đi đón “nhạc phụ nhạc mẫu” theo tuyến xe buýt, nhưng cháu cũng chưa đi như vậy lần nào. Thật tình cờ, lúc nghỉ giữa giờ học ngày hôm trước cháu trò chuyện với một ông phó giáo sư đang có giờ hướng dẫn, thì ông ngỏ lời sẵn sàng giúp cháu đi đón chúng tôi. Và khi ra băng chuyền nhận hành lý tôi thấy “chàng rể” đi cùng một ông trung niên đến đón, cháu giới thiệu chúng tôi với nhau. Tôi bày tỏ sự ngạc nhiên pha lẫn lòng kính trọng khi vợ chồng tôi nhận được một hành động và một tấm lòng phúc hậu từ một người không quen biết. Tôi tự hỏi, liệu điều này có xảy ra ở các nước khác không.Khi một giáo sư giảng dạy ở một trường đại học tự nguyện bỏ thời gian dùng phương tiện của mình để đi đón người nhà của một cậu học sinh quốc tế vừa nhập trường không thân thiết với mình? Độc giả đi đây đó nhiều cho tôi xin câu trả lời này nhé!
Cốt-ni cùng chiếc xe lăn đến làm tour-guide cho đoàn.
          Thêm một câu chuyện nữa. Chúng tôi, 6 người dừng chân ở thủ đô Washington DC trong 3 ngày từ 23 đến 25 tháng 8. Đến một thành phố hiện đại, có thời gian, muốn tìm hiểu tham quan… làm việc này không khó, nhưng thích nhất vẫn là có người quen “thổ công” dẫn đi. Đến địa điểm nào, ta biết trước sẽ xem gì, ý nghĩa hay những câu chuyện xung quanh danh thắng cũng rất cần và làm cho ta quan tâm hơn. Cháu gái của anh bạn đi cùng đoàn chúng tôi tên là: Cốt-ni, đang là nhân viên tài chính của văn phòng chính phủ Mỹ, đã giành thời thời gian cho ông cậu mình và cho cà đoàn chúng tôi 3 ngày để đưa đi tham quan Washington DC! Cô gái đã tự mình lái chiếc xe của đoàn tôi để đưa đi rất nhiều nơi: Nhà trắng, Lầu năm góc, tòa Capitol, Bảo tàng Hàng không vũ trụ, Bảo tàng Tự nhiên, Bảo tàng Lịch sử nước Mỹ, Nghĩa trang Airlington… rất nhiều nơi! Nhưng điều làm tôi cảm phục nhất đến mức phải luôn luôn nhắc nhở cô bạn gái của cả đoàn là: trước đó 2 tháng, cô gặp phải tai nạn ô tô và bị gãy chân trái. Chân trái của cô vẫn đang bó bột. Để di chuyển ngắn trong vòng chục mét cô phải dùng đến 2 nạng chống, còn đi xa hơn, cô có 1 chiếc xe đạp nhỏ 3 bánh, chân gãy bó bột quỳ lên yên xe, chân kia đẩy để xe lăn đi, 2  tay cầm ghi đông để lái, thế nên việc di chuyển dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy vậy nếu cứ quỳ lâu từ 1 giờ trở ra, chân cô lại sưng lên, những lúc phải lên xuống bậc thềm không đẩy xe được, cô phải nhảy lò cò từng bước một, rồi một lần cô nhảy trượt chân, chỉ một chút nữa là bị ngã. Hú vía! Rồi 3 ngày cũng trôi qua. Trong bữa cơm chiều chia tay, chúng tôi những người Việt trong đoàn đều bày tỏ sự quý trọng cảm mến về thời gian và tấm lòng Cốt-ni đã giành cho đoàn, một hành động nằm ngoài sự suy nghĩ của mọi người. Cốt-ni cười tươi như hoa tường vi, cô nói mình rất vui khi giúp mọi người hiểu biết thêm về nước Mỹ.
          Thế đấy! Những tấm lòng nhân hậu tự nhiên của người dân Mỹ cứ ám ảnh làm cho tôi suy nghĩ nhiều vể sự khác biệt giữa hình ảnh có sẵn trong đầu của mình với hành xử thực tế khi mình đặt chân lên đất Mỹ, nét đẹp nhân văn đó chính là kết quả của một nền giáo dục văn hóa bắt đầu từ những lớp chồi non về ứng xử giữa con người với nhau, sự giúp đỡ mình giành cho người khác là niềm vui, niềm hạnh phúc.

          Từ nông thôn
          Nếu khái quát về một nước Mỹ trong chuyến đi 12 ngày thì e rằng không thể  đúng hết được, đơn giản là vì thời gian đi quá ngắn ở một đất nước quá rộng, đa sắc thái, nhiều  nét  riêng vừa của lịch sử vừa của thực tại. Nước Mỹ là một đại lục địa bao gồm 50 bang như 50 nước, mà mỗi nước ta quan niệm như một nước Việt Nam. Mỗi chúng ta giành thời gian để biết được các địa điểm của nước mình là khó, nói gì đi hết một nước rộng lớn như vậy! Chúng tôi cũng chỉ đi được vài thành phố. Nhưng may mắn là đi bằng ô tô nên có thể quan sát nhiều hơn vẻ đẹp thiên nhiên cũng như các công trình xây dựng. Suốt dọc đường, bắt đầu từ thành phố nhỏ Scranton đến Washington DC, hai bên đường là những bình nguyên trồng ngô và đậu tương bát ngát chạy dài hết tầm mắt, xanh mướt một màu, ta không thể dùng từ “cánh đồng ngô” như ở Việt Nam được, đơn giản là vì chiều dài dọc theo đường cao tốc là hàng trăm ki-lô-mét, còn chiều rộng, sâu vào 2 bên đường thì chẳng biết đâu là điểm dừng nữa! Bây giờ tôi mới hiểu tại sao các điền chủ có thể dùng máy bay hạng nhẹ mà “thăm đồng”, nhưng thực ra công việc nông nghiệp của các trang trại Mỹ làm theo một nếp khác hẳn việc đồng áng của xứ lúa nước: tuyết tan, lượng nước đó ngấm vào đất đủ độ ẩm để các hạt lúa nảy mầm khi nhiệt độ ấm dần lên vào mủa xuân, rồi đến mùa hè là thu hoạch. Tiếp đến là vụ ngô, khoai tây, đậu tương… tùy theo từng vùng mà ta gọi là trồng mầu, cũng chỉ kéo dài trong 3 tháng, rồi thu hoạch. Tiếp đến là cày lật đất, gieo lúa chờ cho tuyết xuống qua mùa đông để sang xuân là lại nảy mầm… Vậy là một năm người ta chỉ trồng 2 vụ căn cứ vào khí hậu và giống canh tác để đạt sản lượng cao cung cấp cho thị trường. Đất đai màu mỡ, trồng trọt theo quy luật tự nhiên kết hợp với giống chọn lọc tùy theo mục đích sử dụng, canh tác bằng máy móc công nghiệp theo quy hoạch vùng miền của đất đai thổ nhưỡng… Những ưu thế đó được sàng lọc cho đến ngày hôm nay để mang lại nền nông nghiệp của một quốc gia đứng hàng đầu thế giới.
Nhà ở nông thôn Mỹ.
          Thế nhưng những ngôi nhà dọc theo vùng ngoại ô, nơi giáp giới của thành phố với trang trại trên suốt chặng đường đi lại có sức hấp dẫn là lùng. Không gian rộng mở, những thảm cỏ xanh mịn được xén tỉa phủ lên các khoảng đất trống tạo ra sự sạch sẽ tinh khiết để chừa lại những vườn hoa rực rỡ ở phía trước, hai bên các tòa biệt thự. Tiết trời cuối hạ đầu thu, cái nắng nóng lúc ban ngày cùng với sức tươi mát ban đêm như thấm đẫm vào thân cây tạo ra một màu sắc sặc sỡ của các loại hoa đỏ, vàng, tím, da cam được trồng theo hàng lớp gọn gàng đẹp đầy sức cuốn hút mỹ thuật. Và cứ cách khoảng 5 đến 7 mét, chủ nhà lại trồng các cây ăn quả như đào, táo mận xen với những cây thông cao vút xòe cành rủ xuống gợi cho khách qua đường nhớ tới mùa giáng sinh phủ đầy tuyết trắng. Rồi trong không gian đó mới thấy ẩn hiện các tòa nhà biệt thự rất xinh xắn chỉ cao 3 tầng là cùng. Đất rộng, đời sống cao người Mỹ không xây nhà cao tầng để ở, nếu có xây 4-5 tầng chỉ là căn hộ cho thuê. Thấy chúng tôi cứ dán mắt vào các ngôi nhà quá đẹp mà xe ô tô lướt qua bên đường rồi dùng máy ảnh bấm lia lịa như không muốn để tuột mất hình ảnh nhìn thấy, anh bạn Rich người Mỹ đi cùng nói đùa: sợ đến Washington DC hay New York máy của các anh đã đầy ảnh rồi!
Nhà ven đường.


Những cánh đồng ngô bạt ngàn.
          Vấn đề chính tôi muốn lưu lại là cảm xúc đảo lộn tôi đang trải qua khi nhìn tận mắt những ngôi nhà rất đẹp đầy nét quy hoạch kỹ lưỡng, kiến trúc tinh tế ở “miền quê”, điều mà các thành phố lớn ở nước Mỹ cũng phải bỏ một “khối tiền lớn” mới có được! Trái ngược hẳn với Việt Nam: thành phố còn có nhà đẹp chứ vùng quê thì phổ biến là bê tông hóa!
... (Còn tiếp)

25 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Ấy cũng là việc chúng ta cần suy nghĩ.

Nặc danh nói...

Khi dẹp hết mọi suy nghĩ "định hướng" sẽ thấy trên thế giới, ở đâu cũng chỉ là CON NGƯỜI.
Còn những người làm chính trị tại từng nơi trên thế giới phục vụ cái gì: dân? mình?...

Viên Thạch nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Viên Thạch nói...

May hôm nay chú KQ post bài này chứ hôm qua đọc phần một, nếu không kiềm chế thì cháu đã comment rằng : Bài viết kiểu lửng lơ con cá vàng, thiếu 2 từ còn nữa !
Đọc hết phần 2 thì nhận ra một điều rất rõ là : anh Trung (tác giả) chưa từng được ai ở Việt Nam giúp đỡ mình một cách nhiệt tình, vô tư !!!

Unknown nói...

Sẵn sàng chờ...

Nặc danh nói...

Ở đâu cũng có người tốt và người xấu.Viên Thạch kg nên suy diễn như thế, cái gì hay thì ta nên học.Đi một ngày đàng học một sàng khôn.HP

Nặc danh nói...

-Hay quá ,anh Quốc còn lưu được nhiều ảnh kèm theo bài viết này !
-VT nhẫn nại một chút , sau đó sẽ có nhận xét tổng hợp .Bật mí :bài viết dài 18 trang khổ A4 ,cũng chứa chất nhiều suy nghĩ lắm .
-tôi không viết riêng suy nghĩ của mình !tôi viết ra suy nghĩ của thế hệ và của anh em trường TRỖI ,học sinh trường TRỖI hay nói thật và có trí tuệ !
TÁC GIẢ

Viên Thạch nói...

@ HP : Thực ra em nói vui thôi mà. Anh Trung viết bài sâu sắc lắm. Ai "dám" trả lời những câu anh ấy đặt ra ở đây ? Em hiểu những gì anh ấy viết và tiếc là anh ấy không đến Mỹ sớm hơn. (trên thực tế, người ta có rất nhiều thứ ước giá mà có thể sớm hơn !)
Em cũng có rất nhiều thay đổi trong nhận thức khi tiếp xúc với những nét văn hóa tốt đẹp của "xứ người". Em là thế hệ sau nhưng hình như nhận thức có tiến bộ ! Em thường không dám bày tỏ quan điểm trước những bậc cao niên về những vấn đề văn hóa. Dám nói về bài của anh Trung là liều lắm đấy ạ !!

TranKienQuoc nói...

Thầy Rich khi thấy tôi chụp liên tục, tỏ ra ái ngại: Cứ chụp thế sợ đầy memory, khi đến Washington DC và New York không còn chụp được nữa?
Đầy những ngỡ ngàng, thán phục trước con người và đất nước Mỹ. Phải ghi, ghi liên tục.
Cảnh chiếc xe ngựa chạy dọc đường là xe của nhóm dân châu Âu sang sống tại Mỹ, nhưng kiên quyết không dùng điện, điện thoại, ô tô... Đúng là nước Mỹ!

Nặc danh nói...

Những người Amish đó họ sống với đầy những niềm kiêu hãnh và tự trọng của họ, nên họ mới từ chối dùng điện, điện thoại, ô-tô.
Một cộng đồng những người rất gắn bó với nhau.

TranKienQuoc nói...

Đúng rồi, người Amish.

Nặc danh nói...

Không giống như một nặc danh nóng vội hỏi "Tiếp theo" nữa đâu? góp trong Comment ở phần mở đầu bài ký của TVT, tôi hiểu cái cách tác giả " mở chuyện" và cái cách "hồi sau phân giải" của tác giả "Quyền sư" nên lắng lòng đợi. Chuyện bổ ích sẽ còn dài kỳ, hứa hẹn đấy hấp hẫn.
Đọc phần hai, tôi xin góp ý với tác giả theo cách đáp ứng lời đề nghị:" Đọc giả đi đây đó nhiều, cho tôi xin câu trả lời..." về cái chuyện: Sao mới có hai ba câu chuyện ban đầu mà ta gặp ở Mỹ, nhiều người tốt như vậy?. Họ chủ động giúp người mà chẳng đòi hỏi, chẳng vì mục đích riêng tư nào cả?
...Câu chuyện tôi kể dưới đây, sẽ có chút lạc đề với TVT đấy! nhưng góp thêm một cách nhìn, góp thêm một quan niệm, cách sống cho bạn đọc khi lý giải sự thể mà TVT kể ra trong câu chuyện: " Đi một bước đàng..."
Báo liếp cho đăng ở phần tiếp theo nhé? ( TĐ)

Quang Vinh nói...

Mình chỉ muốn nhắc lại một câu nói của Bác đã rất lâu rồi: Người Pháp ở Pháp tốt hơn người Pháp ở Việt nam...

Viên Thạch nói...

Trong bài viết cảm nhận của tg TVT có câu hay hơn câu của Bác Hồ đã nói từ lâu này. Chú Quang Vinh có biết ?

Quang Vinh nói...

Mình không biết câu VT muốn nói là câu nào. Nhưng mình biết một điều ai cũng biết, rất nhiều người coi Mỹ là miền đất hứa để "tị nạn" về giáo dục, kinh tế, môi trường... Nhưng hầu như chẳng có ở đâu người ta muốn người Mỹ đem nền dân chủ Mỹ đến cho mình. Ngay cả những đồng minh thân thiết, và cả quan chức của chính phủ được Mỹ nuôi dưỡng cũng chỉ muốn nhận tiền, súng ống của Mỹ nhưng vẫn muốn Mỹ "go home".

Viên Thạch nói...

Có lẽ đó là tâm lý "chủ quyền" ? Và liên tưởng "home" trong nghĩa hẹp sẽ làm cho ta dễ hiểu hơn ?

Nặc danh nói...

Sự thật về con người là luôn có tranh chấp, thế giới luôn bất ổn định, Tolstoi đã từng nói "hòa bình chỉ là sự nghỉ ngơi của chiến tranh".
Những xung đột vùng nếu không ngăn chặn thì sẽ lan rộng và trở thành chiến tranh thế giới.
Ai cũng muốn mình là chủ căn nhà của mình, nên không ai muốn người khác vào chỉ bảo mình làm cái gì.
Người Mỹ cũng chẳng muốn họ phải đi chết ở xứ khác làm gì, chiến tranh thế giới thứ 2, nếu Nhật không tấn công Mỹ thì nước Mỹ sẽ không tham chiến và chắc bây giờ cả vùng châu Á vẫn dưới ách người Nhật.
Cuối thế kỷ 20, khi thấy thế giới không thích có sự hiện diện của Mỹ, Bill Clinton quyết định rút hết quân Mỹ về, thì sau đó vùng Somali trở thành trung tâm hải tặc thế giới, rồi chiến tranh vào thẳng nước Mỹ với sự cố đánh sập 2 tòa nhà ở New York.
Bây giờ chuyện biển Đông Mỹ quay lại chỉ vì Philippines và Đài Loan, Nhật. Tại sao người Mỹ lại phải tốn tiền và đi chết vô ích ở những xứ lạ.

Quang Vinh nói...

Vậy hóa ra Mỹ đến VN, dùng B52 biến MB VN thành thời kỳ đồ đá là vì yêu mến nhân dân VN??? Mỹ dựng chuyện VKGNHL để tấn công I-rắc, làm cho I-rắc hỗn loạn đến tận bây giờ là vì an ninh dân chủ của I-rắc sao??? "Tại sao người Mỹ lại phải tốn tiền và đi chết vô ích ở những xứ lạ.", rất nhiều người biết, tiếc rằng bạn không biết.

Nặc danh nói...

Trên đời này cái gì cũng có 2 mặt của nó - như 1 bàn tay. Chúng ta căm ghét chiến tranh, chúng ta muốn sống trong hòa bình. Khi Mỹ xâm lược VN thì đế quốc Mỹ là kẻ thù (nhưng nhân dân Mỹ không là kẻ thù). Ta không được quên ai đã xâm lược mình và chiến tranh là bài học lịch sử phải nhắc lại cho thế hệ sau.
Còn nay ta lại bắt tay với Mỹ. Có gì trớ trêu ư? Theo tôi, không có gì cả.
ND

Nặc danh nói...

Hai ba ngày trước trên báo liếp, có bài viết " Nước nào là quốc gia bị ghét nhất trên Thế giới".
Bao nhiêu năm qua, ở hầu hết các vùng lãnh thổ trên Trái đất, Quốc gia bị đả đảo, bị đuổi cút, bị đốt quốc kỳ, hình nộm là Mỹ( Chú Sam, xen đầm ). Tưởng rằng bài viết đã có câu trả lời: Nước Mỹ! nhưng thật lạ, sau những dẫn chứng...tác giả khẳng định: Quốc gia bị ghét nhất, bị nghi ngại mọi nơi( cả khi họ làm điều tốt, họ ban phát...)là nước Công hòa Nhân dân Trung hoa! ( Ông bạn môi hở, răng lạnh với chúng ta)

Nặc danh nói...

Bạn, thù luôn biến động là thế. Ở TQ sau này có câu: Không có bạn vĩnh viễn và không có kẻ thù vĩnh viễn.

Viên Thạch nói...

Vậy nên, nếu con cái chúng ta "chẳng may" yêu phải "đứa" con một gia đình ta không thích, thậm chí ghét thì ta phải nghe lời chúng nó đấy nhé !

TranKienQuoc nói...

Dạy dỗ, định hướng thôi; chứ nó mà quyết thì lã bố cũng chịu.

Quang Vinh nói...

Không có đất nước xấu, không có dân tộc xấu, chỉ có những kẻ xấu. Tuy nhiên, nhiều lúc những kẻ xấu bằng sức mạnh hay thủ đoạn lừa dối nắm được quyền hành, đưa cả một đất nước đi theo nó, biến đất nước đó thành kẻ đáng ghét. Nhân dân nước đó, thực ra cũng là nạn nhân, cũng bị ghét lây. Ngày xưa, tôi phản đối cái câu "kẻ thù truyền kiếp", ngày nay tôi cũng không muốn ghép dân tộc nào là kẻ thù của đất nước mình. Nhưng bất cứ ai, nếu họ muốn nô dịch nhân dân đất nước ta thì phải kiên quyết chống lại. Nuôi hận thù sẽ làm chính mình suy kiệt, nhưng quên quá khứ để bị vấp ngã ở một chỗ 2 lần thì thật là dốt nát.

tranbachai nói...

@ND 11:5 Bạn Tàu hay thích nhận nhầm những món đồ giá trị của người khác.

"Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn"
là câu nói của Winston Churchill, cựu Thủ tướng Anh Quốc.