Tôi muốn tiếp tục viết về chủ đề Nước mất nhà tan trong bài
viết thứ hai này. Trong bài này tôi viết về Tây Tạng.
Về địa lý Tây Tạng nằm
trên cao nguyên Tây Tạng ở Tây Nam Trung Quốc, có biên giới với các nước Ấn Độ,
Butan, Nêpan, Mianma, có độ cao trung bình 4200 mét. Phần lớn dãy Hymalaya -
nóc nhà của thế giới – nằm trong địa phận Tây Tạng. Khí hậu khắc nghiệt, độ ẩm
thấp. Tây Tạng có những dãy núi tuyết cao từ 5000 mét đến 7000 mét. Một số con
sông lớn trên thế giới như Dương Tử, Hoàng Hà, Mê Kông, sông Hằng có đầu nguồn
ở Tây Tạng. Nằm trên vùng đất ấy là Khu tự trị Tây Tạng của Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa có diện tích 1,2 triệu kilômét vuông với thủ phủ là thành phố Lhasa.
Người dân bản địa sống tại Tây Tạng là người Tạng. Người
Tạng sử dụng ngôn ngữ Tạng và theo Phật giáo Tây Tạng. Phật giáo Tây Tạng còn
được gọi là Lạt ma giáo-là một hệ phái thuộc Phật giáo Mật Tông- các vị đại sư
được gọi là Lạt ma, người lãnh đạo tinh thần cao nhất được tôn xưng là Đạt lai
Lạt ma. Đạt lai Lạt ma thứ 14 sống lưu vong tại Ấn Độ từ năm 1959, được trao
giải Nobel Hòa bình năm 1989. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa áp dụng một chính
sách sắt máu-cũng có thể gọi là chính sách diệt chủng- để cai trị Tây Tạng. Năm
1954 có hơn 40.000 người Tạng bị giết. Người Tạng bị trục xuất khỏi nơi cư trú,
bị cưỡng bức lao động. Hàng triệu người Hán được đưa đến Tây Tạng định cư.
Tháng 3/1959 người Tạng nổi loạn, lập chính quyền lưu vong ở Dharamsala cách
biên giới 35 dặm. Trong vụ nổi loạn này 87 nghìn người Tạng bị giết, Đạt lai
Lạt ma thứ 14 trốn sang Ấn Độ. Năm 1960 tu viện Tashilhunpo của người Tạng bị
cướp phá, bốn nghìn tu sĩ kẻ bị giết, người bị lưu đày. Trong cuộc Cách mạng
văn hóa giai đoạn 1966-1976 hơn 6000 tu viện của người Tạng bị Hồng vệ binh phá
hủy, hơn một triệu người Tạng bị giết. Người Tạng bị cấm mặc y phục cổ truyền,
mọi hoạt động tôn giáo bị xóa bỏ. Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights
Watch cho biết từ năm 2006 đến nay hơn hai triệu người Tạng đã bị cưỡng bức di
dời khỏi nơi cư trú đến sinh sống trong những địa điểm quy định dưới sự kiểm
soát của nhà cầm quyền. HRW bình luận rằng động thái này là bước đi mới nhất
của chính phủ Trung Quốc nhằm thắt chặt sự kiểm soát chính trị đối với người
Tạng. Phẫn nộ trước chính sách cai trị tàn bạo của nhà cầm quyền từ 2009 đến
nay có ít nhất 117 người Tạng đã tự thiêu để phản đối trong đó có hơn 90 trường
hợp tử vong. Gần đây nhất hãng tin Pháp AFP dẫn nguồn từ hai tổ chức Tây Tạng
lưu vong đưa tin, ngày 6/7/2013 hàng trăm người Tạng trong đó có các tăng ni tụ
tập trên một ngọn đồi để thắp nhang và cầu nguyện nhân sinh nhật lần thứ 78 của
Đức Đạt Lai Lạt Ma. Công an Trung Quốc đã bắn thẳng vào đám đông và ném lựu đạn
cay “mà không hề có một lời cảnh báo”.
Nước mất thì nhà tan. Các nước nhược tiểu lân bang của Trung
Quốc hãy nhớ một câu nằm lòng rằng mất nước vào tay ai thì mất nhưng đừng mất
vào tay chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Hãy nhìn vào tấm gương của người Duy Ngô
Nhĩ ở Tân Cương và người Tạng ở Tây Tạng bị kẻ thống trị đối xử tàn bạo như
dưới thời trung cổ mà tránh cái họa nước mất nhà tan.
Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14.
Ảnh: BBC
2 nhận xét:
Một điều chắc chắn dân tộc Việt khác đại Hán, ngôn ngữ người Việt nói tính từ dứng sau.
4000 năm đại Hán tìm cách thôn tính người Việt Nam. 1000 năm đại Hán thống trị người Giao Chỉ bằng chính sách thuế cực kỳ nặng nhọc để đại Hán phè phỡn.
Cuộc sống của những dân tộc không phải là đại Hán ở china tất cả mọi người đều biết, kể cả những dân tộc bách Việt như người Miêu.
Những người Việt có ý thức "nước Nam vua Nam ở" không bao giờ quên những bài học lịch sử.
Sự cảnh báo của Tác giả như là sự lo xa! Nhưng từ Tây tạng , Tân cương mà nghĩ đến Việt nam thì là lo xa quá. Lịch sử Viêt nam ta cho phép khẳng định, không kẻ thù nào có thể khuất phục được dân tộc Đại Việt Anh Hùng. Bao đời nay, ông cha tổ tiên giặc phương Bắc dù có đô hộ, cai trị nhưng chưa bao giờ làm chúng ta khiếp sợ mà nhừơng ngôi, nhượng đất cho chúng. Đất nước cũng có thời có bọn phản bội , Việt gian nhưng Vua ta chưa bỏ Đất mà chạy ẩn cầu thời bao giờ!
Tất nhiên, những bài học lịch sử bao giời cũng là vô cùng quý giá. (Trần)
Đăng nhận xét