Ngọc Phương
(Kết thúc)
7 – Thôn tính Balan – Bùng nổ cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2
Từ đó trở đi, là thời gian của những sự kiện biên giới Đức – Balan, hầu hết do phía Đức gây ra. Đại tá Beck bình tĩnh một cách kỳ lạ. Ông ta ra tuyên bố lấy làm tiếc về việc Hiệp ước Đức – Balan bị phía Đức phá bỏ, và vẫn kiên quyết trong việc bảo vệ Đăngdích nhưng có vẻ không mấy cương quyết trong việc chuẩn bị chiến tranh. Trên thực tế, người dân Balan không hào hứng lắm với việc kháng chiến chống Đức. Theo nhiều tài liệu, Quân đội của Beck chỉ tuyển được có 700.000 quân trong số 3 triệu người trong tuổi động viên. Ngoài ra cho đến phút cuối cùng, Beck vẫn tin ở việc Đức không thể tấn công được trước cuối tháng Chín.
Ngày 30 tháng Tám, Đức lần cuối cùng đưa yêu sách 16 điểm, trong đó có việc thành phố tự do Đăngdích phải được sáp nhập vào Đức, Gdynia vẫn là của Balan nhưng bị phi quân sự hóa, và lập lại trật tự bảo vệ kiều dân Đức “đang bị vi phạm quyền lợi từ sau năm 1918”. Người Balan đã không nhận thức được những điều kiện đó, vì bây giờ tất cả phụ thuộc vào ý chí của Hítle: hoặc là Balan đầu hàng, hoặc chiến tranh!
Ngày 31 tháng Tám, Balan mới ra lệnh tổng động viên, thì đến 0 giờ ngày 1 tháng Chín, đất nước đã bị tấn công. Cùng lúc đó chính quyền thành phố Đăngdích tuyên bố tự sáp nhập vào nước Đức quốc xã.
Về quân sự, Balan không thể kháng cự được Đức. Đây là lần đầu tiên chiến thuật “Chiến tranh chớp nhoáng” (Blitzkrieg) được thử nghiệm thành công. Nhưng quân đội Balan cũng đã gây cho Đức những thiệt hại đáng kể.
Liên Xô bắt đầu động viên từng phần. Ngày 9 tháng Chín, Môlôtốp đánh tiếng với Đức là Liên Xô chuẩn bị can thiệp vào tình hình. Ngày 12 tháng Chín, ở Liên Xô có một chiến dịch báo chí rầm rộ về việc người Bạch Nga và Ucraina bị đối xử tồi tệ ở Balan.
Xin nhắc lại, từ tháng Năm năm 1939, Liên Xô đã tiến hành các cuộc giao tranh ở Khankhin Gôn, nhằm “dằn mặt” Nhật Bản. Và rõ ràng là Liên Xô đã hoàn toàn yên tâm về mặt này.
Ngày 17 tháng Chín năm 1939, viện cớ nội bộ nước Balan đã tan rã, các hiệp ước giữa Liên Xô và Balan đã không còn giá trị, nên quân đội Liên Xô tiến vào Balan để bảo vệ người Bạch Nga và Ucraina. Von Ribbentrop đã nói sự can thiệp của Liên Xô là hoàn toàn phù hợp với kế hoạch. Ngày 18 tháng Chín hai bên ra một tuyên bố chung Xô - Đức là việc hai nước liên minh quản lý nước Balan đã tan vỡ và cứu giúp nhân dân Balan. Nhưng đã xuất hiện những mầm mống đầu tiên của sự tan vỡ liên minh. Đức quốc xã không thiện cảm với chiến dịch của Liên Xô, tiến vào đất Balan mà chẳng vấp phải trở ngại nào, trong khi người Balan lại kháng cự kịch liệt ở phía Tây.
Ngày 22 tháng Chín, sau vài ngày thương lượng, ranh giới giữa hai nước được xác định nằm trên tuyến sông Pixa – Narép – Búc – Vixtuyn (tên Balan là Vixla) – Xan (Pissa – Narew – Bug – Vistule – San). Chính quyền Vácxava cố chống cự đến ngày 29 tháng Chín rồi thua hẳn. Thủ đô Balan nằm trong vòng kiểm soát của phát-xít Đức, từ bờ phải sông Vixtuyn (Vixla) thuộc về Liên Xô.
Như vậy cùng với sự tan rã của chính quyền Balan, Xtalin là từ bỏ ý định “nhân đạo” duy trì một những Balan “mỏng dính”. Ngày 27 tháng Chín, Von Ribbentrop đến Mátxcơva và ngày 28 ký một hiệp ước Xô - Đức mới, với một nghị định thư bí mật mới, trong đó quan trọng nhất là việc quy định lại ranh giới vùng chiếm đóng giữa hai nước, có lợi hơn cho Đức so với ranh giới ngày 22 tháng Chín vì không theo sông Vixla nữa mà theo sông Búc, đổi lại, Lítva sẽ chuyển sang vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Ranh giới này có lợi hơn cho Liên Xô so với nước Nga của thời kỳ năm 1795, vì như vậy Liên Xô sẽ có thêm vùng Galicie và cũng có lợi hơn so với tuyến biên giới Curzon năm 1920.
Tiếp đó là những sự kiện khác của cuộc Đại chiến, trong đó có các âm mưu chống lại Liên Xô của phát-xít Đức. Một trong những sự kiện tôi cảm thấy cần nhắc đến là yêu sách của Đức đối với Liên Xô về đường biên giới Đức – Xô, được phía Đức đưa ra vào thời gian mùa xuân năm 1941, và Liên Xô đã chấp thuận vào ngày 25 tháng Tư năm 1941, rút quân về phía biên giới cũ của mình, chính tuyến biên giới mà ngày 22 tháng Sáu năm 1941, Hítle cho quân tràn qua bắt đầu bước vào cuộc phiêu lưu quân sự lớn nhất trong lịch sử.
KẾT LUẬN
Như vậy chúng ta có thể rút ra một số kết luận về những sự kiện lịch sử này. Về lịch sử mà nói, thì sự kiện Katyn là một tội ác của Bêria, nhưng chắc chắn có sự chỉ đạo của Xtalin. Trước Cách mạng tháng Mười, nước Balan nằm trong đế chế của Nga hoàng, như vậy có thể nói, nước Balan chưa bao giờ nguôi ý thức phản kháng với người Nga. Ngược lại, chắc hẳn người Nga cũng chưa thể quen ngay với việc nước Nga mất đi những khoảng đất lớn, như Balan và sau này, Tiểu Nga, Bạch Nga, các nước vùng Bantích và nhiều nữa… Hơn nữa như ở những phần đầu tôi đã trình bày, chính tại nước Balan cũng đã từng tồn tại những mưu đồ chống lại người Nga, thể hiện rõ nhất là những hoạt động của Bạch vệ Balan (gây rất nhiều tội ác) trong các vùng đất Ucraina và Bêlaruxia xô-viết thời nội chiến.
Sai lầm của chính giới Balan là ở chỗ họ đã có một thái độ thù địch quá rõ rệt với người Nga - khi mà không phải ai khác, chính chính quyền Xô-viết sau Cách mạng đã trả lại độc lập cho Balan, cũng như Phần Lan vậy. Cùng với tâm lý trên đây, sự thù địch quá rõ ấy đã đẩy họ vào thế hết sức bất lợi. Tiếp nữa, chính họ cũng là những người “yếu còn ra gió”, chưa lo được thân mình còn định đi chiếm đất của nước khác!
Lịch sử trong cùng một lúc xuất hiện đến ba “thằng đểu”. Người thứ nhất, chính là Thủ tướng Arthur Neville Chamberlain của Anh. Chính ông ta chứ không phải ai khác, muốn hướng cuộc chiến tranh của Đức sang phía Liên Xô.
Người thứ hai, là Xtalin. Đây là một người phức tạp và khó đánh giá. Ông ta rõ ràng là đúng khi tính toán chiến lược, vì nếu không chiếm được đất Balan làm vùng đệm thì Đức cũng chiếm, và thế thì còn nguy hiểm hơn. Cũng khó mà đoán được rằng liệu ông ta có tính toán cho việc sau này, Hồng quân Liên Xô sẽ tràn sang chiếm nước Đức, lập nên cả một hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu hay không, vì thế vụ thảm sát Katyn như tác giả của loạt 8 bài đưa ra là nhằm làm sạch hậu phương của Hồng quân sau này, có vẻ như là xa vời quá. Theo tôi, đó là hành động “làm sạch” hậu phương của Hồng quân vào chính thời điểm đó thì đúng hơn. Nhưng Xtalin phải chăng đã quá ngây thơ khi tin vào hứa hẹn của Hítle? Tôi đoán thời gian đầu thì có, nhưng càng về sau thì ông ta càng không tin nữa và gấp rút chuẩn bị chiến tranh. Ông ta đã không đoán được ngay từ đầu rằng, việc đánh Liên Xô là tất yếu, chứ không phải nước Anh trước! Thực ra, Xtalin còn tàn ác cả với chính những người Xô-viết bị cho là chống đối, thì đúng là việc “xử lý” những sỹ quan Balan đó, cũng không quá khó hiểu. Có thể nói những sỹ quan bị thủ tiêu đó là nạn nhân của chế độ độc đoán Xtalin. Chính trị đồng hành với tội ác.
Người thứ ba, một thằng đểu chính hiệu là Hítle. Hắn đã rất logic khi tính toán là cuộc chiến chống nước Anh sẽ “cù cưa”, còn nước Pháp thì không được tính! Vì thế để đảm bảo nguồn lực cho cuộc chiến đó, sẽ phải là lúa mì Ucraina, là quặng Ural, là dầu Bacu! Vì thế mà hắn tính toán kỹ đến từng nước cờ và rõ ràng trên bàn cờ chính trị giai đoạn trước Đại chiến, hắn là người thắng cuộc. Hắn chỉ tính sai một điều, đó là hắn không biết người Nga là ai!
Ngày hôm nay, người Nga đã chính thức xin lỗi người Balan vì sự kiện Katyn bi thảm trên. Nhưng gần đây, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam, cụ thể là trên mạng internet xuất hiện những bài báo còn chưa đầy đủ, phiến diện. Tôi muốn nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến nó như là một trong tổng thể những sự kiện nằm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, và nhất là nằm trong những sự kiện trực tiếp dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Những nguyên nhân của Katyn phải được xem xét dưới góc độ lịch sử khách quan và trong mối quan hệ biện chứng với những sự kiện khác là nguyên nhân của cuộc Đại chiến. Tôi muốn cố gắng để đưa ra một nghiên cứu đầy đủ và khách quan nhất về sự kiện trên, là như thế. Xin giành lời cuối để tưởng niệm những nạn nhân của tội ác, và mong tội ác sẽ không còn diễn ra trên thế giới trong tương lai gần.
Đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, còn phải hoàn thiện nhiều. Hơn thế nữa nó cũng ngốn của tôi khá nhiều thời gian vì phải tìm lại sách cũ trong máy tính, đọc, dịch, tổng hợp chúng lại cho thành mạch xuyên suốt, nhưng không phải lúc nào cũng theo trình tự thời gian. Tôi cố gắng sắp xếp các sự kiện theo mạch logic của những hành động và nước cờ chính trị, vì thế có đôi chỗ có thể khó hiểu. Những nhận xét đánh giá nhiều khi còn chủ quan và chưa chính xác, vì thế những đóng góp xin gửi về email:
phuongnnlawman@gmail.com
Ngày 30 tháng Tám, Đức lần cuối cùng đưa yêu sách 16 điểm, trong đó có việc thành phố tự do Đăngdích phải được sáp nhập vào Đức, Gdynia vẫn là của Balan nhưng bị phi quân sự hóa, và lập lại trật tự bảo vệ kiều dân Đức “đang bị vi phạm quyền lợi từ sau năm 1918”. Người Balan đã không nhận thức được những điều kiện đó, vì bây giờ tất cả phụ thuộc vào ý chí của Hítle: hoặc là Balan đầu hàng, hoặc chiến tranh!
Ngày 31 tháng Tám, Balan mới ra lệnh tổng động viên, thì đến 0 giờ ngày 1 tháng Chín, đất nước đã bị tấn công. Cùng lúc đó chính quyền thành phố Đăngdích tuyên bố tự sáp nhập vào nước Đức quốc xã.
Về quân sự, Balan không thể kháng cự được Đức. Đây là lần đầu tiên chiến thuật “Chiến tranh chớp nhoáng” (Blitzkrieg) được thử nghiệm thành công. Nhưng quân đội Balan cũng đã gây cho Đức những thiệt hại đáng kể.
Liên Xô bắt đầu động viên từng phần. Ngày 9 tháng Chín, Môlôtốp đánh tiếng với Đức là Liên Xô chuẩn bị can thiệp vào tình hình. Ngày 12 tháng Chín, ở Liên Xô có một chiến dịch báo chí rầm rộ về việc người Bạch Nga và Ucraina bị đối xử tồi tệ ở Balan.
Xin nhắc lại, từ tháng Năm năm 1939, Liên Xô đã tiến hành các cuộc giao tranh ở Khankhin Gôn, nhằm “dằn mặt” Nhật Bản. Và rõ ràng là Liên Xô đã hoàn toàn yên tâm về mặt này.
Ngày 17 tháng Chín năm 1939, viện cớ nội bộ nước Balan đã tan rã, các hiệp ước giữa Liên Xô và Balan đã không còn giá trị, nên quân đội Liên Xô tiến vào Balan để bảo vệ người Bạch Nga và Ucraina. Von Ribbentrop đã nói sự can thiệp của Liên Xô là hoàn toàn phù hợp với kế hoạch. Ngày 18 tháng Chín hai bên ra một tuyên bố chung Xô - Đức là việc hai nước liên minh quản lý nước Balan đã tan vỡ và cứu giúp nhân dân Balan. Nhưng đã xuất hiện những mầm mống đầu tiên của sự tan vỡ liên minh. Đức quốc xã không thiện cảm với chiến dịch của Liên Xô, tiến vào đất Balan mà chẳng vấp phải trở ngại nào, trong khi người Balan lại kháng cự kịch liệt ở phía Tây.
Ngày 22 tháng Chín, sau vài ngày thương lượng, ranh giới giữa hai nước được xác định nằm trên tuyến sông Pixa – Narép – Búc – Vixtuyn (tên Balan là Vixla) – Xan (Pissa – Narew – Bug – Vistule – San). Chính quyền Vácxava cố chống cự đến ngày 29 tháng Chín rồi thua hẳn. Thủ đô Balan nằm trong vòng kiểm soát của phát-xít Đức, từ bờ phải sông Vixtuyn (Vixla) thuộc về Liên Xô.
Như vậy cùng với sự tan rã của chính quyền Balan, Xtalin là từ bỏ ý định “nhân đạo” duy trì một những Balan “mỏng dính”. Ngày 27 tháng Chín, Von Ribbentrop đến Mátxcơva và ngày 28 ký một hiệp ước Xô - Đức mới, với một nghị định thư bí mật mới, trong đó quan trọng nhất là việc quy định lại ranh giới vùng chiếm đóng giữa hai nước, có lợi hơn cho Đức so với ranh giới ngày 22 tháng Chín vì không theo sông Vixla nữa mà theo sông Búc, đổi lại, Lítva sẽ chuyển sang vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Ranh giới này có lợi hơn cho Liên Xô so với nước Nga của thời kỳ năm 1795, vì như vậy Liên Xô sẽ có thêm vùng Galicie và cũng có lợi hơn so với tuyến biên giới Curzon năm 1920.
Tiếp đó là những sự kiện khác của cuộc Đại chiến, trong đó có các âm mưu chống lại Liên Xô của phát-xít Đức. Một trong những sự kiện tôi cảm thấy cần nhắc đến là yêu sách của Đức đối với Liên Xô về đường biên giới Đức – Xô, được phía Đức đưa ra vào thời gian mùa xuân năm 1941, và Liên Xô đã chấp thuận vào ngày 25 tháng Tư năm 1941, rút quân về phía biên giới cũ của mình, chính tuyến biên giới mà ngày 22 tháng Sáu năm 1941, Hítle cho quân tràn qua bắt đầu bước vào cuộc phiêu lưu quân sự lớn nhất trong lịch sử.
KẾT LUẬN
Như vậy chúng ta có thể rút ra một số kết luận về những sự kiện lịch sử này. Về lịch sử mà nói, thì sự kiện Katyn là một tội ác của Bêria, nhưng chắc chắn có sự chỉ đạo của Xtalin. Trước Cách mạng tháng Mười, nước Balan nằm trong đế chế của Nga hoàng, như vậy có thể nói, nước Balan chưa bao giờ nguôi ý thức phản kháng với người Nga. Ngược lại, chắc hẳn người Nga cũng chưa thể quen ngay với việc nước Nga mất đi những khoảng đất lớn, như Balan và sau này, Tiểu Nga, Bạch Nga, các nước vùng Bantích và nhiều nữa… Hơn nữa như ở những phần đầu tôi đã trình bày, chính tại nước Balan cũng đã từng tồn tại những mưu đồ chống lại người Nga, thể hiện rõ nhất là những hoạt động của Bạch vệ Balan (gây rất nhiều tội ác) trong các vùng đất Ucraina và Bêlaruxia xô-viết thời nội chiến.
Sai lầm của chính giới Balan là ở chỗ họ đã có một thái độ thù địch quá rõ rệt với người Nga - khi mà không phải ai khác, chính chính quyền Xô-viết sau Cách mạng đã trả lại độc lập cho Balan, cũng như Phần Lan vậy. Cùng với tâm lý trên đây, sự thù địch quá rõ ấy đã đẩy họ vào thế hết sức bất lợi. Tiếp nữa, chính họ cũng là những người “yếu còn ra gió”, chưa lo được thân mình còn định đi chiếm đất của nước khác!
Lịch sử trong cùng một lúc xuất hiện đến ba “thằng đểu”. Người thứ nhất, chính là Thủ tướng Arthur Neville Chamberlain của Anh. Chính ông ta chứ không phải ai khác, muốn hướng cuộc chiến tranh của Đức sang phía Liên Xô.
Người thứ hai, là Xtalin. Đây là một người phức tạp và khó đánh giá. Ông ta rõ ràng là đúng khi tính toán chiến lược, vì nếu không chiếm được đất Balan làm vùng đệm thì Đức cũng chiếm, và thế thì còn nguy hiểm hơn. Cũng khó mà đoán được rằng liệu ông ta có tính toán cho việc sau này, Hồng quân Liên Xô sẽ tràn sang chiếm nước Đức, lập nên cả một hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu hay không, vì thế vụ thảm sát Katyn như tác giả của loạt 8 bài đưa ra là nhằm làm sạch hậu phương của Hồng quân sau này, có vẻ như là xa vời quá. Theo tôi, đó là hành động “làm sạch” hậu phương của Hồng quân vào chính thời điểm đó thì đúng hơn. Nhưng Xtalin phải chăng đã quá ngây thơ khi tin vào hứa hẹn của Hítle? Tôi đoán thời gian đầu thì có, nhưng càng về sau thì ông ta càng không tin nữa và gấp rút chuẩn bị chiến tranh. Ông ta đã không đoán được ngay từ đầu rằng, việc đánh Liên Xô là tất yếu, chứ không phải nước Anh trước! Thực ra, Xtalin còn tàn ác cả với chính những người Xô-viết bị cho là chống đối, thì đúng là việc “xử lý” những sỹ quan Balan đó, cũng không quá khó hiểu. Có thể nói những sỹ quan bị thủ tiêu đó là nạn nhân của chế độ độc đoán Xtalin. Chính trị đồng hành với tội ác.
Người thứ ba, một thằng đểu chính hiệu là Hítle. Hắn đã rất logic khi tính toán là cuộc chiến chống nước Anh sẽ “cù cưa”, còn nước Pháp thì không được tính! Vì thế để đảm bảo nguồn lực cho cuộc chiến đó, sẽ phải là lúa mì Ucraina, là quặng Ural, là dầu Bacu! Vì thế mà hắn tính toán kỹ đến từng nước cờ và rõ ràng trên bàn cờ chính trị giai đoạn trước Đại chiến, hắn là người thắng cuộc. Hắn chỉ tính sai một điều, đó là hắn không biết người Nga là ai!
Ngày hôm nay, người Nga đã chính thức xin lỗi người Balan vì sự kiện Katyn bi thảm trên. Nhưng gần đây, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam, cụ thể là trên mạng internet xuất hiện những bài báo còn chưa đầy đủ, phiến diện. Tôi muốn nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến nó như là một trong tổng thể những sự kiện nằm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, và nhất là nằm trong những sự kiện trực tiếp dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Những nguyên nhân của Katyn phải được xem xét dưới góc độ lịch sử khách quan và trong mối quan hệ biện chứng với những sự kiện khác là nguyên nhân của cuộc Đại chiến. Tôi muốn cố gắng để đưa ra một nghiên cứu đầy đủ và khách quan nhất về sự kiện trên, là như thế. Xin giành lời cuối để tưởng niệm những nạn nhân của tội ác, và mong tội ác sẽ không còn diễn ra trên thế giới trong tương lai gần.
Đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, còn phải hoàn thiện nhiều. Hơn thế nữa nó cũng ngốn của tôi khá nhiều thời gian vì phải tìm lại sách cũ trong máy tính, đọc, dịch, tổng hợp chúng lại cho thành mạch xuyên suốt, nhưng không phải lúc nào cũng theo trình tự thời gian. Tôi cố gắng sắp xếp các sự kiện theo mạch logic của những hành động và nước cờ chính trị, vì thế có đôi chỗ có thể khó hiểu. Những nhận xét đánh giá nhiều khi còn chủ quan và chưa chính xác, vì thế những đóng góp xin gửi về email:
phuongnnlawman@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét