Cuộc chiến trên bầu trời Việt
Nam (Война в небе Вьетнама) là tên một bài viết trên trang vietnamnews.ru viết về cuộc chiến tranh
phá hoại của Mỹ ở Việt Nam kể từ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964. Tôi trích dẫn một
đoạn nguyên văn tiếng Nga viết về trận đánh ngày 24/7/1965. Ngày 24/7 hằng năm được
lấy làm Ngày Truyền thống Bộ đội Tên lửa phòng không Việt Nam.
“ 24 июля 1965
года 63-й и 64-й дивизионы впервые заняли позицию. Примерно в 14.00 на экранах
локаторов были обнаружены две крупных цели. Это были четыре Фантома, шедшие
парами. В 14.25 ст.л-т Константинов В.М. нажал кнопку ‘Пуск’ двух каналов. Первая ракета сбила самолет, вторая попала
в него же, уже падающий” .
“ Ngày 24/7/1965 hai tiểu đoàn hỏa lực 63 và 64 hoàn tất việc chiếm lĩnh
trận địa. Vào khoảng 14 giờ trên màn hiện sóng phát hiện thấy hai nhóm mục tiêu.
Đó là bốn chiếc Fantom bay thành hai nhóm, mỗi nhóm hai chiếc. Vào lúc 14 giờ
25 phút sĩ quan điều khiển thượng úy Constantinov V.M. nhấn nút ‘Phóng’ trên cả
hai kênh điều khiển. Tên lửa thứ nhất bắn hạ mục tiêu, tên lửa thứ hai lao vào
chiếc máy bay đã bị bắn rơi”. Còn trong Quân
sử của Binh chủng Tên lửa Phòng không thì viết chi tiết hơn về sự có mặt của
các sĩ quan Liên Xô trong đội hình chiến đấu của hai tiểu đoàn 63 và 64: “Để bảo đảm đánh thắng trận đầu, Quân chủng
cho phép kíp chiến đấu của bạn ở tiểu đoàn 63 do trung tá Bô-rít Ma-gia-ép chỉ
huy, ở tiểu đoàn 64 do thiếu tá I-li-nức chỉ huy, kíp chiến đấu của bạn trực
tiếp thao tác, kíp chiến đấu của ta theo dõi, học tập rút kinh nghiệm. Sĩ quan
điều khiển và các trắc thủ của tiểu đoàn 63 là Công-tăng-ti- nốp, Phi-chen-kô,
Bôn-đa-ren-kô, Pa-pu-xép. Sĩ quan điều khiển và các trắc thủ của tiểu đoàn 64
là: Bôn-đa-rép, Bóc-đa-nốp, Ma-lư-ga, Da-min-sơ-ki”.
Sau trận đánh đầu tiên có sự tham gia trực tiếp của các sĩ
quan Xô Viết, cán bộ và chiến sĩ bộ đội Tên lửa phòng không của chúng ta ngày
càng trưởng thành và trở thành nỗi kinh hoàng của phi công Mỹ khi bay vào không
phận Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bốn mươi năm đã trôi qua kể từ trận Điện Biên
Phủ trên không năm 1972, những trắc thủ và sĩ quan điều khiển tuổi đôi mươi
ngày ấy bây giờ đã ngoài sáu mươi tuổi, đa số đã rời quân ngũ trở về với đời
thường. Nếu vô tình gặp những con người bình dị ấy mà họ không nói ra chúng ta
khó có thể hình dung họ là những người đã viết nên lịch sử. Chúng ta cũng không
thể nào quên sự giúp đỡ vô tư của Liên Xô. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ
của Việt Nam đã có hơn 6.000 tướng lĩnh và sĩ quan, 4.500 hạ sĩ quan và binh
lính Xô Viết tham gia cuộc chiến. Có thể liệt kê những vị đứng đầu Đoàn chuyên
gia quân sự Xô Viết ở Việt Nam qua các thời kỳ: 1965-Thiếu tướng A.M. Dzưza; từ
1965 đến 1967-Thiếu tướng G.A. Belov; từ 1967 đến 1968-Thượng tướng không quân
V.N. Abramov; từ 1968 đến 1970- Trung tướng pháo binh B.A. Stonhicov; từ 1970
đến 1972- Thiếu tướng N.K. Maximenko; từ 1972 đến 1975- Thượng tướng A.I.
Khiupenen. Họ đã sát cánh bên những người anh em Việt Nam trong điều kiện khắc
nghiệt của khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ và độ ẩm cao, chịu đựng những thử
thách căng thẳng về thể chất và tâm lý. Rất nhiều người trong số họ đã được nhà
nước Liên Xô và Việt Nam dân chủ cộng hòa trao những huân chương cao quý. Mười
ba người trong số họ đã hy sinh anh dũng, ngoài ra còn phải kể đến hai thủy thủ
Xô Viết thiệt mạng khi chuyên chở hàng đến các cảng biển của Việt Nam.
Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây, nhân kỷ niệm 40 năm trận Điện Biên Phủ trên không, tôi muốn giới
thiệu đến độc giả bài viết này để nhắc đến sự giúp đỡ vô tư của Liên Xô đối với
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
4 nhận xét:
Xin góp một thông tin về sự giúp đỡ của Liên Xô cho Việt Nam.Tôi được học về tên lữ phòng không C75 tại Odessa, Liên Xô sau thầy Úc.Khilàm đồ án tốt nghiệp tôi được biết một quả tên lửa vào 1970 có giá là 1 triệu Rup vàng.
Gần đây Cụ Nguyễn Thọ Chân,nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô (1966-1972) kể lại rằng đến năm 1971 theo Thủ tướng Kocughin thông báo giá trị viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam là 6 tỷ rúp vàng ( tương đương5000tấn vàng),Đến 1975 Liên Xô xóa nợ cho VN.KC
Đúng là sự giúp đỡ của LX là vô giá.
Ngày ấy (12 ngày đêm ấy) tôi ở F363 đoàn tên lửa Hạ Long chốt tại HP, biết được khi đó TQ có giúp ta một sư đoàn tên lửa hồng kỳ, chốt tại huyện Hoành Bồ, QN, biên chế thì hùng dũng lắm, tiểu đoàn trưởng có xe con riêng. Nhưng suốt chiều dài chống mỹ không bắn rơi được một máy bay nào, trang bị thì bị ăn mòn, hỏng hóc vô cùng tận. Đến khi bất hoà năm 1979, ta phải trả cho CPTQ 17,5 tỷ NDT, bạn tốt thế đấy.
Tên lửa Hồng Kỳ của Trung Quốc giúp ta được biên chế thành một trung đoàn (E268). Đây là trung đoàn tên lửa duy nhất trong chiến tranh phá hoại không hạ được một chiếc máy bay nào.Để vậy thì xây dựng đơn vị rất khó nên trên đã "chia" cho trung đoàn một chiếc. Cho nên trên quân kỳ của trung đoàn 268 chỉ có độc nhất một chiếc huy chương.
Nói sai chết liền.
N.TV
Cảm ơn thằng bạn già N.TV, 1 cựu sĩ quan Tên lửa của F367 anh hùng. Lâu lắm, đúng dịp 40 năm Chiến thắng ĐBP trên không mới tức mình xuất hiện trên BT5 đấy. Nhắc cả QX, Võ, Thắng "khổ" giúp tao nhé - nhớ chúng mày!
Đăng nhận xét