Ngày 28 tết hàng năm, học trò của thầy Quý ở HN và TPHCM tổ chức gặp mặt, tưởng nhớ. Thầy Quý không có con nhưng có 1 bầy học trò là con. Ở nhà các học trò cưng đều có ban thờ thầy.
Bạn Trỗi chúng ta có nhiều đệ tử chân truyền của bác: Hoàng Quốc Toàn k5, Dương Tuấn k4... Cánh k9 có Trần Hậu Tuấn, Trần Việt Trung...
Xin giới thiệu ít thông tin về Vĩnh Xuân Quyền lấy từ Wikipedia.
Hiện nay, theo những nghiên cứu về khảo cổ học của Viện Văn hóa và Khảo cổ Trung quốc, Viện Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Phúc kiến, những nghiên cứu về lịch sử, về võ thuật và nghệ thuật kinh kịch Trung quốc cộng với những công trình nghiên cứu của nhiều dòng Vĩnh Xuân khác nhau trên thế giới, trong đó nổi bật nhất là Viện Bảo tàng Vĩnh Xuân (Ving Tsun museum) của dòng Diệp Vấn, chúng ta có thể rút ra các nét chính về lịch sử môn Vĩnh Xuân như sau:
- Vĩnh Xuân là một môn khoa học chiến đấu được các cao tăng Nam Thiếu Lâm và một vài người còn lại của giới tướng lĩnh quân sự nhà Minh nghiên cứu sáng tạo ra tại Vĩnh Xuân đường, thuộc về chùa Nam Thiếu Lâm ở Bồ Điền (Putian), tỉnh Phúc Kiến.Mục đích của việc sáng tạo ra môn Vĩnh Xuân là để tạo ra một phương pháp chiến đấu hữu hiệu hơn võ thuật Thiếu Lâm truyền thống. Đồng thời, vào thời điểm đó, quân đội Minh triều đã tan rã, nên giới tướng lĩnh quân sự Minh triều và giới lãnh tụ khởi nghĩa cần phải có một phương pháp huấn luyện mới thật hiệu quả, nhanh chóng để trong một thời gian ngắn có thể đào tạo ra một lực lượng chiến đấu đủ sức chống lại quân đội Mãn Thanh thiện chiến.
- Khi chùa Nam Thiếu Lâm này bị vua Khang Hy đốt vào cuối thế kỷ 17, các cao thủ Vĩnh Xuân thoát khỏi vụ hỏa thiêu đã đổi tên môn phái thành Vịnh Xuân, rút vào hoạt động bí mật và phổ biến môn phái ra quần chúng dưới tên gọi Vịnh Xuân. Truyền thuyết về Ngũ Mai lão ni và Nghiêm Vịnh Xuân được đặt ra để che giấu nguồn gốc thực của môn phái. Chữ Nghiêm đặt trước tên Vịnh Xuân để nhắc về lời thề giữ bí mật của Vĩnh Xuân đường.
- Khi đổi tên, họ luôn có ý định khi lật đổ nhà Thanh, phục hồi nhà Minh, sẽ dựng lại chùa Nam Thiếu Lâm và đổi tên môn phái trở lại thành Vĩnh Xuân. Dự định này đã không thành sự thật, vì triều đại nhà Minh không bao giờ được khôi phục. Do đó môn phái mang cả hai tên gọi là Vĩnh Xuân và Vịnh Xuân, tùy theo xuất thân và dòng gốc của người thầy phổ biến nó.
- Bên ngoài Hồng Hoa hội, khi Vịnh Xuân được dạy cho quần chúng, các sư phụ không bao giờ dạy toàn bộ hệ thống như là một Khoa học Chiến đấu hoàn chỉnh được tạo ra từ Vĩnh Xuân đường. Chính vì vậy, nhiều dòng Vịnh Xuân khác nhau đã ra đời, và có nhiều cách hiểu và lý giải công pháp Vịnh Xuân khác nhau.
- Vĩnh Xuân Quyền vào Việt Nam chủ yếu do công của tôn sư Nguyễn Tế Công - người được đa số các võ sư Vĩnh Xuân hiện nay coi là sư tổ của Vĩnh Xuân Việt Nam. Từ năm 1939 đến 1954, Sư tổ chủ yếu dạy ở ngoài Bắc với các học trò (thế hệ thứ hai) sau này được nhiều người biết tên như các cố võ sư Việt Hương, Trần Văn Phùng, Ngô Sỹ Quí, Vũ Bá Quí, Trần Thúc Tiển, Ngô Phượng Tường, Hồ Hải Long v.v.
Sau năm 1954, sư tổ chuyển vào Nam, tiếp tục dạy các học trò như các cố võ sư Nguyễn Bá Khả, Lục Viễn Khai, Đỗ Bá Vinh, Ngô Phượng Tường, Trần Văn Từ, Huỳnh Ngọc Ẩn(đệ tử của Hồ Hải Long) v.v. cho đến khi mất 1959.
Trong thế hệ thứ ba của Vĩnh Xuân Việt Nam cũng đã có nhiều võ sư mở võ đường, được công chúng biết, đặc biệt ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, và ở một số nước khác như Canada, Pháp và Ukraina. Ngoài ra, còn nhiều võ sư không mở võ đường chính thức, dù vẫn âm thầm truyền dạy và phát triển các công phu của môn phái.
THÔNG TIN VỀ TẾ CÔNG Ở ĐÂY!!!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Tế Công cũng là thầy của bác Quý. (Chuyện đã kể trên Bantroik5). Ban đầu bác chỉ được học vận động (tay chân) qua Tế Công (vì người Hoa không muốn truyền bí mật võ nghệ cho người ngoài). May thay, con trai ông chủ buôn bán người Hoa (trò cưng của Tế Công) đã bí mật dạy lí thuyết cho bác. Sau này, bác cũng là đệ tử chân truyền của thầy Tế Công.
Ít lâu sau, thầy đi nam. Bác Quý không theo. Khoảng năm 1960, Tế Công mất và được chôn cất tại nghĩa trang người Hoa trên Bình Dương.
Trần Hữu Nghị từng đến thắp hương cho sư tổ Tế Công.
Đăng nhận xét