7g sáng, gọi điện cho thầy Thăng. Biết tin xe đã qua Đồng Mỏ. Vậy là chả mấy là đến Lạng Sơn. Bảy thành viên trong đoàn mạnh khỏe. Báo tin chị Niệm có thể đón đoàn tại cửa khẩu Hữu Nghị. Tối nay Cao đến KS thăm đoàn. Có dặn thầy qua thăm BV Nhân dân QL, thăm và cảm ơn tập thể y bác sĩ ở đó đã cứu và chăm sóc Nam Tiến trong chuyến đi tháng 10/2007.
Chúc đoàn đi vui vẻ, thay mặt nhà trường làm công tác "ngoại giao nhân dân" thắng lợi.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Đọc bài của Thủy về Hưng Yên, nhớ chuyện xửa chuyện xưa (KQ)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Gặp lại nhau
- Hưng Yên quê tôi (Thủy k42)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012
Ca khúc 'Đêm mùa đông Hà Nội' của Hoàng Phúc Thắng (KQ)
Anh đi đã được 3 năm. Là sinh viên Xây dựng k14, ngang ngửa tụi tôi. Hay gặp nhau trên những chuyến tầu ngược chiều chủ nhật từ HN lên Phúc Yên, Hương Canh, Vĩnh Yên... Sinh viên dân sự hay học viên quân sự nghèo nên khi lên trường đều phải nhảy tầu, trốn vé mỗi lần trốn về nhà "bú tí mẹ".
Đụng độ lần đầu khi đội bóng Đại học Quân sự (anh em gọi là "Gây sự") tranh chung kết với Đại học Xây dựng trong Giải bóng đá Bộ Đại học và THCN 1978 tại sân Bách khoa. Thắng đá tiền vệ tổ chức, kiến thiết nhiều pha gây khó cho đội Gây sự. Cuối cùng đối đầu với thủ môn Đoàn Mạnh Hưng, Thắng đá phạt đền vọt xà ngang ra ngoài. Gây sự vô địch năm đó. (Ngày đó "lính sơ mít" là hình ảnh đẹp trong mắt các em sinh viên Xây dựng, Tài chính, Sư phạm, Kiến trúc cùng đường).
Đụng độ lần đầu khi đội bóng Đại học Quân sự (anh em gọi là "Gây sự") tranh chung kết với Đại học Xây dựng trong Giải bóng đá Bộ Đại học và THCN 1978 tại sân Bách khoa. Thắng đá tiền vệ tổ chức, kiến thiết nhiều pha gây khó cho đội Gây sự. Cuối cùng đối đầu với thủ môn Đoàn Mạnh Hưng, Thắng đá phạt đền vọt xà ngang ra ngoài. Gây sự vô địch năm đó. (Ngày đó "lính sơ mít" là hình ảnh đẹp trong mắt các em sinh viên Xây dựng, Tài chính, Sư phạm, Kiến trúc cùng đường).
Phá tướng cả cuộc đời vì hình xăm không đúng chỗ (ST)
|
Mạc Ngôn và giải Nobel văn học (Huỳnh Văn Úc)
Ngày 11/10/2012 Giải Nobel
văn học năm 2012 đã được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao cho nhà văn Trung Quốc Mạc
Ngôn. Nhiều người Trung Quốc đã được trao giải Nobel nhưng không phải lần trao
giải nào cũng được Trung Quốc hoan hỉ đón nhận như lần này. Năm 2000 Cao Hành
Kiện được trao giải Nobel văn học nhưng Trung Quốc đón nhận tin này với một
thái độ thờ ơ vì Cao Hành Kiện đã sang Pháp sinh sống và nhận quốc tịch Pháp từ
năm 1988. Lúc ông còn sống ở Trung Quốc trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa
(1966-1976) ông từng bị đưa vào trại cải tạo 7 năm và bị thiêu hủy bản thảo
những tác phẩm của mình. Giải Nobel Hòa bình năm 2010 được trao cho nhà hoạt
động vì nhân quyền Lưu Hiểu Ba khi ông này đang ở trong nhà tù làm cho Trung Quốc
nổi cơn giận dữ.
Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012
Kế hoạch đón đoàn trường Nguyễn Văn Trỗi (Lưu Đào)
* Ngày 30/11 (thứ 6): Xe Đại học Sư phạm Quảng Tây do GV Tần Hiểu Khiết (Đt: 13297735778)
đón tại Hữu nghị Quan về QL, tới KS Tiêu Quan Quang (cách trường Y-trung khoảng 300 m).
Tối: Cao Cẩm Qùy tới thăm và thông báo chương trình.
Truyện ngắn cay mắt (ST)
Đợi
“Mẹ ơi, sao bà hay ngồi ngoài cửa chiều chiều thế mẹ? Bà lãng
mạn quá mẹ nhỉ!”. Nó cười tít mắt, tưởng tượng vu vơ ở chân trời nào chả rõ. Mẹ
chẳng nói gì, chỉ lặng im, lâu lâu lại ngẩng lên nhìn bà, mắt mẹ thoáng buồn,
nó chẳng hiểu vì đâu…
Sau đó nó biết ông khi xưa đi chiến trường không về, bà thì
luôn bảo ông “chưa” về nên hay ra ngồi ngoài ngõ đợi. Có lúc nó dỗi bà, bảo bà không chơi với nó mà cứ ngồi đợi ông. “Ông không về đâu, ông chết rồi! ” - nó hét lên giận dữ, khóc thảm thiết. Bà vuốt
má nó nựng nịu, rồi cõng nó vào trong.
Mãi sau này, khi bà mất đi, mẹ kể nó nghe rằng: bà muốn đợi
ông về, dẫn hồn ông đi kẻo lạc. Bà sợ năm tháng dài, mấy con ngõ trở thành lạ
xa. Nó lặng im thẫn thờ, mắt thả về miên man… thấy nhớ bà vô hạn… Rồi chiều chiều, cũng tự khi nào không biết, nó ngồi trước
hiên nhà, đợi bà ngang qua…
Theo chân 1 du khách Mỹ thăm đường mòn HCM (ST: Đạt)
Nhạc Pháp: Ca khúc 'Je T’aime Moi Non plus' (ST: CB)
Những ai đã nghe nhạc châu Âu nói chung và nói riêng về nhạc Pháp thì chắc đều đã nghe qua bài hát trữ tình Je T’aime Moi Non Plus (tạm dịch qua tiếng Việt là : Em yêu anh... anh không thế) nhưng có thể là qua những bản nhạc không lời do những ban nhạc nào đó trên thế giới trình bầy, thí dụ như Paris by night – Je T’aime moi non plus của ban nhạc thế giới Paul Mauriat.
Trong năm 1967 , cô diễn viên, ca sĩ người Pháp Brigitte Bardot nói với người bạn trai Serge Gainsbourg hãy viết cho cô 1 bài hát trữ tình hay nhất mà người này có thể viết được. Trong đêm hôm đó Gainsbourg viết bài Je T’aime cho cô này và ghi âm với cô ca sĩ này tại 1 phòng ghi âm ở Paris.
Tin này đến tai chồng cô ca sĩ , người này phản đối và đòi phải đình chỉ xuất bản bài hát này, vì tôn trọng đề nghị của người bạn gái, bài hát này lập tức bị đình chỉ.
Đến 1968 Gainsbourg đề nghị 1 cô diễn viên, ca sĩ người Anh tên là Jane Birkin cùng thực hiện ghi âm với mình tại 1 phòng ghi âm ở London.
Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012
Truyện ngắn cay mắt (ST: KC)
ƯỚC MƠ
Chị mua giùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị
hỏi nó: "Nếu cô trúng số con chịu cô mua cho con cái gì?". Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói: "Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới
trường liền, không bị trễ học nữa". Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi
qua nhà với chân trần, đầu không nón...
Thắc mắc: Dạo này comment khó ! (BT5)
Vừa rồi BT5 nhận được nhiều email (của bác Ngân từ Berlin, bác Quang Việt từ HN...) rồi cả điện thoại (cô Đàm Thơ từ Cà Mau) phàn nàn sao còm khó.
Xin thưa cô bác, mấy tuần trước có hàng chục comment tiếng Anh, chào bán thuốc kích thích và cả héroine. Đọc rất khó chịu. Vậy là BT5 buộc phải kiểm soát toán bộ comment. Tuy nhiên những "khách hàng ruột" muốn còm trực tiếp chỉ cần gửi email đến kienquoc.tr@gmail.com là sẽ có thư mời trực tiếp, vậy là xong.
Mong được cô bác thông cảm! - BT5
Xin thưa cô bác, mấy tuần trước có hàng chục comment tiếng Anh, chào bán thuốc kích thích và cả héroine. Đọc rất khó chịu. Vậy là BT5 buộc phải kiểm soát toán bộ comment. Tuy nhiên những "khách hàng ruột" muốn còm trực tiếp chỉ cần gửi email đến kienquoc.tr@gmail.com là sẽ có thư mời trực tiếp, vậy là xong.
Mong được cô bác thông cảm! - BT5
Tranh vẽ bằng bút bi (bút nguyên tử) của họa sĩ James Mlyne thật công phu và tuyệt vời (ST: KC)
James Mylne đã theo đuổi việc sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật từ chiếc bút bi suốt 15 năm qua. Việc này đòi hỏi anh phải tập trung cao độ để hoàn thiện mỗi bức vẽ. Mylne thường mất vài trăm giờ để vẽ xong một bức họa, bởi với bút bi, sơ xuất không thể sửa được và bất cứ lỗi nào cũng khiến anh phải hủy bản vẽ để bắt đầu lại từ đầu.
Mới đây một triển lãm các bức họa từ bút bi của James Mylne có tên “Vintage Vogue” đã tổ chức tại Gallery Rookc&Raven ở London.
Bức họa bằng bút bi đẹp đến không ngờ.
|
Obama và Bill Clinton (ST: KC)
Obama từ thời nhỏ đã rất hâm mộ Khổng tử, do đó khi làm tổng thống ông ta quyết định đến thăm bốn nước theo Đạo Khổng.
Ngay khi về nước, Obama phải gặp ngay ông anh để kể lể về chuyến thăm này.
Bill : Chú công tác thế nào? Có gì hay không kể anh nghe?
Obama: Dạ em đến Nhật Bản trước tiên ạ.
Bill : Ừ, nước này phát triển lắm đấy, chú thấy sao?
Obama: Dạ, nó bắt em đi bộ gần chết vì nó bảo xe Cadillac One của em tốn xăng và có lượng khí thải vượt mức cho phép ạ.
Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012
Tư vấn cho con cái đang du học ở Anh muốn tìm việc làm
Một CTV của BT5 gửi bài tư vấn cho bậc cha mẹ Trỗi có con du học ở Anh. Mời cùng trao đổi!
1. Luật ở Anh với sinh viên nước ngoài là :
- Được làm việc thêm trong khi đang học, nhưng không quá 21
giờ/tuần.
- Khi học xong đại học, thạc sĩ, tiến sĩ nếu tìm được việc với
những cty lớn thì có quyền làm việc và sinh sống ở đây trong môt thời hạn nào
đó (đó chính là thời hạn để home office xét duyệt để trở thành định cư vĩnh
viễn, vì đất nước này cũng giống như Mỹ là đất nước di dân mà, họ chào đón
những bộ óc đem lại sự phát triển cho đất nước).
Luật này áo dụng với sinh viên nước ngoài.
Thầy cáu (Huỳnh Văn Úc)
Ông Mộc khánh thành nhà thờ
họ. Họ Lê của ông là họ lớn trong làng, nhiều người đỗ đạt, số người có thêm
phần đệm đứng trước tên là GS. TS không thể đếm hết bằng số ngón trên hai bàn
tay. Vì thế nhà thờ họ Lê của ông cũng được xây dựng vào loại bề thế trong
làng. Tuy xây chỉ một tầng, ba gian, hai chái, mái đầu đao, nền cao, cột tròn
đổ bê tông cốt sắt bên ngoài sơn giả gỗ, lợp ngói âm dương nhưng ngôi nhà thờ
họ đã nổi bật lên giữa chốn làng quê như một điểm nhấn giữa những khối nhà vuông
vức xây hai hay ba tầng theo một công thức kiến trúc đơn điệu. Nhà thờ họ xây
xong đã gần ba tuần lễ nhưng hôm nay mới chọn được ngày lành tháng tốt mời thầy
về làm lễ yên vị các bát hương đặt trên bệ thờ gia tiên tiền tổ. Thầy ngoài bốn
mươi tuổi, mặc bộ quần áo nâu, đậm người, mặt vuông chữ điền, lông mày rậm, mắt
xếch và sáng, môi dày, giọng nói sang sảng. Thầy đến từ sáng sớm, mọi thứ hương
hoa lễ vật đã bày biện xong, con cháu trong nhà đã tề tựu đầy đủ và thầy bắt
đầu hành lễ.
6 hay 9 ??? (Kháng Chiến)
Hồi còn học ở Liên Xô tôi rất thích xem tạp chí "Krokodil" (Cá sấu) chuyên đăng các truyện tiếu lâm. Nhớ mãi một bức tranh biếm họa rất ấn tượng, xin vẽ lại và gửi phiên bản theo trí nhớ cho Bantroik5.
Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012
49 ngày anh Lê Bình (Hồng Nam, em trai Lê Bình)
Sống như thế nào thì mới để lại cho người đời nỗi tiếc thương và nhớ nhung như thế! Xin gửi những hình ảnh 49 ngày Lê Bình cho bạn bè cùng nhớ. - BT5.
Bạn bè CCB Thành cổ Quảng Trị 1972. |
CB, GV trường Lê Bình đến thắp hương. |
Bản đồ trên hộ chiếu: cơ hội hiếm có của Việt Nam (ST: Trần Đình)
Cập nhật lúc 24-11-2012 16:35:41 (GMT+1)
Bản đồ hình lưỡi bò mà Trung Quốc cho in trên hộ chiếu phổ thông của họ đang làm cho nhiều nước nổi giận không riêng gì Việt Nam.
Thực chất của vấn đề này lợi hay hại đối với Việt Nam khi Hà Nội luôn theo đuổi chính sách kềm chế đối với Bắc Kinh?
Sáng ngày 22 tháng 11 cả hai nước Việt Nam và Philippines chừng như cùng lúc lên tiếng chính thức phản đổi Trung Quốc trước ý định in bản đồ hình lưỡi bò lên hộ chiếu của họ. Ông Lương Thanh Nghị người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho rằng việc làm này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông.
|
Ca khúc Mẹ trong giấc mơ (ST: Dương Thanh)
Uudam là một cậu bé người Mông Cổ, 12 tuổi, dự thi China Got Talent. Em đã sớm phải chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ trong 1 tai nạn giao thông khi mới 8 tuổi. Khi được hỏi tại sao lại chọn ca khúc "Mother in the dream" để dự thi , Uudam thành thật trả lời: "Em lúc nào cũng hát bài này mỗi buổi sáng thức dậy. Em hát vì nhớ mẹ, hát để cho mẹ ở trên thiên đường nghe thấy giọng của em". Câu nói này của cậu bé đã làm không ít người kìm nổi nước mắt.
Mời xem!10 sự thật thú vị về cơ thể con người (ST:KC)
Cơ thể con người chứa những điều kỳdiệu mà đôi khi ta không thể tin rằng có thể xảy ra được. Dưới đây là 10 sự thật thú vị về cơ thể con người mà có thể bạn chưa biết.
1. Nuốt và thở
Sự thật: Con người là loài động vật có vú duy nhất không thể nuốt và thở cùng lúc.
Thiền và Thở (Bs Đỗ Hồng Ngọc)
Câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên? Vì sao bệnh nhiễm gia tăng và bệnh do hành vi lối sống ngày một phát triển trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. Sức khỏe là chuyện của mỗi người, của mọi người. Đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thõa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình.
Stress chính là nguyên nhân của 60-90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chỉ chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn.
Stress chính là nguyên nhân của 60-90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chỉ chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn.
Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012
Nghiên cứu về trang phục cổ (ST: Đạt)
Là một nghệ sĩ có niềm đam mê to lớn dành cho văn hóa Á Đông, đặc biệt là Việt Nam, Nancy Dương đã dùng kỹ thuật số hiện đại để thổi sức sống mới vào các giá trị truyền thống của người Việt.
Nancy Dương chia sẻ, cô rất yêu thích trang phục lịch sử Việt Nam và muốn được quan sát quá trình tiến hóa của chúng qua từng giai đoạn. Với các tác phẩm đồ họa theo dạng timeline, cô đã giúp người xem có một cảm nhận trực quan về sự tiến hóa này qua việc đối chiếu các mẫu trang phục được đặt nối tiếp nhau theo các cột mốc thời gian.Những hình ảnh được tái hiện dựa trên việc tham khảo các tư liệu lịch sử như tranh, tượng cổ, những bức ảnh thời xưa, thông qua internet và một ấn phẩm có tên “Đi tìm trang phục Việt” của các nhà sản xuất phim.
|
KHẢ NĂNG CHỮA LÀNH KỲ DIỆU CỦA RAU BẮP CẢI (ST: Thanh Tường k1)
Sau khi bạn đọc xong bài này, thì khi ngồi ở bàn ăn lần tới, bạn sẽ nhìn đĩa rau BẮP CẢI với sự trân trọng và sự hiểu biết về đặc tính giúp cơ thể tự chữa lành thật.
Tiến sĩ Blanc viết như sau vào năm 1881: “Vào năm 1880, một người đánh xe ngựa ở một làng nhỏ nước Pháp bị ngã xuống đất, và bánh xe cán qua chân anh. Tai nạn này thường xẩy ra vào thời bấy giờ. Hai bác sĩ cho rằng cưa chân là việc cần thiết phải làm. Một bác sĩ giải phẫu được mời đến hội ý, ông đồng ý, và cuộc giải phẫu ấn định vào sáng hôm sau. Nhưng lúc 5 giờ chiều hôm đó, cha sở, Loviat Claude, khuyên mẹ anh lấy lá bắp cải đắp vào chân bị thương cho anh. Hiệu qủa kỳ diệu là anh ngủ ngon suốt đêm. Khi anh vừa thức giấc, cũng là lúc các bác sĩ đến để sửa soạn cho việc cưa chân, họ nhận thấy anh có thể di chuyển chân được. Lớp bắp cải được lấy ra để lộ bắp chân không còn sưng nữa và màu sắc cũng khá hơn. Tám ngày sau, chân anh khỏi hoàn toàn và anh đi làm trở lại.”
Tiến sĩ Blanc viết như sau vào năm 1881: “Vào năm 1880, một người đánh xe ngựa ở một làng nhỏ nước Pháp bị ngã xuống đất, và bánh xe cán qua chân anh. Tai nạn này thường xẩy ra vào thời bấy giờ. Hai bác sĩ cho rằng cưa chân là việc cần thiết phải làm. Một bác sĩ giải phẫu được mời đến hội ý, ông đồng ý, và cuộc giải phẫu ấn định vào sáng hôm sau. Nhưng lúc 5 giờ chiều hôm đó, cha sở, Loviat Claude, khuyên mẹ anh lấy lá bắp cải đắp vào chân bị thương cho anh. Hiệu qủa kỳ diệu là anh ngủ ngon suốt đêm. Khi anh vừa thức giấc, cũng là lúc các bác sĩ đến để sửa soạn cho việc cưa chân, họ nhận thấy anh có thể di chuyển chân được. Lớp bắp cải được lấy ra để lộ bắp chân không còn sưng nữa và màu sắc cũng khá hơn. Tám ngày sau, chân anh khỏi hoàn toàn và anh đi làm trở lại.”
Chặn đường kêu oan (Huỳnh Văn Úc)
Dưới thời vua Tống Nhân Tông
(trị vì từ năm 1022 đến năm 1063) Trần Thế Mỹ là một thư sinh nghèo khó ở Hồ
Nam, có vợ là Tần Hương Liên và có hai đứa con. Tần Hương Liên đầu tắt mặt tối
làm lụng nuôi Trần Thế Mỹ ăn học. Đến kỳ thi Trần Thế Mỹ lên kinh đô ứng thí và
đỗ trạng nguyên. Tân khoa trạng nguyên Thế Mỹ được thái hậu kén làm phò mã. Sau
khi trở thành phò mã Trần Thế Mỹ muốn quên đi quá khứ, ruồng bỏ vợ con. Tần
Hương Liên dẫn hai đứa con vượt ngàn dặm đường lên kinh đô tìm chồng. Trần Thế
Mỹ chẳng những không nhận vợ con mà còn sai người đuổi theo tính kế giết hại.
Tần Hương Liên uất ức nên giữa đường chặn kiệu của Bao Công đệ đơn kêu oan. Vụ
việc của Tần Hương Liên được Bao Công thăng đường xét xử để cuối cùng công lý được
sáng tỏ.
Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012
Chương trình thăm Quế Lâm của đoàn trường ta
Nhận lời mời của Đại học Sư phạm Quảng Tây nhân kỉ niệm 80 năm thành lập, BLL nhà trường đã cử đoàn đại biểu do thầy Vũ Xuân Thăng (Phòng Chính trị), cô Nguyễn Thúy Lan (giáo viên Trung văn), 2 anh Nguyễn Lương Sơn k2, Nguyễn Thanh Hải k3, 2 bạn Nguyễn Việt Hằng, Ngô Thu Hà k7 và cô Nguyễn Thục Phương (phu nhân thầy Thăng) sang dự cùng đoàn Trường 2/9 (1967-75), Dục Tài (1953-57).
Chương trình như sau:
Bài hát ru (Thu Thuỷ H42)
Lullaby (bài hát ru) là một thể loại nhỏ nhưng quan trọng trong thanh nhạc, thường được hát cho trẻ em nghe trước khi chúng ngủ. Quan niệm ở đây là bài ca được hát bằng một giọng hay và thân thuộc với bé sẽ ru bé đi vào giấc ngủ. Những bài hát ru do các nhà soạn nhạc cổ điển viết thường được đặt cái tên hình thức là berceuse, một từ tiếng Pháp có nghĩa là “bài hát ru” hoặc cradle song (bài hát bên nôi).
Các bài hát ru nổi tiếng nhất có Johannes Brahms: “Brahms ‘Lullaby” (“Wiegenlied”, 1868). Berceuse Op 57 D Flat Major của Federic Chopin…
Ở Việt Nam, phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt. Trong hát ru thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời người con.
(st)
Xin mời các bạn cùng nghe!
Lình Trỗi luyện chữ đẹp
Anh Nguyễn Thanh Tường, Trỗi k1, có "tài nẻ" viết chữ đẹp. Nhiều năm nay anh tổ chức "lò luyện chữ đẹp". BT5 xin quảng bá cho công việc của anh. Bạn nào có cháu (con thì lớn rồi) cần luyện chữ thì mới đến địa chỉ này!!!
Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012
CHÙM ẢNH QUẦN ĐẢO HOÀNG SA CHỤP NGÀY 1 THÁNG 6 NĂM 2011 (ST)
Vùng nước ở Quần đảo Hoàng Sa trong veo, tinh khiết và mát lành. Có thể nhìn rõ đáy từ độ cao 40 mét, dưới sự phản chiếu của ánh mặt trời, nước biển muôn màu muôn sắc, thay đổi liên tục rực rỡ như tiên cảnh. |
Ngày tưởng nhớ (Huỳnh Văn Úc)
Ngày 30 tháng
10 hằng năm ở nước Nga và một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ là Ngày tưởng
nhớ (День памяти) những nạn nhân của các vụ đàn áp chính trị và những vụ thanh
trừng dưới thời Stalin. Trên cương vị là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ
năm 1922 đến ngày ông qua đời (2/3/1953) Stalin được xem là thủ phạm đã gây ra
cái chết thảm thương của hơn hai mươi triệu nạn nhân.
Kỉ niệm với thầy Lê Văn Chiểu (KQ)
Thầy Lê Văn Chiểu là hiệu phó Đại học KTQS từ những năm 1970, sau này còn là Phó chủ nhiệm TCKT. Từng được đi học Đại học Công nghệ mang tên Bau-man ở Matxcơva, Liên Xô những năm 1950, tới 1966 thầy về Phân hiệu 2 Đại học Bách khoa (tiền thân của Đại học KTQS). Vốn là nhà khoa học nên đam mê chuyên môn và không mất đam mê công tác quản lí.
Dân Đại học KTQS không quên hình ảnh ông thượng (rồi đại tá) đi đâu cũng khư khư cắp cái mũ cối bên nách (chả hiểu sao ông rất ngại đội mũ?). Vừa gặp sếp ở đầu này dãy nhà cao tầng Khu 125, vừa hỏi thăm tên tuổi thì vòng sang đầu kia lại gặp: "Chào thủ trưởng!". "Ừ, đồng chí đấy à? Tên gì nhỉ, mình thấy cậu quen quen".
Dân Đại học KTQS không quên hình ảnh ông thượng (rồi đại tá) đi đâu cũng khư khư cắp cái mũ cối bên nách (chả hiểu sao ông rất ngại đội mũ?). Vừa gặp sếp ở đầu này dãy nhà cao tầng Khu 125, vừa hỏi thăm tên tuổi thì vòng sang đầu kia lại gặp: "Chào thủ trưởng!". "Ừ, đồng chí đấy à? Tên gì nhỉ, mình thấy cậu quen quen".
Mẹ GS Ngô Bảo Châu nói về người thầy (ST)
Từ hai năm nay nhiều lần tôi được
hỏi cùng một câu hỏi là chúng tôi đã nuôi dạy Ngô Bảo Châu như thế nào để Châu
thành đạt trong sự học, trong nghề nghiệp và trong cuộc đời. Từ sâu thẳm trong
suy nghĩ tôi luôn cảm nhận là ở Châu có sự hội tụ của nhiều may mắn, của ý chí
cá nhân, và của những điều kiện khá thuận lợi về gia đình, xã hội và nhất là
của môi trường giáo dục. Tôi nghĩ phần sau của câu trên đóng một vai trò rất
quan trọng.
Thế hệ chúng tôi đến trường vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, đó là
những ngày tháng thật đặc biệt. Khi đó chúng tôi chưa đủ trưởng thành về đường
đời và trí tuệ để hiểu đầy đủ là tại sao cuộc sống khi đó thật đẹp, thật dễ tin
yêu.
Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012
Sức khỏe: Chú ý khi ăn tôm (ST: KC)
|
Những bức ảnh lạ (ST: Đạt)
Tốn nhiều dù lắm !
Gặp nhau
Chiều qua, Nhất Trung, Phước Lợi ngồi với Hưng từ HN vào, có điện thoại mời tới. Nhưng chú em Việt Thái (HV) từ HN vào đã mấy ngày làm việc xong toàn ăn nhậu, nên đề nghị được đi xả "xì-trét". Vậy là đưa Thái ra sân bóng QK7. Hai anh em tả xung hữu đột. Sau đó còn phải ngồi lại làm mấy lọ với đồng đội. Vậy là hẹn bạn trưa nay.
Trưa đón Thái phi ra Bia Tiệp 107 Pasteur, Q1. Bạn cũ gặp nhau: Nghĩa "vàng", Hưng, Lợi, Trung. Anh em tán dóc, nhớ lại chuyện xưa. Cũng không ngờ Nghĩa, Hưng, Trung từng là sinh viên Bách khoa HN; còn Phước Lợi sau khi "tuột xích" từ Đức về, lại học Bách khoa TpHCM cùng Nghĩa. Đúng là quả đất tròn.
Tôi quen Nghĩa từ cuối những năm 1980. Hôm nay mới biết ngày đó Nghĩa bay ra HN buôn xe hơi của nhân viên sứ quán về nước, bán lại "hạt dẻ". Thời gian trôi quá nhanh, bạn bè đã lên ông nội, ông ngoại cả rồi.
Sau có thêm Tuấn "già", anh vợ Trần Hậu Tuấn, là bạn của cả nhóm. Uống vài li rồi chia tay. Tối nay Hưng và Thái đều ngược HN.
Trưa đón Thái phi ra Bia Tiệp 107 Pasteur, Q1. Bạn cũ gặp nhau: Nghĩa "vàng", Hưng, Lợi, Trung. Anh em tán dóc, nhớ lại chuyện xưa. Cũng không ngờ Nghĩa, Hưng, Trung từng là sinh viên Bách khoa HN; còn Phước Lợi sau khi "tuột xích" từ Đức về, lại học Bách khoa TpHCM cùng Nghĩa. Đúng là quả đất tròn.
Tôi quen Nghĩa từ cuối những năm 1980. Hôm nay mới biết ngày đó Nghĩa bay ra HN buôn xe hơi của nhân viên sứ quán về nước, bán lại "hạt dẻ". Thời gian trôi quá nhanh, bạn bè đã lên ông nội, ông ngoại cả rồi.
Sau có thêm Tuấn "già", anh vợ Trần Hậu Tuấn, là bạn của cả nhóm. Uống vài li rồi chia tay. Tối nay Hưng và Thái đều ngược HN.
Thời sự đăng lại: Chất vấn thủ tướng tại Quốc hội (ST)
Cảm xúc khi nghe những bản nhạc mùa Thu (KQ)
Hồ Bá Đạt gửi tôi những bản nhạc về mùa Thu. Trong đó có ca khúc Không còn mùa Thu của nhạc sĩ trẻ Việt Anh. Cháu là đệ tử Vĩnh Xuân của thầy Trần Hậu Tuấn và chơi với chúng tôi. Xin post để mọi người cùng nghe.
Và những ca khúc này được gửi cho nhiều bạn, sau đó 1 cô bạn đã viết thư về.
Lâu lắm em mới được nghe bài hát về mùa Thu tràn đầy cảm xúc. Cám ơn bác nhiều!
Nghe những bài hát này, em nhớ lại mùa thu Hà Nội năm 1972. Em và 1 bạn trai tên N rất cảm mến nhau. Hai đứa từng vào Nhà thờ Lớn hôm Noel 1972 vì chẳng biết đi đâu nữa. (Hồi đó đang chiến tranh nên không có rạp nào chiếu bóng). N từng là thần tượng của em vì N có tính cách mạnh mẽ, dũng cảm, rất biết chăm sóc các bạn gái, trong đó có em. Mỗi lần em và bạn T ở Hà Nội lên Đan Phượng (ngày đó phải đi sơ tán) là N lại ra tận bờ đê đón. Chỉ có 3 tháng đi sơ tán cùng nhau mà có nhiều kỉ niệm không bao giờ quên.
Và những ca khúc này được gửi cho nhiều bạn, sau đó 1 cô bạn đã viết thư về.
Lâu lắm em mới được nghe bài hát về mùa Thu tràn đầy cảm xúc. Cám ơn bác nhiều!
Nghe những bài hát này, em nhớ lại mùa thu Hà Nội năm 1972. Em và 1 bạn trai tên N rất cảm mến nhau. Hai đứa từng vào Nhà thờ Lớn hôm Noel 1972 vì chẳng biết đi đâu nữa. (Hồi đó đang chiến tranh nên không có rạp nào chiếu bóng). N từng là thần tượng của em vì N có tính cách mạnh mẽ, dũng cảm, rất biết chăm sóc các bạn gái, trong đó có em. Mỗi lần em và bạn T ở Hà Nội lên Đan Phượng (ngày đó phải đi sơ tán) là N lại ra tận bờ đê đón. Chỉ có 3 tháng đi sơ tán cùng nhau mà có nhiều kỉ niệm không bao giờ quên.
Hôm rồi N bay ra Hà Nội để gặp các bạn cùng sơ tán lớp 9E Lý Thường Kiệt. Bạn cũ gặp nhau sau 40 năm kể nhiều chuyện vui và cảm động.
Cách đây 2 năm lúc em gặp M. M nói anh N yêu chị, lúc đó em không nhớ ra N (vì M không biết những chi tiết hồi đó của N). Mãi đến hôm gặp bác, bác hỏi có nhớ N? P nhớ ngay ra N là người mà em từng thầm yêu trộm nhớ hồi sơ tán lớp 9...
Gặp Tổng thống nghèo nhất thế giới, sống trong ngôi nhà xiêu vẹo (ST)
Đó là 1 Tổng thống thay vì sống trong dinh thự sang trọng do nhà nước cấp lại chọn sống trong ngôi nhà nông trang xiêu vẹo, nằm trên con đường đất bẩn; một tổng thống tự tay canh tác, sống với mức thu nhập bằng mức trung bình của người dân trong nước.
Tổng thống Mujica trong khuôn viên nhà của vợ.
Quần áo được phơi bên ngoài nhà. Nước được lấy từ chiếc giếng trong khu vườn cỏ mọc um tùm. Chỉ có hai cảnh sát và Manuela, con chó 3 chân, canh chừng ở bên ngoài.
Đây chính là nơi ở của Tổng thống Uruguay, Jose Mujica, người có cuộc sống đối nghịch “chan chát” với hầu hết các nhà lãnh đạo khác trên thế giới.
Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012
Số phận một tác phẩm (Huỳnh Văn Úc)
Năm mươi năm trước đây ngày 18/11/1962 Tạp chí Thế
Giới Mới (Новый мир) ở
Moskva đăng tác phẩm “Một ngày của Ivan Denisovich”
của nhà văn Alexander Solzhenitsyn (1918-2008), người đoạt giải Nobel văn học
năm 1970. Được viết bằng một bút pháp sống động tác phẩm kể lại cuộc đời của Ivan Denisovich, một cuộc đời vất vả gian
nan và bi đát trong đời thường cũng như trong ngục tù.
44 tổng thống Mỹ lần đầu "hội ngộ" (!!!) - (ST: KC)
|
Xin đừng xúc phạm đến loài chó (ST: TĐ)
Gần đây một số bạn viết gọi bọn quan tham ức hiếp dân, cướp đất của dân là “bọn chó”; có bạn gọi công an đánh dân là “chó”!… Tôi thấy cách ví von như vậy không ổn, xúc phạm đến danh dự của chó. Chúng ta đều biết chó không xấu như thế. Dân gian tổng kết: “Chó không chê chủ nghèo”; chó tận trung với chủ, hết lòng với với chủ, bảo vệ chủ đến cùng, vui khi chủ vui, buồn khi chủ buồn, cùng chung hoạn nạn với chủ… Anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng bị công an bắt giam, nhà cửa, đầm ao, vườn bị cưỡng chế, đập phá tan tành, vơ vét sạch sanh, vợ con tán loạn… Con chó con bị bắt, con chó mẹ bị đánh què, cố chạy trốn, chịu đói rét… nhưng vẫn bám trụ trên mảnh đất của chủ. Mấy ngày sau vợ anh Vươn trở lại ngôi nhà đổ nát, con chó đã bất ngờ từ trong bụi nhảy ra. Chủ và chó ôm chầm lấy nhau. Chó thì ngoáy đuôi rối rít, chủ thì tràn nước mắt.
|
Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012
Những kỉ niệm về thời dạy học (KQ)
Chí Hòa, Hoàng Sơn k3, Kiến Quốc ở đài Tropo Sơn Trà 1975. |
nghề và cả tài cán văn nghệ, thể thao. Kỉ niệm ấy tôi mang theo khi chính thức khoác áo lính. Tốt nghiệp lớp 10, cánh k5 chúng tôi đa số đăng lính và tập trung lên Trường VHQĐ Lạng Sơn ôn thi. Năm đó 50% anh em về Quân y ở Hà Đông, 50% về Quân sự trên Vĩnh Yên. Từ 1970, tôi gắn bó với mảnh đất trung du, cho tới 1990 khi ra quân.
Kiến Quốc, Đỗ Khôi, Hoàng Sơn, anh Kình, Chí Hòa trước dàn anten Tropo 1975 trên ICS Sơn Trà. |
Ngày đi học phải sơ tán vào Tam Lộng (thuộc huyện Bình Xuyên), sống trong dân. Ngày chủ nhật hay thấy mấy thầy giáo trẻ Đoàn Mạnh Giao, Trần Đình Ngân..., đẹp trai, mặc áo bay (đó là áo blu-dông màu cỏ úa, của các học viên đi học ở Liên Xô về), đầu chải bóng, cổ áo gài quân hàm thiếu úy, trung úy, phóng xe Sputnik hay Sport vào làng. Hình ảnh ấy gây ấn tượng mạnh và mơ ước sẽ cố học để trở thành sĩ quan, giáo viên như các thầy.
CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VN 20/11
NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VN 20/11/2012
KÍNH CHÚC THẦY CÔ GIÁO TRƯỜNG VHQĐ-TSQ NGUYỄN VĂN TRỖI (1965-70) DỒI DÀO SỨC KHỎE, SỐNG HẠNH PHÚC BÊN GIA ĐÌNH VÀ CON CHÁU!
KÍNH CHÚC THẦY CÔ GIÁO TRƯỜNG VHQĐ-TSQ NGUYỄN VĂN TRỖI (1965-70) DỒI DÀO SỨC KHỎE, SỐNG HẠNH PHÚC BÊN GIA ĐÌNH VÀ CON CHÁU!
Bài học hay (ST: Đạt)
Vài năm trước, một thành viên Ban giám đốc khá cao tuổi của một công ty dầu lửa đã đưa ra một quyết định sai lầm làm công ty thiệt hại hơn 2 triệu đôla. John D. Rockefeller lúc đó là người đứng đầu tập đoàn dầu lửa này. |
Lính Trỗi Đà Nẵng thăm thầy cô nhân ngày 20/11
Nhân Ngày Nhà giáo VN, bạn Trỗi Đà Nẵng do anh Võ Minh Ấn k2, anh Phan Hoài Lưu k5 và Nguyễn Phúc Học k7 đã đến thăm thầy Doãn Mậu Hòe và gia đình chị Oanh. Thầy Hòe và vợ chồng chị Oanh khỏe và có lời cảm ơn các bạn Trỗi đã nhớ tới thầy cô nhân dịp này.
Lẵng hoa nhân ngày 20/11. |
Thầy Hòe cảm động đón nhận quà từ anh Ấn. |
Tại gia đình chị Oanh. |
Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012
Ông bạn Quang Thắng nói về thủ tục sang tên đổi chủ
Những bức ảnh cảm động về cuộc sống (ST: KC)
Phía sau mỗi bức ảnh là một câu chuyện xúc động về tình người. Những khoảnh khắc ngọt ngào hiếm hoi khiến cuộc sống thêm tươi đẹp và có ý nghĩa.
Từ khi vợ mất vào ngày 20/9 sau khi sinh con gái Damini, anh Bablu Jatav (Ấn Độ) ngày nào anh Jatav cũng quấn con gái vào tã, địu trước ngực rồi đạp xe chở khách trên đường phố. Cô bé trở nên yếu ớt, giảm cân và bị nhiễm trùng máu.
Sau khi hoàn cảnh khó khăn của gia đình được đăng trên báo BBC, có rất nhiều người trên thế giới đã gửi tiền giúp đỡ bố con anh.
Phép biện chứng (Huỳnh Văn Úc)
Thằng cháu
nội, năm thứ nhất đại học đang ngồi học bài. Nhà chật nên không có phòng học
riêng, nó ngồi học ở phòng khách trong lúc ông nội đang xem tivi. Ông nội đã
nghỉ hưu, trước kia là giảng viên dạy môn Triết học Mác-Lênin.
- Khó quá
ông ạ! Ba định luật cơ học của Newton phát biểu lên là người ta hiểu ngay, còn
đằng này ba định luật của phép biện chứng khó nhằn quá.
Ông cầm
cái điều khiển từ xa tắt tivi rồi bắt đầu giúp thằng cháu:
- Nào! Thế
cháu định bắt đầu từ đâu?
- Thế nào
là thống nhất giữa các mặt đối lập?
Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012
Đón Quốc Hùng, Đức Thắng từ HN vào (Nhất Trung)
Tối qua tại Nhà hàng Vườn Phố ngay sân vận động QK7, anh em k5 có cuộc giao lưu, đón Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Đức Thắng (Sỉn tu lin quảng ta) từ HN vào. Có mặt khoảng chục bạn: Tấn Mỹ, Quang Bành, Kha Tư Xô, Nhất Trung, Đông Nhân, Kiến Quốc. Phước Lợi (bạn ngồi cạnh Quốc Hùng ngày học Trỗi) đến hơi muộn nhưng nổ không kém. Vui quá! 8g hơn thì tản... dù Kha Tư Xô muốn mời thêm 1 tên 1 lọ.
Bên này... |
Toản cảnh. |
Đức Thắng đang trảm phong. |
Hai tên bạn già. |
Gặp cô Đàm Thơ (KQ)
Chiều qua 5g hơn trời đã tối sầm. Đi bơi về thì đã thấy ông bạn Nhất Trung đang ngồi ngoài sân, nấu cháo điện thoại. Vậy là hắn đến từ khi tôi vừa rời nhà và ngồi chơi chờ đi giao lưu với Quốc Hùng, Đức Thắng từ HN vào. (Ngồi lâu, tốn nước ra phết!). Vừa xuống nhà với bạn thì chuông reo, máy hiện mấy chữ "Cô Thơ, Cà Mau". Vậy là cô, trò bắt đầu "tám".
Cô Thơ ạ, em đây! Trời, xem ảnh em chụp với mấy bạn, thấy mập giữ? Dạ không, mấy hôm ấy bạn xa về nên phải ăn uống quần quật, chứ em vẫn chơi thể thao đều. Cô vẫn lên mạng và comment nữa. Cô vẫn khỏe chứ ạ? Khỏe và mong tụi em xuống. Này, nhà cửa xong rồi à? Dạ, vừa xong tuần này. Cô nói chuyện với Nhất Trung nhé, nó đang ở nhà em.
Em Nhất Trung đây. Ủa, em không ở Quy Nhơn à? Không, thỉnh thoảng mới về vì phải theo hầu con, con cái đặt đâu bố mẹ ngồi đó, mà cô! Ừ, mấy hôm máy tính nhà cô hư nên ít còm, nay sửa rồi. Vâng, sắp Ngày nhà giáo rồi, chúng em chúc cô luôn vui, khỏe và luôn nhớ tới tụi học sinh miền Nam và học sinh Trỗi nghe! Ừ, nhớ tụi mày lắm. Thằng Nhị Hà trò cô thì vẫn ngoài miền Trung. Ừ...
Tình cảm của cô với lính ta thật lạ, thất hiếm và thật quý!
Cô Thơ ạ, em đây! Trời, xem ảnh em chụp với mấy bạn, thấy mập giữ? Dạ không, mấy hôm ấy bạn xa về nên phải ăn uống quần quật, chứ em vẫn chơi thể thao đều. Cô vẫn lên mạng và comment nữa. Cô vẫn khỏe chứ ạ? Khỏe và mong tụi em xuống. Này, nhà cửa xong rồi à? Dạ, vừa xong tuần này. Cô nói chuyện với Nhất Trung nhé, nó đang ở nhà em.
Em Nhất Trung đây. Ủa, em không ở Quy Nhơn à? Không, thỉnh thoảng mới về vì phải theo hầu con, con cái đặt đâu bố mẹ ngồi đó, mà cô! Ừ, mấy hôm máy tính nhà cô hư nên ít còm, nay sửa rồi. Vâng, sắp Ngày nhà giáo rồi, chúng em chúc cô luôn vui, khỏe và luôn nhớ tới tụi học sinh miền Nam và học sinh Trỗi nghe! Ừ, nhớ tụi mày lắm. Thằng Nhị Hà trò cô thì vẫn ngoài miền Trung. Ừ...
Tình cảm của cô với lính ta thật lạ, thất hiếm và thật quý!
Ảnh quá vui I (ST: Đạt)
Mời các bạn xem ảnh vui để có nụ cười "hên"Mơ ước cháy bỏng của OBAMA
Hitler phát điên vì không có xe chính chủ (ST: Trần Long)
HÀ NỘI PHỐ (Huỳnh Văn Úc)
Ta bước đi trên những con đường Hà
Nội phố
Những con đường như trăm hoa đua nở
Đêm đêm nhấp nháy đèn màu
Hào nhoáng, phô trương, hớn hở.
Không còn ban công, không còn cửa
sổ
Quảng cáo panô chiếm hết mặt tiền
Tự giam mình trong bốn bức tường
nghẹt thở
Vẫn tự hào nhà mặt phố lên tiên.
Nhốn nháo chạy theo quyền lực đồng
tiền
Nhà mặt phố, bố làm to vẫn nguyên
giá trị
Ta ngỡ ngàng, bơ vơ giữa phồn hoa
đô thị
Lòng man mác buồn nhớ con phố ngày
xưa.
Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012
Hầu chuyện Trần Xuân Bách: 'Dân chủ đưa Đảng vào lòng dân tộc' (ST: Trần Đình)
Cụ TXB là bố của Hoàng Gia, bạn cùng học một lớp với Ngân, Niệm và Giao ờ QL. Chuyện cụ Bách tình cờ thấy đăng trong một bài viết của Tống Văn Công, nguyên TBT báo Lao Động trên mạng báo Người Việt.eu. Không biết các vị đã đọc chưa ? Xin đọc cho vui!!!
Tống Văn Công TBT LĐ
Cuối tháng 9 năm 1989, tôi từ Sài Gòn ra, vừa đến trụ sở báo Lao Động (51 – Hàng Bồ, Hà Nội) thì cô Phạm Thị Châu, trưởng phòng hành chính đến gặp. (Cô Châu hiện nay là cán bộ báo Dân Trí).
Cô trao tấm danh thiếp của anh Trần Xuân Bách gửi cho tôi và háo hức kể: Xe đỗ trước cơ quan, bác ấy đi vào, nói “Tôi xin gặp anh Tống Văn Công”. Em trả lời: “Thưa bác, anh Công về Sài Gòn. Hiện đang có mặt hai phó tổng biên tập là anh Huy Đan và Phạm Văn Nhàn. Bác có thể gặp anh nào ạ?”. Bác ấy mở cặp lấy cac vi dít đưa cho em, nói: “Khi nào anh Công ra, đồng chí đưa giùm tôi nhé, nói là tôi đang đợi anh ấy gọi”.
Từ lâu tôi đã được ba người bạn có dịp gần gũi anh Trần Xuân Bách là nhà văn Nguyễn Khải gần anh khi còn làm báo quân khu 3 thời chống Pháp, dịch giả Lê Minh Đức gần anh ở Ban Dân vận TƯ và Đinh Gia Bảy ủy viên Đảng đoàn, ủy viên Ban thư ký Tổng Liên đoàn Lao động VN từng làm việc dưới quyền của anh Bách lúc giúp bạn ở Campuchia, kể nhiều chuyện về anh Bách, một người tài đức song toàn. Tôi cũng được đọc nhiều bài viết của anh, rất hâm mộ, nhưng chưa có dịp gặp, không ngờ tôi lại được anh tìm! Trước khi vào Sài Gòn, tôi đã dự hội nghị nghiên cứu Nghị quyết Trung ương lần thứ 7 (khóa 6), nên cảm nhận việc anh Trần Xuân Bách đến tìm là điều quan trọng.
|
Cười... tiếp (ST)
Đọc xong quyết định bổ nhiệm, giám đốc công ty dắt tay một thanh niên trẻ ra trước hội trường:
- Thưa các đồng chí, đây là tân phó giám đốc công ty - một thanh niên rất có triển vọng. Anh ấy đã phấn đấu rất tốt,vào đây như một người thợ bình thường. Sau hai tháng đã có tay nghề chuyên môn giỏi, được đi học, được giao nhiệm vụ quản lý và đã thăng tiến rất nhanh.
Nói rồi sếp quay sang chàng thanh niên:
- Có phải thế không?
- Thưa bố, vâng ạ!
- Thưa các đồng chí, đây là tân phó giám đốc công ty - một thanh niên rất có triển vọng. Anh ấy đã phấn đấu rất tốt,vào đây như một người thợ bình thường. Sau hai tháng đã có tay nghề chuyên môn giỏi, được đi học, được giao nhiệm vụ quản lý và đã thăng tiến rất nhanh.
Nói rồi sếp quay sang chàng thanh niên:
- Có phải thế không?
- Thưa bố, vâng ạ!
Ném quân bài như ninja ném phi tiêu (ST: Đạt)
Cách ném bài của ông Ye có thể cắt đứt đôi quả dưa chuột.
Người đàn ông có thể cắt trái cây bằng những quân bài là ông Ye Tongxin (48 tuổi). Ông Ye hiện đang là người quản lý các xe buýt của trường học ở thành phố Nam Kinh, Trung Quốc.
Ông Ye Tongxin
Ông Ye Tongxin
Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012
Đồng, lính Trỗi k6 mới tìm được, gặp anh em Trỗi các khóa
Lão tướng Trần Duy Long (đeo kính) cùng anh em Trỗi. |
Bạn Đồng (áo trắng) gặp anh em Trỗi. |
Việc Đồng tìm được anh em cũng là chuyện hay. Gặp Gia Bình k6 được biết thông tin anh em k6 và các khóa có hệ thống trang mạng, vậy là Đồng lướt web. Từ đó có thông tin và khi vào TpHCM đã tìm gặp anh em k6. Đồng hứa sẽ đến có mặt hôm chủ nhật này với anh em k7, k8 tại Lẩu cá Bờ sông.
Nhớ một con đường (Quang Việt)
Kỷ
niệm Ngày Nhà giáo Việt nam
Có bài hát "Con đường kỷ
niệm"
Hát về con đường từ bục giảng
đến bảng đen.
Hôm nay tôi lại nhớ con đường
ấy,
Đi lại bao lần, làm sao có thể
quên.
Đó là con đường ai cũng thấy
thân quen,
Ai từng là học trò chẳng biết
con đường ấy?
Lớp học nào chẳng có con đường
như vậy?
Nó ngắn thôi, nhưng trải tới vô
cùng…
Các thế hệ thày cô đã bỏ bao
công,
Đã bao lần đi trên con đường ấy,
Để mỗi sớm mai, khi bình minh
thức dậy,
Ánh sáng cuộc đời như rực rỡ
hơn…
Trong đời người, Tuổi Trẻ là
Mùa Xuân,
Ai chẳng bắt đầu bằng việc đi
học chữ?
Ai chẳng gắn bó với thầy cô,
sách vở,
Với con đường kia vào thế giới
mênh mông?
Trong nắng thu vàng, tiếng
chim hót véo von,
Hoa cúc rực vàng dưới trời thu
xanh thẳm.
Xin gửi tặng muôn ngàn hoa tươi
thắm,
Đến những con người ngày ngày
cần mẫn
Đi trên con đường
"Từ bục
giảng tới bảng đen".
Tư liệu: Những đóng góp tâm huyết bị cất giữ (ST)
Cách đây một năm, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra nghị quyết (số 23-NQ/TƯ ngày 12-3-2003) về công tác dân vận và Mặt trận. Như thường lệ, dự thảo báo cáo (mang tựa đề cũng rất văn bia thường lệ là «phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân vì 'dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh'») được phổ biến trong những cuộc họp nội bộ để nghe ý kiến. Trong khuôn khổ đó, Ban dân vận Thành uỷ Tp. Sài Gòn đã tổ chức một cuộc họp nhiều ngày với sự tham gia của những cán bộ cấp cao nay đã về hưu (Mai Chí Thọ, Trần Trọng Tân, Trần Bạch Đằng, Dương Đình Thảo...).
Các ý kiến nêu ra một cách thẳng thắn trong cuộc họp này không hề được ghi nhận : chúng hoàn toàn vắng bóng trong bản nghị quyết kể trên. Có lẽ vì vậy, mà một tài liệu đang được chuyền tay trong giới cán bộ Thành phố, với ghi chú trên đầu : «dựa trên băng ghi âm Cuộc họp do Ban Dân vận Thành uỷ TP. Sài Gòn mời : chưa được các đồng chí tác giả xem lại, chỉ để Ban chỉ đạo soạn thảo văn kiện phục vụ Hội nghị Trung ương 7 tham khảo »). Do tính chất của tài liệu này, rất khó khẳng định độ trung thực, mặc dầu người ta có thể nhận ra khẩu khí của nhiều người phát biểu và kiểm tra các sự việc được nêu lên.
Các ý kiến nêu ra một cách thẳng thắn trong cuộc họp này không hề được ghi nhận : chúng hoàn toàn vắng bóng trong bản nghị quyết kể trên. Có lẽ vì vậy, mà một tài liệu đang được chuyền tay trong giới cán bộ Thành phố, với ghi chú trên đầu : «dựa trên băng ghi âm Cuộc họp do Ban Dân vận Thành uỷ TP. Sài Gòn mời : chưa được các đồng chí tác giả xem lại, chỉ để Ban chỉ đạo soạn thảo văn kiện phục vụ Hội nghị Trung ương 7 tham khảo »). Do tính chất của tài liệu này, rất khó khẳng định độ trung thực, mặc dầu người ta có thể nhận ra khẩu khí của nhiều người phát biểu và kiểm tra các sự việc được nêu lên.
Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012
CHÍNH CHỦ (Huỳnh Văn Úc)
Sống trong ngôi nhà chính chủ
Đi đôi giày chính chủ
Đeo chiếc đồng hồ chính chủ
Mặc bộ com lê chính chủ
Ngủ trên chiếc giường chính
chủ
Với cô vợ chính chủ
Đẻ ra lũ con chính chủ
Quát mắng ôsin chính chủ
Đến công sở bằng ô tô chính chủ
Ngồi trên chiếc ghế chính chủ
Ôm cô thư ký chính chủ
Ra Ủy ban phường
Gặp thằng đầy tớ nhân dân
chính chủ
Than ôi! Cái mặt của tôi cũng
chính chủ
Nụ cười của tôi
Dẫu có là cười đểu
Cũng là nụ cười chính chủ
Khi tôi khóc dẫu có là khóc
vờ
Nước mắt của tôi cũng là
chính chủ
Chính chủ! Chính chủ!
Muôn năm chính chủ!
Truyện cổ tích đời thường (Mý)
Thời gian tựa như dòng nước, cứ thế chảy. Cuộc
sống cũng vậy, nó cứ thế trôi đi. Và nhiều khi chính cái cuộc sống tấp nập, xô
bồ như guồng xoay này khiến con người không còn tin vào những câu chuyện cổ
tích; những câu chuyện ấy thưa dần, hình như chẳng còn mấy ai để ý. Thậm chí
khi nghe từ “cổ tích”, một số người còn cười khẩy, cho rằng đó chỉ thứ viển
vông; nhưng em tin những câu chuyện cổ tích vẫn tồn tại trong cuộc sống ngày
nay. Sau đây là một truyện cổ tích thời hiện đại mà em được nghe.
Bi thảm số phận 'điệp viên 007' của Liên Xô (2) (TĐ)
Cập nhật lúc
04-11-2012 23:05:28 (GMT+1)
|
Ngoài những
cuộc tình vụng trộm, Sorge còn nhiều “thú chơi” khác như trải nghiệm tốc độ
trên xe máy hay những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng. Điều đó khiến những thông
tin mật của ông bị nghi ngờ không chính xác. Thậm chí Stalin còn gọi ông là “kẻ
tráo trở”.
Suy ngẫm: Khi ‘Lão Lý’ lắc đầu (ST)
Ông Lý Quang Diệu là một nhân vật đặc biệt ở châu Á. Ông được người dân nước ông coi là Cha đẻ của quốc gia Singapore độc lập và phồn vinh. Tháng 9 này, sinh nhật lần thứ 88 của ông được kỷ niệm trên khắp nước kết hợp với kỷ niệm lần thứ 37 ngày lập quốc. Báo chí quốc tế lại có dịp ca ngợi đất nước nhỏ bé này là con mãnh hổ thần kỳ nhất trong 4 con hổ châu Á gồm có Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Nam Triều Tiên.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)