Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Vài ghi chép về giao lưu lần này

Ngay hôm đầu tiên khi Giám đốc Nguyễn Trung Nguyên tới Tp, chúng tôi đã có gặp gỡ, chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn với các bạn Trỗi, Dục Tài và Bé. Điều đầu tiên chúng tôi đưa ra là, không gắn chuyện chính trị vào những cuộc phỏng vấn này. Bạn OK ngay vì: "Tiêu chí cuốn sách sẽ xuất bản là ghi lại những kỉ niệm khi các bạn sống ở Quế Lâm, rồi sau hàng chục năm khi đã trưởng thành... Đây sẽ là những gì chúng ta để lại cho con cháu, nhằm xây dựng 1 tình hữu nghị Trung-Việt trường tồn".


1. Năm 2011 xấu về quan hệ:
Chúng tôi đã thắc mắc, năm 2011 là năm xấu của quan hệ 2 nước, nhất là biển đảo; vậy các cháu sinh viên VN của chúng tôi khi đó thế nào? Bạn trả lời: Lúc đầu cũng có cháu hoang mang, lo lắng. Nhà trường chỉ thị ngay cho giáo viên khi lên lớp phải nói rằng, các em lưu học sinh VN hãy yên tâm, tập trung học tập, sẽ không có gì xảy ra với bất kì sinh viên nào. Nhà trường cam kết bảo đảm an toàn tuyệt đối cho mọi sinh viên. Thực tế chỉ vài ngày thì đâu vào đấy.
Chuyện ở trên khác, còn phía dưới chúng tôi khác.

2. Tinh thần Quế Lâm:
Khi bạn tiếp xúc với anh Vũ Quốc Hùng, cựu học sinh Lư Sơn-Quế Lâm, sau này cũng làm to to (đâu như Trung ủy và Phó ban Kiểm tra TW), có nghe anh nói: "Nhờ sự giáo dục của Đảng và Bác Hồ, nhờ những năm tháng sống ở Quế Lâm được nhân dân TQ đùm bọc mà sau này khi về nước, học tập, công tác, anh chị em hễ gặp nhau và biết là "dân Quế Lâm" thì hết sức đoàn kết, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau hoàn thành tốt công tác. Làm được điều đó vì nhiều lí do, nhưng có 1 lí do quan trọng đó là "tinh thần Quế Lâm".
Bạn muốn trong hội thảo vào tháng 10 năm nay, kết luận được là "có tinh thần Quế Lâm" hay không?

3. Tư tưởng HCM trong giáo dục:
Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp "trồng người". Chính vì thế mà Bác cho học sinh VN nhiều thế hệ sang Nam Ninh, Quế Lâm học tập, tránh bom đạn thời kì chống Pháp. Lứa lớn tuổi cung cấp ngay cán bộ trở về nước phục vụ kháng chiến chống Pháp, lứa đông hơn chuẩn bị cho ngày hòa bình sau 1954. Trong chiến tranh chống Mỹ, lứa lớn trở về nước chiến đấu, lứa sau chuẩn bị cho ngày kết thúc chiến tranh và xây dựng sau sau 1975.
Điều này, bạn cũng muốn được hội thảo khẳng định.

4. Tình đoàn kết;
Khi gặp gỡ thầy trò trường Trỗi, bạn nhạy cảm phát hiện ra rằng, lính Trỗi thực sự đoàn kết, mặc dù nhà trường chỉ tồn tại có 5 năm, nay không còn 1 mái trường cụ thể.
Chúng tôi cũng đã lí giải: Trong nhiều trường, nhiều năm đóng ở Quế Lâm thì trường Nguyễn Văn Trỗi đặc biệt hơn cả vì là 1 nhà trường QĐ. Tuy học sinh lứa tuổi học trò nhưng sống trong kỉ luật của QĐ, rất nghiêm, đoàn kết rất chặt chẽ, tinh thần đồng đội rất cao.
Hơn nữa, vì chiến tranh kéo dài mà phụ huynh đã là đồng đội, bạn bè của nhau; đến thế hệ con cái của họ lại cùng học tập, sinh hoạt rồi trở thành đồng đội, bạn bè thân thiết. Chính điều đó làm cho các bạn Trỗi, dù nhà trường đã giải thể, vẫn nhớ đến nhau, vẫn giúp đỡ nhau, vẫn sinh hoạt trong 1 tập thể lớn suốt từ bắc chí nam.
Bạn ngạc nhiên khi biết các khóa năm nào cũng họp mặt, toàn trường 5 năm họp mặt chung 1 lần, tổ chức tại 3 nơi. Hàng ngày có tin tức, thông báo qua hệ thống mạng Bantroi.

1 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Đoàn có mang theo bộ ảnh lần bạn Thiện Nhân dẫn đầu đoàn Chính phủ sang Quế Lâm cắt băng khánh thành Nhà kỉ niệm các trường học VN vào tháng 5/2010. Ông Nguyên muốn được gặp anh vài phút để tặng.
Biết tin, bạn Nhân đã gửi tin nhắn cảm ơn và báo bận họp TW vào ngày hôm đó.