Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011

Mâm ngũ quả

Ở VN ta có truyền thống lễ, tết đều phải có mâm ngũ quả đặt trên ban thờ. Mỗi miền mỗi kiểu. Ngoài Bắc thì nải chuối, trái bưởi, mấy quả hồng xiêm; trong nam thì khi thanh long, khí dứa, rồi bưởi... Nhưng có mâm "tứ quả" hay được bày trong Nam: mãng cầu (na), dừa, đu đủ, xoài. Vì sao vậy?
Dân Nam hay nói lái. Đây là 1 ví dụ điển hình:
- "Mãng cầu": dùng chữ "cầu"  - cầu mong (ước);
- "Dừa": người Nam bộ không nói được chữ "vừa" mà thường nói "dừa";
- "Đu đủ": dùng chữ "đủ" - đầy đủ.
- "Xoài": người Nam bộ nhiều khi phát âm "quả xoài" thành "quả xài".
Vậy là 1 lối chơi chữ (của người nói sai; nhưng dân Nam bộ lại nói: "Cánh ngoài đó mới là người nói ngọng!"): CẦU - DỪA - ĐỦ - XÀI! (Mong ước không cần nhiều, chỉ cần đủ là được. Có lẽ vì ở Nam bộ thiên nhiên quá ưu đãi, không làm gì ra đồng cũng kiếm được vài con cá, con rắn, con rùa,  chiều về có thể nướng lụi, nhậu chơi).
Chuyện chắc không phải ai cũng biết?
PS: Hà "mèo" phát hiện thiếu chuối tiêu và vẫn là "ngũ quả": CẦU - DỪA - ĐỦ - TIÊU - XÀI! (Thanh cà kíu!!!)

3 nhận xét:

Nặc danh nói...

Sáng 29 đi ăn bát phở cuối năm, khu về ông Khánh Hòa đã đưa chuyện này làm ví dụ của cái sai trong văn viết và văn nói của người Nam.
Ví dụ:
- chữa trị hay chửa trị?
- rồi hay gồi?
Tất nhiên dân Bắc thì lói ngọng "N cao", "L thấp"...
Hay!

Nặc danh nói...

ngũ chứ ko phải tứ quả : cầu dzừa đủ tiêu xài
Hay đổi lại là : cầu tiêu dzừa đủ xài

HMK6

Nặc danh nói...

Giống như có người nói, bộ tứ giờ khỏe re: Sang-Trọng-Hùng-Dũng. Chả biết thực tế có đúng thế?