Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012
Những giờ cuối cùng hoảng loạn của Đại sứ Mỹ tại Libya
Cả nước Mỹ và Libya đều bàng hoàng, chấn động trước vụ tấn công táo tợn của một nhóm chiến binh vào toà nhà Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi . Vụ tấn công này đã khiến Đại sứ Mỹ phải trải qua những thời khắc vô cùng khủng khiếp trước khi chết thảm !!
Bên trong một phòng an toàn của Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi, Libya, Đại sứ Mỹ Chris Stevens cùng với hai nhân viên ngoại giao khác tìm nơi ẩn náu. Chỉ vài phút trước đó, một nhóm chiến binh được trang bị vũ khí hạng nặng đã tấn công vào toà Lãnh sự quán, bắn đạn như mưa vào khu vực vốn được canh phòng khá cẩn mật này.
Những kẻ tấn công đã châm lửa đốt toà nhà khiến cho căn phòng an toàn bỗng nhiên ngập chìm trong khói lửa. Đại sứ Stevens, nhân viên quản lý thông tin của Lãnh sự quán - Sean Smith và một nhân viên an ninh khu vực của Mỹ, chẳng bao lâu sau đã buộc phải rời khỏi nơi trú ẩn tạm thời để tìm cách thoát thân.
Các nhân chứng miêu tả, tình hình bên trong toà Lãnh sự quán Mỹ lúc đó “thật kinh hoàng”, “khói lửa dày đặc”.
Cuộc tấn công táo bạo của nhóm chiến binh bắt đầu lúc khoảng 10h tối. Một nhóm chiến binh được cho là đã trà trộn vào đám đông người biểu tình hàng nghìn người. Những người này đang biểu tình chống lại một bộ phim do Mỹ sản xuất được cho là bôi nhọ đấng tiên tri của người Hồi giáo. Sau khi trà trộn vào đám đông những người biểu tình bình thường, nhóm chiến binh cảnh báo mọi người lùi lại vì họ có vũ khí. Và lời cảnh báo của họ là thực, tiếng súng bắt đầu rộ lên.
Khoảng 20 tên chiến binh được trang bị súng máy hạng nặng và lựu đạn vác vai đã tấn công dữ dội vào toà nhà Lãnh sự quán. Trong suốt 20 phút sau đó, lực lượng bảo vệ Lãnh sự quán cố thủ bên trong và bắn đạn đáp trả nhằm ngăn cản những kẻ tấn công hung hãn. Tuy nhiên, trước hoả lực mạnh hơn và số lượng áp đảo hơn, nhóm chiến binh đã xông được vào bên trong Lãnh sự quán.
Đại sứ Stevens và nhóm của ông đã cố gắng một cách tuyệt vọng để tìm đường chạy ra chiếc xe hơi nhằm tìm cách trốn thoát. Tuy nhiên, chiếc xe đã bị nã đạn liên tiếp và bị trúng một quả rocket khiến nó trở thành một đống sắt vụn.
Đại sứ Stevens, ông Smith và một nhân viên an ninh khác bị kẹt lại trong làn lửa đạn kinh hoàng. Đây là 3 người duy nhất còn lại trong toà nhà khi nó bị đốt cháy. Lửa bùng lên khắp nơi. “Họ bắt đầu bị tách khỏi nhau khi khói đen nghịt bao trùm toàn bộ toà Lãnh sự quán”, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết.
Nhân viên an ninh đi cùng Đại sứ Stevens đã tìm cách thoát ra bên ngoài để tìm người giúp đỡ. Tuy nhiên, khi ông này quay trở lại thì tình hình đã trở nên quá muộn. Người ta không thể tìm thấy ông Stevens ở đâu.
Đại sứ Mỹ được cho là đã được những người dân Libya tìm thấy khi ông đang nằm sõng soài trên mái nhà của toà Lãnh sự quán, mặt úp xuống. Một quan chức Libya cho biết, ông Stevens đã cố gắng một cách tuyệt vọng để leo lên mái nhà, tìm cách thoát khỏi làn khói đen nghịt đang bủa vây xung quanh.
Khi người dân Libya đưa ông Stevens trong tình trạng bất tỉnh đến bệnh viện, không có bất kỳ người Mỹ nào ở bên cạnh ông. Vì vậy, người ta không biết ông Stevens là ai.
Một bác sĩ Libya có tên là Ziad Abu Zeid cho biết, ông đã tìm mọi cách để cứu Đại sứ Stevens trong suốt 90 phút đồng hồ nhưng đã không thành công. Ông Stevens đã chết vì ngạt khói.
Nhóm chiến binh táo tợn đã không dừng lại ở một cuộc tấn công ... Khoảng 45 phút sau khi những tiếng súng đầu tiên phát nổ, các nhân viên an ninh đã cố tìm cách chiếm lại toà Lãnh sứ quán Mỹ nhưng họ bất lực trước làn mưa đạn của các chiến binh. Lực lượng an ninh của Lãnh sự quán đã buộc phải rút về khu văn phòng phụ.
Lần thứ hai, vào lúc 11h20 tối, tức là khoảng hơn 1h sau vụ tấn công đầu tiên, lực lượng Mỹ mới thành công trong việc chiếm lại toà Lãnh sự quán. Nhưng sự việc chưa kết thúc ở đây. Cuộc đọ súng vẫn tiếp tục và những kẻ tấn công đã chuyển mục tiêu từ toà nhà chính sang toà nhà phụ.
"Trong cuộc tấn công này, có thêm 2 nhân viên Mỹ thiệt mạng và 2 người khác bị thương”, một quan chức cấp cao Mỹ cho biết.
Cuối cùng, khoảng 2h30 sáng ngày 12/9, 5 giờ đồng hồ sau cuộc tấn công đầu tiên, các nhân viên an ninh Mỹ với sự giúp đỡ của các lực lượng Libya , mới có thể giành lại quyền kiểm soát toàn bộ toà nhà Lãnh sự quán.
Vào thời điểm đó, người ta vẫn còn chưa biết Đại sứ Stevens đang ở đâu. Người Libya thì cho biết, những người qua đường đã giúp đưa ông Stevens trong tình trạng bất tỉnh đến bệnh viện. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ chưa thể xác nhận thông tin này.
Đến sáng hôm sau, người ta mới có thể cảm nhận thấy hết được sự khủng khiếp và mức độ tàn phá của những diễn biến trong vụ tấn công đêm 11/9. Mọi thứ bị đốt cháy hoàn toàn. Toà nhà phủ muội đen xì và rất nhiều đồ đạc bị đánh cắp. Hai chiếc xe bị phá huỷ hoàn toàn nằm bẹp dí trên mặt đất. Tường nhà lỗ chỗ những vết đạn bắn. Tất cả mọi thứ bị cháy biến dạng đến mức không ai có thể phân biệt phòng nào ra phòng nào trong toà Lãnh sự quán.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét