Sinh thời, cha tôi hay nói với các con: “cuộc đời cách mạng của cha đầy gian truân tù ngục, nhưng có hai dấu mốc lớn tự hào: một là lãnh đạo cuộc nổi dậy của hơn 5 ngàn phu đồn điền cao su Phú Riềng được gọi là địa ngục trần gian năm 1930, hai là trực tiếp ra quyết định và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền ở Hà Nội tạo tiền đề cả nước giành chính quyền tháng Tám năm 1945”.
Sau này chú Hà Ân – nhà văn chuyên viết về lịch sử và ghi chép nhiều về cuộc đời cách mạng của cha mẹ tôi nói rõ hơn về câu nói của cha tôi: Đảng cộng Sản Đông Dương khi hợp nhất và ra đời cần hội tụ đủ ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào yêu nước, phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền, nhà máy, thế nên cuộc nổi dậy của phu đồn điền Phú Riềng do chi bộ mà cha tôi là bí thư lãnh đạo là một dấu mốc rất tiêu biểu trong lịch sử ra đời của Đảng. Thật trùng hợp như một tất yếu lịch sử, lực lượng tự vệ của cuộc nổi dậy mang tên Xích Vệ Đội được cha tôi trực tiếp huấn luyện võ trang đã trở thành tổ chức đầu tiên trong lịch sử hình thành ngành Công an và Quân đội nhân dân Việt Nam, vì nó gắn liền với ngày mùng 3 tháng 2 năm 1930.
Còn về cuộc nổi dậy giành chính quyền, lúc đó Đại hội quốc dân Tân Trào họp từ ngày 13 đến ngày 18 tháng tám năm 1945 để thống nhất ra quyết định toàn quốc giành chính quyền mà đi từ Tân Trào về các địa phương hồi đó cũng mất khá nhiều thời gian. Cha tôi là ủy viên thường vụ xứ ủy ở lại thường trực lãnh đạo, khi nhận định thời cơ xuất hiện và chín muồi cha tôi đã họp với chú Nguyễn Khang – thường vụ xứ ủy trực tiếp phụ trách Hà Nội để ra quyết định khởi nghĩa, trong khi chỉ thị trung ương vẫn chưa nhận được. Đây là một quyết định rất nhạy cảm và khó khăn vì nếu khởi nghĩa không thành công thì đó là sự vi phạm nguyên tắc trong lãnh đạo của xứ ủy và trung ương, còn nếu không ra quyết định kịp thời thì thời cơ sẽ trôi qua và sau bao lâu nữa và với giá nào ta mới giành được chính quyền? Quyết định vẫn ra, mọi hành động được tổ chức và phối hợp hoàn hảo, các tổ chức và lực lượng triển khai rất đúng với kế hoạch, mỗi cá nhân mang trọng trách đều căng sức để hoàn thành nhiệm vụ trong giờ phút quyết định. Đúng như nhà sử học Dương Trung Quốc nói: “Tại những bước ngoặt lịch sử, xuất hiện những nhân vật lịch sử để hoàn thành sứ mệnh lịch sử”. Mà nơi ra quyết định khởi nghĩa Hà Nội là ngôi nhà 101 phố Trần Hưng Đạo đến nay được giữ làm di tích lịch sử, ở đây có hai cây hồng xiêm cổ thụ thuộc loại to nhất ở Hà Nội đã có tuổi đời đến 120 năm rồi. Cha tôi đã chọn ngôi nhà số 99 bên cạnh để gia đình ở đó.
Sau này chú Hà Ân – nhà văn chuyên viết về lịch sử và ghi chép nhiều về cuộc đời cách mạng của cha mẹ tôi nói rõ hơn về câu nói của cha tôi: Đảng cộng Sản Đông Dương khi hợp nhất và ra đời cần hội tụ đủ ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào yêu nước, phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền, nhà máy, thế nên cuộc nổi dậy của phu đồn điền Phú Riềng do chi bộ mà cha tôi là bí thư lãnh đạo là một dấu mốc rất tiêu biểu trong lịch sử ra đời của Đảng. Thật trùng hợp như một tất yếu lịch sử, lực lượng tự vệ của cuộc nổi dậy mang tên Xích Vệ Đội được cha tôi trực tiếp huấn luyện võ trang đã trở thành tổ chức đầu tiên trong lịch sử hình thành ngành Công an và Quân đội nhân dân Việt Nam, vì nó gắn liền với ngày mùng 3 tháng 2 năm 1930.
