Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Văn hóa ứng xử ở 2 miền

Mời đọc!

8 nhận xét:

Nặc danh nói...

Tôi không so sánh về văn hóa ứng xử, nó phụ thuộc ý thức hệ của xã hội và gia đình tuy nhiên người miền trung và người miền bắc chịu khó, ham học, thông minh và đa phần có trình độ kiến thức, trình độ học vấn hơn người miền nam.

Nặc danh nói...

Dưới chế độ XHCN ở miền Bắc, hầu như mọi công dân đều xa rời với văn hóa ứng xử của dân tộc. Mọi người đã trở nên "bình đẳng" một cách quá trớn. Con nít nhãi ranh gọi người đáng tuổi ông cha mình là "đồng chí". Thật là phi dân tộc, phi đạo lí. Ngược lại, người miền Nam vẫn sống với văn hóa và lễ giáo của dân tộc. Điều đó không ai phủ nhận được.
Tôi xin hỏi quý vị, những bằng cấp người miền Bắc và miền Trung (tôi xin lỗi vì phải nói điều này) đạt được có giá trị không? Có đem lại thứ hạng cho đất nước, có đem lại sự phồn vinh cho bản thân mình và cho đất nước hay không? Người VN rất thất vọng, xấu hổ vì bảng xếp hạng của Thế giới trong đó, VN với thành tích đội sổ. Các nước khu vực, Thế giới quá coi thường bằng cấp của VN. Ôi! Một quốc gia có nhiều Thạc sĩ, Tiến sĩ nhất Đông Nam Á!
Ngay từ thời triều Nguyễn, đã có ý kiến phản bác việc học tập kiểu hủ Nho. Ngày nào, còn học những điều hủ Nho thì ngày đó dân tộc VN còn yếu hèn, còn dốt nát, bị các dân tộc tân tiến bỏ lùi sau lưng.
Qúy vị nghĩ gì khi hàng nghìn Thạc sĩ đang bị thất nghiệp. Tại cơ chế hay tại mình bất tài vô dụng? Nền kinh tế thị trường đã có câu trả lời rạch ròi dứt khoát.
Đây là thời điểm dân tộc VN đứng trước tấm gương lớn để soi mình chứ không phải để tự ngắm mình.

Nặc danh nói...

Dù nội dung bài viết có thế nào đi nữa, quan điểm nhìn nhận phiến diện hay góc tiếp cận sự việc quá hẹp nhưng một điều quả quyết: TÔI VẪN YÊU NGƯỜI HÀ NỘI

Nặc danh nói...

Người dân miền Nam chưa bao giờ tự nhận mình là "thông minh", có trình độ học vấn hơn người, song có điều chắc chắn là người dân miền Nam thật thà chất phác, "ruột thẳng như ruột ngựa", đã, đang đóng góp to lớn vào Ngân sách Quốc gia bằng sự lao động của chính mình. Riêng miền Đông Nam Bộ đã đóng góp hơn 1/3 vào Ngân sách Quốc gia mỗi năm, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của cả nước. Người nông dân miền Tây Nam Bộ nếu làm biếng lao động thì làm sao có đủ gạo để ăn, để xuất khẩu? Vậy mà họ vẫn bị kì thị của bọn người năng thuyết mà bất năng hành.
Miền Nam có một tiềm năng to lớn, có sự năng động, nhạy bén để trở nên phồn vinh nếu được cởi trói. Miền Nam không tự vẽ bùa để đeo, không tự dán cho mình những nhãn hiệu "thông minh", "học vấn" hơn người. Những thứ đó chẳng khác chi đồ giả, nó chẳng bao giờ giúp người miền Nam đi tới sự phồn vinh.

Nặc danh nói...

Về khác biệt vùng miền, trong 60 năm qua, chưa bao giờ lại có sự thiên di, pha trộn nhiều đến thế tại nước ta, kết quả là các đặc trưng vùng miền được pha loãng gần hết, còn chăng chủ yếu là trong định kiến mà tôi e rằng nó làm người việt ta dễ xa nhau hơn là gần nhau,có hại nhiều hơn là có lợi.

Nặc danh nói...

Trịnh Hoàng Hiệp tác giả bài này là nhà giáo "mất dạy" rồi.
Nội dung bài viết không thiện chí, mang tính kỳ thị văn hóa các vùng miền dân tộc
Hiện tại sự đoàn kết dân tộc là ý chí, sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc

Nặc danh nói...

Thôi nào, đừng làm 3 anh VN kéo chân nhau trong cái chum mà làm trò cười cho thiên hạ

Quang Vinh nói...

Thời Pháp thuộc, Pháp cũng đã cố chia rẽ ba miền để dễ bề cai trị. Đảng ta đã xóa bỏ những mâu thuẫn và hiềm khích không đáng có này để tập họp sức lực toàn dân vào cuộc kháng chiến giải phóng đất nước. Ở Mỹ cũng có rất nhiều chủng tộc, tôn giáo từ nhiều quốc gia đến, và đương nhiên họ cũng có những khác biệt nhưng chính sách chống kỳ thị đã làm mọi người Mỹ đều tự hào mình là công dân của Hoa kỳ mà không đào khoét những khác biệt chủng tộc, tôn giáo. Khi TQ đang gây hấn, xâm lăng thì việc đưa ra một bài viết như thế này, tác giả muốn điều gì. Hay muốn VN sẽ bất ổn triền miên như Iraq bởi các mâu thuẫn nội bộ bị khoét sâu, chuyện bé xé ra to. Tôi sống ở cả 3 miền, tôi thấy cũng có khác biệt tính cách nhưng không có chuyện người miền này tốt xấu hơn người miền khác. Bạn có thể thích cách sống miền này hay miền kia nhưng biến nó thành mâu thuẫn vùng miền sẽ là điều có hại cho đất nước, và trước hết hại cho chính mình.