Giải thích tình trạng này Giáo sư kinh tế Ngô Kính
Liễn cho rằng: “Nguyên nhân dẫn
tới chênh lệch giàu nghèo có nhiều, nhưng một nguyên nhân quan trọng ở Trung
Quốc là nạn tham nhũng của các quan chức và tình trạng lũng đoạn của các
công ty tập đoàn nhà nước. Điều làm công chúng phản cảm và công phẫn là bọn
chúng có thái độ hống hách, thậm chí tác yêu tác quái, nhũng nhiễu dân chúng.
Đây là nhân tố làm xã hội mất ổn định thời gian qua.”. Còn Giáo sư Học viện
Hành chính quốc gia Uông Ngọc Khải thì cho rằng: : “Cải cách tình
trạng phân phối bất công hiện sở dĩ chưa được tiến hành đúng mức theo nguyện
vọng của dân chúng, nguyên nhân chủ yếu do sự ngăn cản và gây rối của ba tập
đoàn lợi ích lớn trong xã hội hiện nay: Một là, tập đoàn lợi ích của giới quyền
quý mà đại biểu là tầng lớp quan chức lãnh đạo tham nhũng. Hai là, tập đoàn lợi
ích của tầng lớp lũng đoạn mà đại biểu chủ yếu là các chủ doanh nghiệp quốc
doanh lũng đoạn của nhà nước. Ba là, tập đoàn lợi ích của tầng lớp nắm giữ tài
nguyên môi trường mà đại biểu chủ yếu là chủ doanh nghiệp kinh doanh nhà đất và
tài nguyên môi trường.”
Theo con số của Viện Nghiên
cứu Phát triển kinh tế của Liên Hiệp Quốc (UNU-WIDER) công bố năm 2010 Việt Nam
có hệ số Gini là 0,43. Tổng cục Thống kê Việt Nam đánh giá rằng hệ số Gini vượt
quá giá trị 0,40 là dấu hiệu đáng báo động ở mức nguy hiểm đối với khoảng cách
thu nhập của một quốc gia. Tôi chưa tìm được nguồn tài liệu nào để biết hệ số
Gini của Việt Nam năm 2012 là bao nhiêu. Nếu độc giả nào có nguồn tài liệu xin
cung cấp để chúng ta cùng suy ngẫm.
Ảnh: Hệ số Gini của Việt Nam từ 1993 đến 2010
(UNU-WIDER)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét