Dân ta và dân Tàu có thói quen xấu: bạ đâu là khạc nhổ. Rất bẩn. Nhìn sân ga, bến tầu, nhìn lên bờ tường bệnh viện, trường học... đâu đâu cũng thấy dấu vết của những "trận bom" vi trùng. Ghê quá.
Ngày ở ngoài Bắc, trời đông lạnh nên hay viêm mũi, viêm họng. Mấy chục năm trước, mỗi lần đèo bà cụ đi đâu, thấy khó chịu trong mũi, trong cổ là khạc, nhổ. Từng bị bà phê bình: "Con khạc nhổ bừa bãi, mất vệ sinh quá". Giờ, bà đi xa đã lâu nhưng mỗi lần định khạc nhổ bậy lại nhớ đến bà và dừng ngay việc xấu.
Cách đây gần hai chục năm làm giám đốc liên doanh với tụi Hàn. Một lần lái xe đưa cậu Lee (khách hàng) ra trung tâm. Thấy khó chịu ở cổ, vội quay kính, "phóng" đờm ra ngoài. (May không trúng ai!). Thấy Lee cau mày, nhắc: "Xin lỗi, có giấy đây này", vừa nói vừa móc túi lấy khăn giấy đưa cho. Ngượng quá. Nghĩ lại thấy đúng là tụi nó văn minh hơn mình. Sau này trên xe luôn có hộp khăn giấy; còn lỡ đi đâu xa không quên thủ gói khăn giấy trong túi. Dùng xong cho giấy bẩn vào túi, mang về nhà mới vứt.
Từ hơn chục năm nay thường qua lại Quế Lâm, TQ, thấy phố xá, khu nhà ga, bến xe, cửa hàng bách hóa... khu công cộng khác hẳn. Sạch sẽ, đẹp đẽ, không thấy ai khạc nhổ bừa bãi như những năm 1967, 68.
Còn dân ta thì chưa bỏ được thói xấu này, cứ thích là khạc nhổ, thậm chí nhổ ngay ra cả bên bàn tiệc, trong nhà hàng ăn uống hay ngay buồng bệnh ở bệnh viện - nơi được coi là vệ sinh nhất. Trên tường nơi công cộng chỗ nào cũng thấy những vệt bẩn của nạn này, trông tựa những bức tranh thủy mặc của họa sĩ Trương Hán Minh. Lắm khi đi trên đường lát đá hoa cương bỗng thấy 1 vệt xanh lè, ruồi nhặng bám đầy. Khiếp!
Bao giờ dân ta mới có văn minh như xứ người?
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét