Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Bài viết cho Họp mặt tưởng niệm (KQ)

Được Dương Minh giao nhiệm vụ chấp bút bài viết mở đầu cho Họp mặt tưởng niệm 50 năm ngày hy sinh của Anh Trỗi, tôi cố gắng viết đủ, không thừa và biết rằng, lúc đó xúc động không thể nói vo. Xin chia sẻ những gì đã làm như 1 tình cảm với Anh, với chị Quyên và với thầy trò trường ta.

Kính thưa: Các thầy cô giáo Trường VHQĐ-TSQ NVT, 
Kính thưa chị Phan Thị Quyên và các anh chị cùng các bạn,
Đúng 50 năm trước, ngày 15/10/1964, vào lúc 9.45, có 1 sự kiện chấn động địa cầu: Cuộc thương lượng trao đổi chiến sĩ biệt động thành Nguyễn Văn Trỗi lấy con tin Micheal Smolen, trung tá không quân Mỹ, vừa bị du kích quân Caracat (Venezueal) bắt giữ, không thành. Chính quyền Sài Gòn đã hèn hạ đưa anh ra pháp trường. Tại trường bắn Chí Hòa, anh Trỗi đã dũng cảm giật mảnh khăn đen bịt mắt, hô lớn trước sự chứng kiến của các phóng viên báo đài trong và ngoài nước: “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm…”.


Trước tấm gương lẫm liệt của Nguyễn Văn Trỗi, Bác Hồ đã lưu bút “Vì Tổ quốc, vì nhân dân, LS Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là 1 tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”. Cả nước noi gương anh.
Đúng 1 năm sau, ngày 15/10/1965, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập mái trường mang tên Anh, đón nhận con em - các gia đình liệt sĩ, gia đình có công và gia đình cán bộ, sĩ quan đang chiến đấu ngoài mặt trận - về học tập, rèn luyện. Xa hơn Đảng và Bác Hồ thấy “cần thiết phải chuẩn bị lực lượng kế cận cho ngày mai”. Tốt nghiệp, từng khóa lần lượt nhập ngũ, nhiều bạn bổ sung ngay ra chiến trường.
Chỉ tồn tại 5 năm, từ 1965 đến 1970, nhưng chúng ta luôn tự hào là học sinh mái trường đầu tiên trên miền Bắc được mang tên Anh. Chúng ta luôn tự hào vì có 2 thầy giáo và 29 học sinh đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Noi gương Anh, trong số 1200 học sinh thì có hơn 1000 bạn trở thành kĩ sư, bác sĩ, cử nhân… hơn 900 bạn là sĩ quan QĐ (trong đó có hàng trăm bạn là cán bộ cao cấp trong và ngoài QĐ, với 3 trung tướng, 14 thiếu tướng). Đến nay thầy cô đã ở tuổi 80, 90, nhiều thầy cô đã đi xa; lứa học sinh từ khóa 1 đến khóa 8 hầu hết đã nghỉ hưu nhưng có thể tự hào mà nói rằng: học sinh trường Trỗi đều là những công dân tốt.
Cũng chừng ấy năm, chị Phan Thị Quyên trở thành người chị cả trong đại gia đình trường Trỗi, chị gắn bó, cùng chung vui, buồn. Chúng em xin chia sẻ với chị trong cái ngày trọng đại này.

Mời toàn thể hội trường dành 1’ tưởng nhớ tới Anh! 

1 nhận xét:

son expo nói...

cái này là sao dạ, không hiểu