Nghìn năm trước, Việt nam là một quốc gia của
người „Tý hon“, đăng trên „Caocamquy Blog“. Bài viết lấy từ „Đông Nam Á Du
lịch“.
Kể ra, người viết phóng sự cũng như người
đăng chẳng có ác ý gì khi đưa ra những hình ảnh lạ mắt mà họ cho là kỳ quái,
nêu ra những phân vân lạ lùng về một vùng cảnh quan được gọi là „Cố đô“, „Hoàng
cung“ khi được nghe giới thiệu. Nhưng, là người Việt , nếu bạn được đọc những cảm nhận của khách, được thấy những ảnh thực ở Cố đô Hoa Lư, nơi
ngành du lịch coi là một trọng điểm, một điểm nhấn về lịch sử dân tộc thì thật
là một nét buồn. Quả thật, giống như khách nước ngoài đến du
lịch Hoa Lư, khi đừng quá vô tâm, chạnh lòng một chút, chúng ta cũng sẽ thấy thật „kỳ quái!“ với cái cách như hiện nay người
ta đang khoe, đang „tự hào“ giới thiệu
về lịch sử dân tộc với khách nước ngoài.
Và cũng từ bài lược dịch này, xin để ngỏ với
bạn đọc về cái chuyện „Phá dỡ Chùa trăm gian đã mục nát sau gần nghìn năm để
xây lại chùa mới, xứng tầm du lịch…“
đang ồn ào dư luận hiện nay. Sự kiện rất đáng để được thảo luận một cách
nghiêm túc!
Xin sơ dịch (từ bản tiếng Trung của Cao Cẩm
Quỳ) những nhận xét và lời bình của tác giả bài phóng sự để các bạn Việt nam xem: Lịch sử nghìn năm trước, Hoa Lư của chúng
ta „kỳ quái“ như thế nào qua
cách nhìn của khách du lịch :
…Hoa Lư là thủ đô của triều Đinh và Triều
Lý ( thế kỷ 10-11) Việt nam. Kinh thành thời đó đã bị hỏa hoạn nên sau này để
lưu giữ kỷ niệm, người ta đã phục chế lại, xây thành đình miếu để thờ phụng.
华闾位于越南的宁平省,距离河内约100公里,在公元10~11世纪是越南丁朝和李朝的首都。越南自丁朝起与中国的宋朝建立了宗藩关系,在国际上关系得到中国宋朝的支持。时至今日,当年皇宫早已毁去,人们在遗址上重建了当年的宫殿,并改作庙宇作为纪念。
Ảnh 1 : Cổng vào Hoàng cung mới xây dựng
theo kích thước và kiểu dáng thời trước.
Ảnh 2,3,4 :
Bước vào Hoàng Cung, cảm giác chính về cảnh quan kiến trúc là sự không
tương xứng. Theo lẽ thường , Hoàng cung phải là nơi nguy nga ,tráng lệ, Việt
nam thời đó là một nước nhỏ, kinh tế nghèo
nên cung vua khó cao đẹp hoành
tráng nhưng về kiến trúc, kích thước thì
cũng phải tương xứng với con người thời đó. Người thời nay, nhìn vào Hoàng cung
Việt nghìn năm trước thấy nghịch mắt. Mọi
kiến trúc về kích thước tương xứng dành cho kích thước của người Tý hon. Cổng
vào cung vua, chật hẹp đến nỗi hai người sánh vai qua không lọt!
2、皇宫进去之后感觉有一点点不对劲。通常意义上皇宫的建筑总是金碧辉煌,高大挺拔的。即使是再不济的小国,尽管没有钱去贴金镶银,在宫殿的尺寸上也会不甘人后。眼前这个一千多年前的
越南皇宫实在是有点袖珍
3、进入到这个一千多年前的旧皇宫,就像进入到一个小人国,宫殿的尺寸仿佛都是微缩后的比例。
4、皇宫的城门也仅够两个现在的成年人通过。这个皇宫似乎也太小气了——这个疑问一直我的脑海中挥之不去。
Ảnh 5,6,7 : Có thể là đời phong kiến sơ khởi,
kinh tế có hạn nhưng nhìn vào nơi Ngự của
Vua và hoàng tộc Hoa lư thì thấy chỉ tương xứng với gia cảnh của dân thường! Bức
tường ngăn bên lề đường có họa tiết kiến trúc thô thiển, thiếu tinh sảo, quá
đơn sơ . Ngự hoa viên xưa( vườn thượng uyển) nay biến thành nơi thả trâu bò của
người trong thôn.
5、可能丁朝是越南的立国之初,经济实力有限,皇宫里面的庭院和建筑最多只是相当于一些殷实人家的格局。
6、建筑装饰也显得比较粗糙,不够精细。
7、当年的御花园今天变成了乡下人的放牛场。
8、皇帝上朝的地方现在变成了寺庙,供奉着他们开国皇帝的排位和塑像。殿堂上的汉字对联极具中国特色,同时也颇有对宗主国献媚的味道,毕竟当时越南还是中国的一个藩国。
Ảnh 8 : Nơi thiết triều của nhà vua giờ
biến thành miếu thờ , bày đặt bài vị của Vua khai quốc. Điện cao là hàng chữ
Hán xác lập sự tôn kính Vua nhưng cũng cho thấy sự thật thời đó, VN là một chư
hầu của Trung Quốc. Lịch sử của Việt nam xưa đều viết bằng chữ Hán nên có một
hiện tượng kỳ quặc là toàn bộ lịch sử Văn Vật của VN người Việt nam (hiện nay)
đều không biết (đọc) và ưu thế ấy lại thuộc về người Trung Quốc!
9、在不断地低头穿过一道道殿堂大门的时候,我心中的谜底还是没有解开:为什么当年的建筑尺寸是这么小,难道重建的皇宫是微缩的么?
10、在皇宫的偏殿里,展示有当年皇后出巡用的凤辇宝座,虽然不够气派,但是也挺实用的。
Ảnh 9,10,11, 12, 13: Cúi
đầu chui qua một cửa hẹp xuyên qua hành lang vào cung thất (chát vôi vữa lem
nhem) thấy đặt kiệu vua và linh xa của Hoàng Hậu! (Có thật Vua và Hoàng hậu ngồi
và được kiệu đi bằng cái kiệu này không?). Hỏi kỹ thì được hướng dẫn viên khẳng
định Vua xưa ngồi ở kiệu này, thiết nghĩ kích thức nhỏ hẹp và cấu trúc bất tiên, khiêng rước, ngồi, đi sao được!? và
đây nữa, cổng vào vườn Ngự uyển, khách
chẳng dại cúi đầu chui qua vì thấy nó kỳ
quá!...
Chui một lần cuối ra khỏi Hoàng Cung, (khoảng
rộng đất trời) làm tâm hồn thoáng đãng hẳn! …
Trời ạ! Những thứ vừa xem ( ở trong Hoàng
cung) thì rõ ràng có khác gì để dành cho
NGƯỜI TÝ HON đâu.
12、于是,我不在为御花园里微型的凉亭感到诧异。
13、再次穿过大殿的门口时,心里面的疑团也解开了。
14、当然,现在的越南人已经比一千年前长高了很多
Ảnh 14 : Đương nhiên, so với 1000 năm trước
, người Việt nam nay, đã cao to lên rất nhiều.
Chú
thích : Như đã
trình bầy, do sơ dịch để ngắn gọn và
thoát ý nên người dịch không đối chiếu
câu chữ. Bạn đọc nào quan tâm đối chiếu, xin xem phần nguyên bản chữ Trung Quốc của Cao Cẩm Quỳ đính kèm với các ảnh .
Trần Đình Ngân Berlin
6 nhận xét:
1/ Có một vấn đề mà các nhà học giả không làm rõ, đó là chế độ PK VN ra đời muộn và tàn lụi sớm. Thực ra đến triều Nguyễn (Gia Long) mới tạm gọi là XHPK thôi. Vua VN thời Lý-Trần-Lê còn la cà xem dân cày ruộng, Lý Nhân Tông còn lấy cô gái hái dâu (Ỷ Lan), vua nhà Trần lấy cô Hến nhà quê mà. Gọi là vương triều cho oai vậy thôi. Cho nên vào Trường Yên (Ninh Bình), đến Thiên Trường (Nam Định) ta sẽ thấy hoàng cung rất đơn sơ. Và điều này là sự may mắn cho dân tộc, vì mức độ tàn bạo của chế độ PK chưa có điều kiện hoàng hành như ở TQ. Điều này cũng lý giải vì sao tư tưởng dân chủ ở VN dễ phát triển hơn. CCQ không hiểu điều này bởi y hiểu vương triều theo cách hiểu của người TQ, với chế độ PK hoàn chỉnh và kéo dài hàng ngàn năm.
2/ Theo tôi, dịch giả bài này hình như cũng chưa hiểu vấn đề trên nên có vẻ như đồng ý với cách lý giải của CCQ đưa ra.
3/ Phải thấy rằng, việc phá Chùa Trăm gian là bậy. Nếu sửa cho to đẹp khang trang thì còn ý nghĩa gì nữa?
Phạm Trọng
Có phải chui hay không chui thì đó là những gì thực sự tồn tại. Rõ ràng Phong kiến VN yếu ớt, nhỏ bé chả khác gì người VN thời bấy giờ. (Chưa kể tinh thần quật khởi khi có kẻ xâm lược). Nên tác giả nói, nhỏ quá không chui vào được có vẻ như là quá khích.
Tất nhiên cũng phải xem xét lại cách trùng tu thiếu nghiêm túc, xây mới những công trình cũ ở ta để làm nơi cho du khách tham quan, du lịch.
Hãy nhìn người Đức trùng tu những bức tranh sơn dầu trên tường ở Huế, hay người Ba Lan trùng tu các tháp Chàm ở Mỹ Sơn, miền Trung... Đó mới là việc giữ gìn cái cũ cho người đời sau.
Mấy hôm vừa rồi maill không được. Bây giờ bàn thêm về di tích lịch sử.
Cần khảng định tôn tạo "Di tích lịch sử" là phải cố gắng tối đa giữ lại nguyên bản. Bởi vậy việc phê phán hành vi "Làm lại chùa trăm gian" là đúng. Tuy nhiên, mặt khác, cũng cần phê phán tệ quan liêu, cửa quyền và thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Tại sao thấy rõ di tích này xuống cấp nghiêm trọng, nhà chùa, tín đồ Phật giáo và cả chính quyền địa phương cùng nhân dân sở tại làm tờ trình hàng chục năm nay mà vẫn "ngâm tôm" ? Họ quan liêu, cửa quyền, vô cảm hay "làm tiền"??? Vì sao lúc chùa mới bị đụng, họ lại không can thiệp ngay? Tôi không tin rằng cơ quan hữu quan không biết tí gì. Tối qua, nghe vị bộ trưởng du lịch giải thích, có vẻ chặt chẽ nhưng thực ra là còn nhiều điều ngụy biện, trả chưa thấy trách nhiệm của chính ông ta.
Phạm Trọng
Nếu tôi có đi xem một di tích lịch sử, dù nó có xấu hay đẹp, là tôi muốn đi xem để biết ở thời gian đó, những người ở đó sống và làm việc như thế nào?, nên tôi trân trọng những cổ vật đó (những sản phẩm không bao giờ có nữa).
Chắc tôi không bao giờ tới xem chùa 100 gian nữa, xây mới mà chỉ có 100 gian thì kém quá, sao không xây nó 10,000 gian với vài chục tầng cho nó hiện đại hơn?????.
Đọc phần mở đầu trong Blog Cao, xem kỹ mấy ảnh mà Cao Post lên, ý kiền cho rằng người viết các cảm nhận về Hoa lư là một khách Tây trong nhóm du lịch ( Cái anh chàng cao to,quần sooc ấy!) chứ không phải là bài do Cao tự viết có lẽ có lý. Nhưng điều khẳng định là, Anh Cao cũng muốn qua bài này, Post lên cảm nhận của mình.
Ý kiến khách tham quan rất chân tình ,lẽ gì chúng ta không nhìn lại cách học, cách tuyên truyền lịch sử của mình cho đời sau! Không lẽ cảnh quan, di tích hoang phế xụp đổ( do năm tháng)sẽ còn mãi để chúng ta tự hào !!!
Đăng nhận xét