Còn về cuộc nổi dậy giành chính quyền, lúc đó Đại hội quốc dân Tân Trào họp từ ngày 13 đến ngày 18 tháng tám năm 1945 để thống nhất ra quyết định toàn quốc giành chính quyền mà đi từ Tân Trào về các địa phương hồi đó cũng mất khá nhiều thời gian. Cha tôi là ủy viên thường vụ xứ ủy ở lại thường trực lãnh đạo, khi nhận định thời cơ xuất hiện và chín muồi cha tôi đã họp với chú Nguyễn Khang – thường vụ xứ ủy trực tiếp phụ trách Hà Nội để ra quyết định khởi nghĩa, trong khi chỉ thị trung ương vẫn chưa nhận được. Đây là một quyết định rất nhạy cảm và khó khăn vì nếu khởi nghĩa không thành công thì đó là sự vi phạm nguyên tắc trong lãnh đạo của xứ ủy và trung ương, còn nếu không ra quyết định kịp thời thì thời cơ sẽ trôi qua và sau bao lâu nữa và với giá nào ta mới giành được chính quyền? Quyết định vẫn ra, mọi hành động được tổ chức và phối hợp hoàn hảo, các tổ chức và lực lượng triển khai rất đúng với kế hoạch, mỗi cá nhân mang trọng trách đều căng sức để hoàn thành nhiệm vụ trong giờ phút quyết định. Đúng như nhà sử học Dương Trung Quốc nói: “Tại những bước ngoặt lịch sử, xuất hiện những nhân vật lịch sử để hoàn thành sứ mệnh lịch sử”. Mà nơi ra quyết định khởi nghĩa Hà Nội là ngôi nhà 101 phố Trần Hưng Đạo đến nay được giữ làm di tích lịch sử, ở đây có hai cây hồng xiêm cổ thụ thuộc loại to nhất ở Hà Nội đã có tuổi đời đến 120 năm rồi. Cha tôi đã chọn ngôi nhà số 99 bên cạnh để gia đình ở đó.
Vỉa hè rộng chỉ lát gạch rộng chừng 2 mét ở giữa, còn lại là hai dẻo đất mịn chạy sát tường và vỉa ba-toa là nơi chúng tôi đánh đinh, đánh đáo, chơi bi, chơi quay. Thích chơi trốn tìm thì ra dãy hầm trú ẩn dọc theo phố Yết Kiêu, hay vào hầm nhà hát Nhân dân. Thích nuôi cá cảnh, cá chọi thì đi dọc phố Quán Sứ ra chợ Hàng Da mua, còn nếu không có tiền mua mà vẫn thích có cá thì đành nhờ mấy anh lớn tuổi hơn chặn đường “trấn lột” của tụi trẻ ở chỗ vắng trên đường!
Cứ Tết đến, người ta lại đổ dồn về ga Hàng Cỏ để mua vé tàu về quê, hàng đoàn người xếp hàng rồng rắn ngồi suốt dọc vỉa hè theo tuyến tàu có khi dài vài trăm mét, người có bu gà, kẻ cầm túi măng khô, gói mứt Tết hay cành đào xuân ăn chực, ngồi chờ mất một hai ngày mới lên được tàu về nhà. Tiếng người gọi nhau ơi ới, tiếng loa phóng thanh của nhà ga, tiếng loa cầm tay hướng dẫn của nhân viên đường sắt, khuôn mặt suốt ruột hồ hởi, thỏa mãn pha trộn, đó là cảnh tàu tết ở phố tôi. Tuy chật chội, đường ra vào vướng víu, nhưng cứ mỗi năm lại lặp lại một lần như thế, lâu rồi thành quen chỉ đến khi các đoàn người vòng vèo chờ đợi đó không còn để lại một bóng người, khi các nhân viên vệ sinh cầm chổi to cán dài khua vội rác rưởi chất đống trong một tuần lễ trước Tết của khách đợi tàu để lại, thì đó mới là chiều 30 Tết. Bây giờ ngồi với nhau ở quán Cafe 93 Trần Hưng Đạo nhắc lại cảnh cũ ở phố mình mà lòng thấy nao nao với những hoài niệm.
Cứ Tết đến, người ta lại đổ dồn về ga Hàng Cỏ để mua vé tàu về quê, hàng đoàn người xếp hàng rồng rắn ngồi suốt dọc vỉa hè theo tuyến tàu có khi dài vài trăm mét, người có bu gà, kẻ cầm túi măng khô, gói mứt Tết hay cành đào xuân ăn chực, ngồi chờ mất một hai ngày mới lên được tàu về nhà. Tiếng người gọi nhau ơi ới, tiếng loa phóng thanh của nhà ga, tiếng loa cầm tay hướng dẫn của nhân viên đường sắt, khuôn mặt suốt ruột hồ hởi, thỏa mãn pha trộn, đó là cảnh tàu tết ở phố tôi. Tuy chật chội, đường ra vào vướng víu, nhưng cứ mỗi năm lại lặp lại một lần như thế, lâu rồi thành quen chỉ đến khi các đoàn người vòng vèo chờ đợi đó không còn để lại một bóng người, khi các nhân viên vệ sinh cầm chổi to cán dài khua vội rác rưởi chất đống trong một tuần lễ trước Tết của khách đợi tàu để lại, thì đó mới là chiều 30 Tết. Bây giờ ngồi với nhau ở quán Cafe 93 Trần Hưng Đạo nhắc lại cảnh cũ ở phố mình mà lòng thấy nao nao với những hoài niệm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét