Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC. (Cô giáo Đàm Thơ)


                   (Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11)

           Hầu hết dân ta ai mà chẳng trãi qua việc học.Học ít,học nhiều,học cao,học thấp tùy quan điểm,hoàn cảnh khác nhau mà khác nhau.
          Ngày xưa tôi học thường được thầy hướng dẫn nghiên cứu trước bài học bằng cách đọc bài,trả lời trên vở soạn bài các câu hỏi của sách giáo khoa (SGK) và một số câu hỏi gợi mở thêm của thầy.Chúng tôi gọi đó là :Bước1.Bước 2 được thực hành trên lớp.Đó là bước quan trọng nhất trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
Ở bước này thầy giáo là chỉ huy trưởng,các phương tiện,phương pháp,các kỹ năng,kỹ xảo.tình cảm,đạo đức,tinh thần trách nhiệm của thầy được ví như con trâu,cái cày để thầy cùng với các học trò cày xới tơi lên mảnh ruộng kiến thức và học trò tiếp nhận nơi đó những kiến thức mà SGK có ý đồ truyền thụ. Cách thức truyền thụ có thể khác nhau.Nhưng mục đích yêu cầu kiến thức cần truyền thụ phải đạt tối đa.Nếu không hoàn thành bài giảng hoặc giảng rồi mà hầu hết học sinh chưa hiểu,thầy có nhiệm vụ tự khắc phục sao cho các học sinh tiếp thu đủ, hiểu được bài.Đó là đạo đức, lương tâm trách nhiêm của người làm thầy.Không có học trò ngu.Chỉ có giáo viên chưa có phương pháp tốt giúp học sinh nhanh chóng tiếp cận kiến thức.Bước 3 là bước xào bài .Học trên lớp rồi về nhà học sinh cần xem lại,chỉnh đốn, bổ sung phần kiến thức trên lớp mình chưa tiếp thu được hoặc tiếp thu còn chưa chính xác.Học sinh tự phục hồi trí nhớ về bài thầy giảng, đối chiếu SGK,hỏi bạn,tham khaỏ thêm tài liệu có
liên quan để tự hoàn thiện kiến thức của mình.Bước 4 là bước học thật thuộc các bài hôm sau sẽ học.Thực ra bước 3,4 và 1 học sinh làm một lúc trong một buổi tự học ở nhà .Với 4 bước trên, học sinh đủ sức biến một phần kiến thức của nhân loại thành cái của riêng mình một cách có ý thức và khá hoàn chỉnh.Tôi đã học như thế khi tôi còn là một học sinh.Tôi đã dạy như thế khi tôi là cô giáo.Tôi đã hướng dẫn giáo viên tôi cách dạy như thế khi tôi là một cán bộ quản lý giáo dục .Theo tôi đây là cách dạy và học tích cực.Học sinh tích cực thâm nhập kiến thức. Giáo viên sát cánh bên trò gợi ý, giảng giải hướng dẫn và kiểm tra việc học của trò,không làm thay, học thế,không để trò thụ động.
          Lối học của học sinh bây giờ rất lạ.Kiểu dạy của thầy và cách hành xử của một số cha mẹ học sinh đối với việc dạy của thầy và việc học của con em mình khiến nhiều người trong chúng ta không khỏi suy nghĩ,day dứt.
           Trước tiên, nhìn từ phía trò,tôi thấy rất đông học trò không có hứng thú tự nghiên cứu tìm hiểu bài trước khi nghe giảng.Nghe giảng,ghi chép được tới đâu hay tới đó,ít ,thậm chí không quan tâm mình đã hiểu được đến đâu,còn điều gì chưa hiểu,những gì cần bổ sung, chấn chỉnh.Rất nhiều học sinh học bài chỉ để đối phó với việc trả bài,không ý thức được học bài là để trang bị cho mình kiến thức dài lâu.Nên chỉ học qua loa,chiếu lệ nhằm đối phó việc kiểm tra của thầy.Việc dạy thêm,học thêm lan tràn ngày nay tạo cho học sinh sự ỉ lại rất lớn.Các em nghĩ:Đã học thêm đương nhiên sẽ được lên lớp. Bởi có thầy cô nào thu tiền học tư của cha mẹ học sinh lại không gắng sức dạy sao cho các em có kết quả tốt.Từ tâm lý đó học trò đến học cho có rồi yên tâm phó mặc kiến thức cho thầy cô gắng sức . . . học thay.Đa số thầy cô cũng rất khổ tâm về điều này. Một số thầy cô bất cần .
           Thực ra việc dạy thêm không có gì sai và xấu.Bởi lẽ:Dạy và học chính khóa là theo chương trình,thời khóa biểu chính thống của nhà nước ban hành bắt buộc.Đúng ra,trình độ,điều kiện dạy và học của thầy và trò với những quy định chính thống hiện nay là đủ để có chất lượng.Nhưng thưc tế năng lực của trò không đồng đều,buộc thầy phải chỉ bảo cho trò tự học thêm hoặc thầy phải phụ đạo(tức dạy thêm).Dạy ngoài chính khóa trước đây là sự quan tâm của người làm thầy.Nay lại phải thu thêm tiền ngoài giờ như bác sĩ chữa bệnh ở phòng mạch tư.Như vậy dạy thêm và học thêm là nối tiếp theo chính khóa,không có sự đối lập hay mâu thuẫn với chính khóa.Nó cần thiết cho một số em năng lực tiếp thu yếu, kém.Hơn nữa,giáo viên và học sinh ngày nay bị áp lực rất lớn từ khối lượng tham khảo trên mạng và rất nhiều sách, khiến người dạy và người học luôn cảm thấy bắt an.   
         Tôi và rất đông các đồng môn khoa văn học Đại học Sư phạm Hà Nội 1, khóa 1963-1967trong một lần họp mặt gần đây ở Thừa Thiên Huế có bàn đến chuyện này.Tinh thần chung là chúng tôi không chống việc dạy thêm bởi các lẽ:Trò yếu môn nào hoặc yêu thích môn nào có quyền học thêm môn đó.Giống như cần thuốc trị bệnh.Cấm thì chết.Trò giỏi muốn giỏi thêm thì dạy thêm và học thêm.Lúc ấy kiến thức như liều thuốc bổ dưỡng.Cấm thì không khỏe lên được.Các đại gia thường thuê giáo viên về nhà dạy thêm cho con mình không chỉ những môn chính khóa mà còn cả nhạc ,họa(nâng cao so chương trình),chơi các loại nhạc cụ . . . nhằm phát trển thêm tài năng vốn có.Sao lại cấm ?Cái cần cấm ở đây là:Lợi dụng nhu cầu trên,một số thầy cô ép học sinh học thêm tràn lan,nhằm thu được nhiều tiền.Bộ giáo dục và các cơ quan chủ quản đã không có biện pháp tốt để ngăn chặn đúng đối tượng. Phải thừa nhận mục đích dạy thêm,học thêm ngày nay khác xưa rất nhiều.Bởi bên cạnh cái tâm tốt:nhằm củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh nó còn bị đồng tiền chi phối và khống chế.Vì lẽ đó giáo viên có thật nhiều cách buộc học sinh phải học thêm.Như:
    1/Dọa điểm kém để tác động tinh thần của học sinh và phụ huynh.
     2/Cắt xén kiến thức chính khóa,đưa ra ngoại khóa.Không học thêm,không thể hiểu bài.
      3/Dùng quyền lực(quyền đánh giá kết quả học tập)để buộc trò phải học thêm chính thầy ấy.Điều này thày dốt cũng biết làm vì thày đang cầm quyền.
       4/Tỏ thái độ kỳ thị với học sinh không đi học thêm.
        5/Vì mục đích thu tiền có khi “quên” cả liêm sĩ.Như:
    -Không cần để ý điều kiện,thời gian,hoàn cảnh ,sức khỏe của trò.
    -Nhà có sân rộng,học trò đến học , thu tiền gửi xe.
    -Bày bán đồ ăn,thức uống,văn phòng phẩm nhằm tăng thu nhập. . .
  Ngày xưa ai nghĩ ra cách “Nhất cử lưỡng tiện”đã là giỏi.Ngày nay xem ra hơn hẳn ngày xưa ấy rất xa.Bởi “Nhất cử” có cả “Tam,tứ,ngũ,lục tiện”.
        Hậu quả của những việc này ra sao?
        1/Chúng ta-những người thầy và những người làm công tác quản lý giáo dục đã tự đánh mất đi cái thiêng liêng của” nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.Chúng ta đã tự làm suy yếu nền giáo dục chính thống khi đã để giá trị đồng tiền lũng đoạn trong ngành.Phụ huynh và học sinh không còn yên tâm,tin tưởng vào các giờ học trên lớp.
         2/Học trò bị quá tải,ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển toàn diện.
         3/Xã hội hỗn loạn,lo lắng,bức xúc,mất công bằng.
         4/Khủng hoảng thừa và thiếu kiến thức cần thiết.
         5/Tạo khe hở cho nhiều những tiêu cực khác như:ỷ lại,nói dối,làm dối . . .
       Đáng tiếc,số lượng cha mẹ học sinh ở khắp nơi trên đất nước này đông gấp không biết bao nhiêu lần giáo viên và người làm công tác quản lý giáo dục.Họ cũng đã giữ không biết bao nhiêu quỳên lực cao trong Đảng và Nhà nước .Hỏi có mấy ai đã dám nêu thẳng thắng và trực diện vấn đề này với thầy cô, với ngành giáo dục,cùng họ tháo gỡ những bức xúc hiện nay trong việc dạy thêm và học thêm .Làm cho công việc ấy trở nên đúng với những điều cần.
       Tôi đã từng thấy nhiều kiểu ngăn chặn,dập tắt việc dạy thêm học thêm của ngành và trường.Nhưng không hợp lý nên đâu vào đấy.Cuối cùng người hứng chịu mọi nặng nề lại là phụ huynh.Vì cần cho con học họ chấp nhận mọi giá.Tôi cũng đã từng nghe kể phụ huynh chống đối việc thày cô dạy tư bằng cách dùng di động nhắn tin tố cáo chung chung rồi thay sim ,đổi máy làm nhà quản lý không biết đâu mà lần.
         Phải thừa nhận việc dạy thêm,học thêm thời gan qua làm nhức nhối toàn xã hội.Nhưng thu xếp sao cho ổn thỏa,vừa thấu tình,vừa đạt lý là công việc không của riêng ai mà là của toàn xã hội .Trước tiên những người làm công tác quản lý ở cấp cao nhất phải thực sự bắt tay vào cuộc một cách nghiêm túc.Từ đó có những chủ trương hợp lý,tạo sự đồng thuận và thống nhất chung trong đội ngũ giáo viên .Nếu giáo viên nào không đồng thuận được thì mời họ sang những ngành nghề khác.  
         Hơn bao giờ hết, tôi khát khao tìm lại sự cao quý,sáng trong của người thầy như nhiều năm về trước.Để mỗi khi đến ngày 20/11 nghe những lời ca ngợi người thầy lòng không phải quặn đau vì hỗ thẹn và xót thương .
                                                  Tháng 11-Cà Mau-N.N.H.N.












































Không có nhận xét nào: