Mời xem phóng sự!
Chờ nhau ở cổng Ciputra. |
Ngày 18/10/2012, nhóm 9
bạn Trỗi K2 đã có cuộc “về nguồn” thú vị.
Đích tới của chuyến đi là thôn Cao Chùa - xã Mỹ Yên - Đại Từ -Thái
Nguyên. Trỗi K2 rất gắn bó với mảnh đất này. Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1966,
đại đội 9 (Trỗi khóa 2) đã được bố trí ở
nhà dân tại thôn đây. Dù chỉ ở với đồng bào có 3 tháng nhưng tình cảm giữa Trỗi
K2 với dân ở đây vô cùng sâu sắc và thắm thiết.
Thành phần đoàn đi hôm nay gồm 4 nữ (Thái, Chung, Hòa, Minh) và 5 năm (Kỳ
Minh, Thắng Tụt, Phú Thành, Mạnh Lương và QV). Trong số đó, mình (QV) về Mỹ Yên
đến cả chục lần rồi, mà lần đầu tiên là vào năm 1996 sau khi rời khỏi đó đúng
30 năm. Chu Kỳ Minh và Mạnh Lương đã về lại Cao Chùa 1-2 lần. Với Phú Thành và
4 bạn nữ thì đây là lần đầu tiên sau 46 năm mới trở lại đất này (chỉ có Thái là
đã một lần đi với cậu em Hữu Thành (K4) lên Mỹ Yên nhưng không vào Cao Chùa).
Nhà anh Quang, nguyên bí thư xã, địa chỉ đầu tiên. (Ông này cả đời theo Đảng, về hưu còn làm bí nên đầy bằng, giấy khen... trên tường!). |
Xuất phát từ cổng khu
đô thị Nam Thăng long (nhà Thái ở đấy) lúc 7h, đi theo lối tắt (rẽ ở Ba Hàng),
độ 2 tiếng sau thì đến Mỹ Yên. Đội hình
đi trên 2 xe, một xe do CKM lái, còn xe kia do tay lái lụa kiêm “ranh ca” một
thuở Nguyễn Thị Thái nắm vô lăng. Xe Thái khỏe hơn nên cõng thêm Thắng Tụt (tên
này hôm đó thắng quả đậm). Mọi người cho rằng cũng chỉ có hắn mới còn đủ sức để
xử lý cả 4 đối tượng tuy có tuổi nhưng còn rất khí thế. Và thực tế đã chứng
minh quyết định đó là sáng suốt. Gần tới Mỹ Yên, điện cho em Nhì – Chủ tịch xã.
Em đang họp trên huyện, hẹn gọi lại sau. Một lát sau, có cú điện của em. Qua mấy
câu chào hỏi kiểu Trỗi, em nhận ra ngay. “Anh Quang Việt à? Các anh đi mấy người
để em bố trí cơm trưa?”. “Thôi, khỏi phiền bọn em. Các anh lên thăm Mỹ Yên,
nghe giọng em sang sảng, biết em rất khỏe là mừng rồi. Bọn anh có kế hoạch rồi.
Lên đến đây mà không về “nhà” ăn cơm thì u mắng chết.”
Lên núi, ra suối. |
Tới Mỹ Yên, cả hội về
ngay nhà anh Đào Ngọc Quang – nguyên CTX, BTĐU, CT HĐND, vừa nghỉ hưu hơn năm
nay. Anh Quang rất vui vì lần đầu tiên được đón tới 4 chị cựu HS NVT. Anh càng
vui hơn khi biết trong số đó có con gái bác Song Hào, người đã ký quyết định
phong quân hàm sỹ quan cho anh khi anh tốt nghiệp trường SQ TT. Chuyện râm ran
một hồi, ai cũng tiếc cây đa, nơi ghi dấu bao kỷ niệm của lính Trỗi. Các bạn nữ
rất háo hức tìm lại dấu vết của con đường xưa từ Trại Cau đến Cao Chùa. Trên
con đường đó, ngày ngày, nắng cũng như mưa, mỗi buổi sáng sớm, 5 chị em K2 dắt
díu nhau đi bộ mấy cây số đến lớp học ở Cao Chùa, chiều lại dắt nhau về Trại
Cau. Các bạn rất muốn về thăm lại Trại Cau, nhưng anh Quang bảo bây giờ cũng chẳng
còn nhận ra cái Trại Cau của thời đó nữa. Vả lại thời gian cũng không nhiều,
nên đành thôi vậy.
Về lại Bom Bom ngày xưa. |
Từ nhà anh Quang, cả hội
kéo nhau ra con suối Bom Bom. Mọi người thích thú thi nhau chụp ảnh. Nước suối
cực mát, mọi người thích tắm nhưng sợ lạnh. Chỉ có QV và KM là lên chỗ nước sâu
nhất (cách chỗ mọi người chụp ảnh độ 20m) cởi phăng quần áo, ào xuống suối tắm
bài 1 luôn. Mới xuống thì hơi lạnh, nhưng khi đã đầm mình xuống lòng suối thì
thấy sảng khoái vô cùng. Mạnh Lương hóm hỉnh chớp luôn mấy pô và còn quay được
cả một clip hai thằng đang “tiên” nữa.
Chu Kì Minh và Quang Việt chả ngại lạnh, ào xuống suối. |
Vùng vẫy, chụp ảnh một
hồi thì có điện của cu Lịch – con út bà Lít, bà chủ nhà của Chu Kỳ Minh và 4 bạn
K2 khác – giục về ăn cơm. Thế là rút
quân. Trên đường về nhà bà Lít, mình còn
kịp ghé thăm nhà cụ Thưởng, người mà sau 30 năm (1966-1996) gặp lại vẫn nhớ cả
tên mình:”Hình như chú Quang Việt?”. Cụ ông đã khuất núi, chỉ còn cụ bà nay đã
ngoài 80 và đã có một lũ chắt. Biếu quà và hàn huyên một lúc thì phải xin phép
gia đình để đi theo hội. Bà cụ cứ trách mãi:”Đã lên lên đến đây mà lại đi tận
đâu ăn cơm?”. “Rồi con lại lên mà.”
Lần đầu đủ 4 nữ tướng k2 lên thăm An Mỹ. |
Căn nhà ba gian của gia
đình bà Lít hôm nay thật đông đúc và ồn ào. Bà Lít là thím của anh Quang, và lại
là cô ruột của chủ tịch Nhì. Hôm nay con cháu bà cùng tựu về đón khách. Bà Lít
năm nay cũng đã ngoài 80, tai đã không còn nhậy nữa. Nói chuyện cứ phải như
quát vào tai bà mới nghe được. Chu Kỳ Minh thay mặt cả hội tặng bà Lít tấm áo ấm
và biếu quà cho cả nhà. Bà xúc động hỏi thăm những bạn Trỗi đã từng ở nhà bà.
Ngoài Kỳ Minh và Phú Thành trong đội hình hôm nay lên đây, bà còn nhớ rõ cả Đàm
Hữu Nghị, Quản Đình Sơn, Tạ Sang. Câu chuyện gợi lại những tháng ngày ấm áp
tình quân dân của 46 năm về trước, xúc động,
bồi hồi…
Đi dân nhớ, ở dân thương. |
Rồi cỗ được dọn ra. Kỳ
Minh bảo cu út Lịch:”Chú đã đặt hàng rồi, chỉ cơm canh với rau là chính, sao
làm cỗ to vậy?” “Có gì đâu chú, toàn của nhà ấy mà” . Lũ Trỗi mang bánh mỳ, bơ,
giăm bông, xúc xích… là những thứ ở Hà Nội thì sẵn nhưng trên này thì ít khi
có, để góp cỗ. Thế là cụng ly, là chúc sức
khỏe, là cạn chén, là “chú ăn thử món
này đi” và những câu chuyện tình nghĩa cứ thế kéo dài tưởng như không dứt.
Cuộc vui nào rồi cũng
phải đến hồi kết thúc. Đã đến lúc phải chia tay. À, còn chụp ảnh đã chứ. “Cười
nào, cười tươi vào nhé”.” Bốn sáu năm mới có buổi hôm nay đấy”.Xong rồi.
“Thôi chúng em về nhé.
Đến hẹn lại lên”
3 nhận xét:
Uả cái clip tắm suối sao ko đăng lên?
HMK6
Thật ấm áp những chuyến đi đầy nghĩa,nặng tình.Khóa học 1965-1966 cô cũng sơ tán lên Đại Từ,Thái Nguyên,không để ý thôn gì,chỉ biết ở nhà sàn của dân ven theo một con suối.Đó là khu sơ tan của Đại học Sư phạm và cô là SV năm 3.Hằng chủ nhật đi lấy gạo rất xa nơi ở,cứ vác bộ rất khổ.Lên đó cô mới hiểu thế nào là:"Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi.
Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng. . ."
. . .:"Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa . . ."Mừng gặp lại Việt-như mới hôm nào ở Cà Mau.
Hồi đó bọn em cũng biết là có ĐHSP của cô sơ tán ở gần đó mà! Lính Trỗi đã từng gặp SV SP ở trong rừng khi đi lấy củi. Hồi đó chưa có duyên nên mình chưa gặp nhau cô ạ. Phải 46 năm sau cái duyên nó mới đến cô nhỉ? Mong ngày được đón cô ở HN.QV.
Đăng nhận xét