Những người có chút máu văn nghệ một lúc nào đó nổi hứng, thường buột miệng hát đôi câu vu vơ. Những câu hát nằm trong bộ nhớ có khi chỉ là một đoạn của bài hát. Khúc đầu, khúc giữa, khúc đuôi, khúc nào cũng được,tự nhiên bật ra như radio bắt được tần số dò đài,những bài hát cóp nhặt trên dòng đời một cách có ý hay vô tình nghe đâu đó thỉnh thoảng được hát nho nhỏ như thế..
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo, Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi…
Đó là câu hát tôi thường nghêu ngao nhất, có lẻ vì không gian đượm buồn nhè nhẹ của lời bài hát, mà cũng vì trong câu hát có tên một loài hoa gây ấn tượng vì vẻ huyền hoặc của nó.
Có lẻ với người Tây phương, người ta biết ngay hoa thạch thảo là hoa gì, một cái gì thấy được, ngắt được, thậm chí ngữi được mùi hoa ngát hương của nó. Trừ những người đã đi Tây và có quan tâm tìm hiểu thì còn có thể biết chứ phần nhiều người Việt chúng ta thật ra đọc thì đọc, hát thì hát chứ chẳng biết hoa thạch thảo là hoa gì, mặt mũi vóc dáng ra sao ?!
Bài viết này không bàn luận gì về bài thơ L’ Adieu mà Búi Giáng đã dịch và Phạm Duy đã phổ nhạc, tôi chỉ muốn nhân câu chuyện liên quan đến bài thơ để đi tìm ra một cành hoa đúng thật là một cành hoa thạch thảo đặt lên mộ củaLéopoldine tiếc thương người bạc mệnh.
Léopoldine là con gái cưng của Victor Hugo, đại văn hào Pháp (1802-1885),. Léopoldine đã chết đuối cùng chồng trong một vụ lật thuyền trên sông Seine vào trưa ngày 4/9/1843, khi cô chưa đầy 20 tuổi và đang mang thai 4 tháng. Hugo chỉ biết tin con mất khi ông vô tình đọc một tờ báo ở quán cà phê nọ. Mộ Léopoldine được chôn gần nơi bà qua đời trên bờ sông Seine đoạn chảy qua Villequier gần cảng Havre, cạnh khu bờ biển Normandi. Apollinaire làm bài thơ L’Adieu sau khi đi thăm mộ Léopoldine con gái của Victor Hugo vào ngày 16 tháng 9 năm 1913.
L’Adieu
J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends
Lời vĩnh biệt ( dịch)
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó….
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó….
Bùi Giáng (1925-1998) dịch
(“Ði vào cõi thơ”. Bùi Giáng, trang 80-82, nhà xuất bản Ca Dao, Sàigon, Việt Nam.1969)
(“Ði vào cõi thơ”. Bùi Giáng, trang 80-82, nhà xuất bản Ca Dao, Sàigon, Việt Nam.1969)
Cũng dựa trên ý thơ của bài thơ nói trên, năm 1965, Phạm Duy viết bài “Mùa thu chết” mở đầu bằng 2 câu:
“Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Bùi Giáng thì dịch “ hái nhành lá” còn Phạm Duy thì viết “ ngắt cụm hoa”. Đây là khởi đầu của những suy diễn sai lầm của nhiều người viết về hoa thạch thảo.
Ngắt cụm hoa trong lời nhạc của Phạm Duy gợi hình ảnh một “cây thân thảo”, hình ảnh người ngắt cụm hoa là hình ảnh một người cúi xuống một bụi hoa .
Hái nhành lá cây trong câu thơ dịch của Bùi Giáng gợi hình ảnh một cây “hoa thân mộc” cao vừa tầm hái.
1. Những cây không phải là Hoa Thạch Thảo nhưng bị ngộ nhận:
Việc ngộ nhận hoa thạch thảo của người đọc bài thơ dịch và và lời bài hát nầy có nguyên do từ tên gọi tiếng Việt, một sự đồng hóa, lồng ghép khiên cưởng của chữ nghĩa do tên gọi giống nhau.
Hoa Cúc Cánh Mối
A Ngoài Bắc, người ta gọi Cúc cánh mối (vì hoa mỏng nhẹ như cánh mối) làthạch thảo, cúc thạch thảo nên nhiều người cứ thản nhiên coi cây hoa thạch thảo trong bài thơ nói trên là cây cúc cánh mối .
Cây có nguồn từ châu Âu, châu Á. Cúc cánh mối là cây thân thảo, sống nhiều năm nhờ có thân rễ mọc bò dưới đất. Thân cao 15 – 50 cm, đơn hay phân nhánh ít ở ngọn. Lá dài, thuôn hình giáo tù, hơi có lông mịn, nguyên, các lá ở thân không có cuống. Cụm hoa hình đầu đơn độc ở ngọn các nhánh. Vòng hoa đều dài, cánh môi thuôn hẹp, thẳng màu lam tím. Các hoa ở ngoài hình lưỡi, màu lam tím, dài 1 cm. Hoa giữa hình ống hẹp màu vàng, xếp sát nhau. Hoa thường màu tím nhạt. Quả bé có mào lông mịn màu vàng.
Cúc cánh mối, tên Aster amellus L, hay còn gọi là cúc thạch thảo,là một loài thuộc chi Cúc sao (Aster) thuộcvề Họ Cúc (Asteraceae). Tên tiếng AnhEuropean Michaelmas Daisy, tiếng Pháp Oeil de Christ.
Như vậy, có thể nói ngay Cúc cánh mối không phải là cây hoa thạch thảo. Sự nhầm lẫn bắt nguồn từ việc trùng tên theo cách gọi của người miền Bắc Việt nam mà thôi.
Rất nhiều bài viết trên mạng internet về hoa thạch thảo kể một câu chuyện tình lãng mạn của đôi thanh niên nam nữ có tên hẳn hoi. Có thể đó là một câu chuyện bịa như hầu hết truyền thuyết , cố ý tạo một câu chuyện đầy kịch tính rồi gán ghép vào xuất xứ tên gọi một loài hoa. “Ami và Edible thường hay cùng nhau vào rừng. Ami hái nấm còn Edible săn thú. Rồi, Edible vươn người ra vách đá dựng hái hoa thạch thảo cho Ami.Edible sẩy chân rơi xuống vực chỉ kịp nói xin đừng quên tôi”. (kèm theo bài viết là hình chụp Cúc cánh mối để minh họa)
Bắt đầu từ đây, những bài viết đó kéo thêm những ngộ nhận tiếp theo “Ban đầu họ đặt tên cho nó là Forget me not, sau nhiều năm và được trồng ở nhiều nước nó lại có những cái tên khác nhau như Muget De Mai (Pháp), Thạch Thảo (Việt Nam)…
B. Chính hoa 5 cánh tiếng Việt gọi là Hoa Lưu Ly mới là hoa forget me not
Trong một số ngôn ngữ, tên của hoa lưu ly được gọi là hoa “xin đừng quên tôi”. Tên tiếng Anh “Forget me not” được mượn từ tên tiếng Pháp là “Ne m’oubliez pas” và được dùng lần đầu tiên vào khoảng năm 1532.
Có khoảng 50 loài lưu ly trong chi này, và chúng khác biệt nhau một cách đáng kể. Tuy nhiên, một lượng lớn các loài có chung các đặc điểm được miêu tả như hoa màu lam tím nhỏ (đường kính 1 cm) với 5 cánh hoa mọc dày dặc trên các thân cây bò lan um tùm, ra hoa vào mùa xuân. Các loại màu sắc khác của hoa cũng không phải là bất thường trong chi này, với các dạng màu hồng hay trắng vẫn có thể tồn tại. Chúng hay được trồng trong vườn và các giống trồng thường có hoa với màu sắc hỗn tạp.
Các loài lưu ly có thể là cây một năm hoặc cây lâu năm. Hệ thống bộ rễ của chúng nói chung là rễ chùm. Hạt của chúng được tìm thấy trong các quả dạng quả đậu nhỏ, hình tulip dọc theo thân tới hoa. Quả đậu bám vào quần áo khi va chạm phải chúng và cuối cùng rơi xuống đất, giải phóng các hạt nhỏ để chúng có thể nảy mầm ở mọi nơi.
Myosotis alpestris Myosotis alpestris
Đây chỉ là sự gán ghép tên gọi. Dựa vào lời của người bạn trai nói với bạn gái khi rơi xuống vực trong câu chuyện thương tâm nói trên để cho rằng hoa thạch thảo còn có tên gọi là forget me not là một sai lầm ấu trỉ.
C. Thêm một loài hoa được kéo vào đây để tung hỏa mù làm người đọc không biết đâu mà lần là Muget De Mai (Pháp),
Hoa này có tên là Hoa Linh Lan, trong tiếng Anh còn được gọi là Our Lady’s tears (Nước mắt của Mẹ). Các tên gọi khác trong tiếng Anh là May Lily (huệ tháng Năm), May Bells (hoa chuông tháng Năm), Lily Constancy (huệ chung thủy), Ladder-to-Heaven (thang tới thiên đường), Male Lily.
Linh Lan ( Our Lady’s tears)
Theo truyền thống, hoa linh lan được bán tại Pháp trên các đường phố vào ngày 1 tháng 5. Kể từ năm 1982, hoa linh lan là quốc hoa của Phần Lan
Convallaria
C. majalis
Linh lan hay lan chuông (danh pháp khoa học: Convallaria majalis,L, là loài duy nhất trong chi Convallaria thuộc một họ thực vật có hoa là họ Ruscaceae. Nó có nguồn gốc trong khu vực ôn đới mát của Bắc bán cầu tại châu Á,châu Âu và Bắc Mỹ. Nó là một loài cây thân thảo sống lâu năm có khả năng tạo thành các cụm dày dặc nhờ loang rộng theo các rễ ngầm dưới mặt đất gọi là thân rễ. Các thân rễ này tạo ra rất nhiều chồi mỗi mùa xuân. Thân cây cao tới 15–30 cm, với hai lá dài 10–25 cm và cành hoa bao gồm 5-15 hoa trên đỉnh ngọn thân cây. Hoa có màu trắng (ít khi hồng), hình chuông, đường kính 5–10 mm, có mùi thơm ngọt; nở hoa về cuối mùa xuân. Quả của nó là loại quả mọng màu đỏ, nhỏ với đường kính 5–7 mm.Nó là một loại cây cảnh trồng phổ biến trong vườn vì các hoa có mùi thơm của nó.
Hoa lan chuông
Kết 1:
Cúc cánh mối (Aster amellus L), forget me not hay còn gọi là hoa lưu ly (Myosotis), Linh lan hay lan chuông (Convallaria majalis,L),cả 3 loài đều không phải là Cây Hoa Thạch Thảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét