Lời
đầu của TĐ : Anh Trương Tr. là ông anh đa tài
của lớp học sinh QL chúng tôi thời kháng chiến. Những năm chống Mỹ có dịp gặp
anh, biết anh là cán bô cao cấp của một cơ quan thuộc Bộ TTM đóng trong thành
cửa Bắc (HN). Anh Tr.có tài viết văn, kéo đàn Violon, hội họa và cả chơi thể
thao nên bọn trẻ hơn chúng tôi rất phục và quý anh.
Nhân
dịp 30-4, tình cờ đọc một bài của anh trên Blog LS.QL, bình về bức họa“Cuộc
chiến đã đi qua“của họa sỹ Phạm Tuấn Dũng, kết hợp với cảm nhận khi đã có dịp
được xem bức họa trong triển lãm về đề tài KCCM cứu nước do Bộ ngoại giao VN tổ
chức tại CHLB Đức, tôi thấy rất tâm đắc và thấm thía. Bài bình của anh Tr. rất
sâu, xúc tích và có những phát hiện độc đáo. Kèm theo những lời bình, anh Tr.
có nhã ý đề cao những sáng tạo và ý tưởng của họa sỹ nên có đăng kèm theo những
tự sự, gợi ý của tác giả về quá trình vẽ và xây dựng nội dung cho tác phẩm. Chưa có dịp xin phép anh Tr.nhưng thấy tác
phẩm „ Cuộc chiến đã đi qua“ của họa sỹ Tuấn Dũng rất đáng được nhắc tới trong dịp kỷ niệm 40
năm thống nhất đất nước năm nay. Xin
phép tác giả Blog (anh Tr.) và họa sỹ Tuấn Dũng, tôi gửi đăng bức họa và tự sự
của họa sỹ lên BTk5 để bạn đọc Trỗi có dịp cảm nhận tác phẩm rất thâm thúy này.
(TĐ)
Họa sĩ Phạm Tuấn Dũng sinh năm 1942 tại Hà Nội.
Từ năm 1966 ông là họa sĩ chính cho báo Thiếu
Niên Tiền Phong và sau đó chuyển sang báo Giao thông vận tải. Năm 1995 chuyển
sang làm Phó TBT tạp chí Kho Bạc bây giờ là tạp chí Quản Lý Ngân Quỹ Quốc Gia.
Họa sĩ Phạm Tuấn Dũng đã có 5 cuộc triển lãm cá nhân, trong số đó một triển lãm do phòng Thương Mại Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội tổ chức và một triển lãm được thực hiện tại Đức.
Họa sĩ Phạm Tuấn Dũng đã có 5 cuộc triển lãm cá nhân, trong số đó một triển lãm do phòng Thương Mại Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội tổ chức và một triển lãm được thực hiện tại Đức.
Cuộc
chiến đã đi qua ( Sơn dầu Họa sỹ
Pham Tuấn Dũng)
„Từ khi biết suy nghĩ cho đến bây giờ tôi cảm
nhận rằng tôi đã sống trên quê hương đất nước tôi, một đất nước nhỏ bé tồn tại
từ xưa đến giờ nhưng luôn luôn phải chống với giặc để tồn tại, để bảo vệ quê
hương của mình. Từ cái ý đồ ấy tôi vẽ một bức tranh và lấy tên là “Cuộc chiến
đã đi qua”.
Tôi nghĩ rằng cuộc chiến tranh đau đớn nhất đó là cuộc chiến giữa hai hệ tư tưởng khác nhau của những người trong cùng một nước. Cuộc chiến tranh mà họ hàng, anh em ruột thịt bắn giết nhau để phục vụ cho ý đồ tư tưởng của mỗi bên khác nhau.
Tôi nghĩ rằng cuộc chiến tranh đau đớn nhất đó là cuộc chiến giữa hai hệ tư tưởng khác nhau của những người trong cùng một nước. Cuộc chiến tranh mà họ hàng, anh em ruột thịt bắn giết nhau để phục vụ cho ý đồ tư tưởng của mỗi bên khác nhau.
Bức
tranh tôi lấy tên “Cuộc chiến đã đi qua” là để diễn tả cuộc chiến tranh đau đớn
nhất này.
Ở quê tôi nhất là từ vĩ tuyến 17 trở vào, rất nhiều gia đình có hoàn cảnh, rất nhiều các bà mẹ có nỗi đau và tôi vẽ bức tranh này để phản ảnh về nỗi đau đó.
Trong tranh, một bà mẹ có 12 đứa con hy sinh, một nửa phía bên này một nửa phía bên kia. Chiến tranh đã đi qua, đất nước đã thống nhất mà bà mẹ có còn gì đâu! Chằng còn gì cả. Vật chất thì bao năm qua bom đạn đã hủy diệt hết rồi. Mẹ chỉ còn một sinh vật tồn tại cạnh mẹ là một con chó. Mẹ ngồi trên cái chõng tre đã gãy hết nan. Thương nhớ các con, mẹ hàng ngày cúng cơm cho chúng bằng 12 xuất ăn, 12 cái bát, cái mẻ cái lành và 12 đôi đũa tre với một bát hương nghi ngút khói. Đây là thông điệp Mẹ gọi các con về và chúng nó đã về. Bữa nào cúng cơm thì chúng đều về. Cả con trai và con gái, tất thảy chúng đều yêu quý Mẹ. Chúng lẫn trong hương khói, vòng quanh mẹ bám víu chờ vào bờ vai gầy guộc của mẹ. Chúng chẳng hề hận thù và căm ghét gì nhau mà thương yêu nhau quấn quýt bên nhau vì chúng là con của Mẹ, là anh em ruột thịt một nhà.”
Ở quê tôi nhất là từ vĩ tuyến 17 trở vào, rất nhiều gia đình có hoàn cảnh, rất nhiều các bà mẹ có nỗi đau và tôi vẽ bức tranh này để phản ảnh về nỗi đau đó.
Trong tranh, một bà mẹ có 12 đứa con hy sinh, một nửa phía bên này một nửa phía bên kia. Chiến tranh đã đi qua, đất nước đã thống nhất mà bà mẹ có còn gì đâu! Chằng còn gì cả. Vật chất thì bao năm qua bom đạn đã hủy diệt hết rồi. Mẹ chỉ còn một sinh vật tồn tại cạnh mẹ là một con chó. Mẹ ngồi trên cái chõng tre đã gãy hết nan. Thương nhớ các con, mẹ hàng ngày cúng cơm cho chúng bằng 12 xuất ăn, 12 cái bát, cái mẻ cái lành và 12 đôi đũa tre với một bát hương nghi ngút khói. Đây là thông điệp Mẹ gọi các con về và chúng nó đã về. Bữa nào cúng cơm thì chúng đều về. Cả con trai và con gái, tất thảy chúng đều yêu quý Mẹ. Chúng lẫn trong hương khói, vòng quanh mẹ bám víu chờ vào bờ vai gầy guộc của mẹ. Chúng chẳng hề hận thù và căm ghét gì nhau mà thương yêu nhau quấn quýt bên nhau vì chúng là con của Mẹ, là anh em ruột thịt một nhà.”
“Toàn
bộ nền tranh tôi dùng màu cam với hai sắc độ khác nhau mờ ảo. Màu cam như màu
lửa chiến tranh, còn một màu cam như là tình thương yêu của anh em ruột thịt.
Cuộc chiến tranh này anh em trong một nhà do một bà mẹ Việt Nam sinh ra. Một bà
mẹ rất gầy guộc tóc đã bạc. Mắt mẹ nhìn thẳng vào người xem tranh như Mẹ muốn hỏi
chúng ta rằng: Cuộc chiến tranh này
chúng tôi được cái gì?
Vẽ xong bức tranh „ Cuộc chiến đã đi qua“ tôi nhớ tới một ý thơ của nhà thơ Nguyễn Duy: ‘Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh, phe nào thắng thì nhân dân đều bại’.”
Vẽ xong bức tranh „ Cuộc chiến đã đi qua“ tôi nhớ tới một ý thơ của nhà thơ Nguyễn Duy: ‘Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh, phe nào thắng thì nhân dân đều bại’.”
“Tôi
nghĩ rằng ngày 30 tháng 4 nếu chiến thắng thì chiến thắng này là của cả dân
tộc. 30 tháng 4, ngày thông nhất đất nước,
không có sự phân chia được mất nào cả. Bây giờ, điều mà tôi suy nghĩ là cả dân tộc ta phải
thống nhất lại để bảo vệ Tổ quốc. Kẻ thù phương Bắc luôn luôn lúc nào cũng dòm
ngó Nước ta, từ ngày dựng nước mấy nghìn năm nay cho đến tận bây giờ. Khi giặc thù không buông tha ý đồ xâm lược bờ cõi, non sông, đất nước ta thì chúng ta,
chỉ có một con đường là đoàn kết nhau lại. Chúng ta sẽ chiến thắng kẻ thù chung
chứ không phải là chúng ta thắng lẫn nhau. Một dân tộc dù nhỏ nhưng biết đoàn kết thì
chúng ta sẽ có một sức mạnh lớn để chống lại ngoại xâm.“
1 nhận xét:
Ngắm bức tranh tự nhiên người lính chai sạn như tôi cũng rơi nước mắt. Cái mẹt cơm bao nhiêu bát, bao nhiêu đôi đũa là bấy nhiêu đứa con, đứa cháu, người thân đã hy sinh cho đất nước này. Với không gian mờ ảo, một bà mẹ cô đơn và chú chó trung thành. Bức tranh thật đẹp thật ý nghĩa. Mẹ tôi có 4 đứa con trai trải qua chiến tranh các thời kỳ may mắn về đủ cả mới thấy mình quá hạnh phúc và thương Các Mẹ có con không trở về.
Đăng nhận xét