Theo tin nhắn của Nam đen k7:
Trên VTV1 vào lúc 22g15, ngày 5/12/2011, sẽ công bố video clip "9 phút cuối cùng của AHLS Nguyễn Văn Trỗi". Mời các thầy cô cùng các bạn đón xem!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Đọc bài của Thủy về Hưng Yên, nhớ chuyện xửa chuyện xưa (KQ)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Gặp lại nhau
- Hưng Yên quê tôi (Thủy k42)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011
Nhớ bạn
Văn Thắng từ HN gọi vào, hỏi ngày Vũ Quang đi. Chỉ nhớ mang máng là thời gian đó tôi mới quay ra HN, sau Tết anh em k5 còn gặp nhau (có Vũ Quang dự) nhưng chỉ vài tuần sau Quang mất. Vừa phải tra cứu lại trên blog và thông tin lại cho Văn Thắng.
Nhớ Vũ Quang!!!
Nhớ Vũ Quang!!!
Nhận đuợc thư chị Lư Mỹ Niệm
Đang có ý định tổ chức cho anh chị em k5 du lịch Nam Ninh, Quế Lâm, Phật Sơn vào hè tới; tôi gửi thư cho chị. Chị trả lời ngay.
Hiện chị dạy học ở Học viện Dạy nghề Nam Ninh, chỉ cách Bằng Tuờng có 2 tiếng chạy tầu. Chị hy vọng năm sau sẽ tới đón chúng ta ở cửa khẩu. Giá cả sinh hoạt ở Nam Ninh, Phật Sơn (Quảng Châu) thì đắt hơn Quế Lâm, nhưng đồng tiền của họ khá ổn định. Giá tầu hoả Nam Ninh-Quế Lâm có 65 tệ, còn xe đừong dài là 110-120.
Cháu Việt Hoa, con chị, làm ở Cty du lịch lữ hành nên sẵn sàng "phục vụ" các chú.
Hy vọng chúng ta sẽ có chuyến đi "về với tuổi thơ" tuyệt vời!
Hiện chị dạy học ở Học viện Dạy nghề Nam Ninh, chỉ cách Bằng Tuờng có 2 tiếng chạy tầu. Chị hy vọng năm sau sẽ tới đón chúng ta ở cửa khẩu. Giá cả sinh hoạt ở Nam Ninh, Phật Sơn (Quảng Châu) thì đắt hơn Quế Lâm, nhưng đồng tiền của họ khá ổn định. Giá tầu hoả Nam Ninh-Quế Lâm có 65 tệ, còn xe đừong dài là 110-120.
Cháu Việt Hoa, con chị, làm ở Cty du lịch lữ hành nên sẵn sàng "phục vụ" các chú.
Hy vọng chúng ta sẽ có chuyến đi "về với tuổi thơ" tuyệt vời!
TRUYỆN CƯỜI NĂM 2011 (ST: B1)
TT. George W. Bush, Nữ Hoàng Elizabeth và Vladimir Putin khi chết đi đều xuống Địa ngục. Khi ở đây, họ khám phá có một chiếc điện thoại màu đỏ và họ hỏi xem chiếc điện thoại này dùng để làm gì. Quỷ địa ngục cho biết dùng để gọi lên Trần gian.
Ngoài HN sắp trở lạnh...
Nghe đài báo, ngoài HN sắp có đợt rét đậm kéo dài. Mở báo mạng thấy hình mấy cháu gái co ro trong áo ấm dày cộp. Vậy là một mùa đông đã bắt đầu.
Trong này, do ảnh hưởng của thời tiết mà chiều qua có cơn mưa to, kéo dài. Sáng sớm đi thể dục thấy sương mờ mờ trên đuờng. Lá cây sũng nuớc. Tiết trời lạnh hơn, phải kéo cao cổ áo. Mấy tay phi xe đi chợ đã áo gió, áo len. Trong nam mùa lạnh cũng đã đến.
Trong này, do ảnh hưởng của thời tiết mà chiều qua có cơn mưa to, kéo dài. Sáng sớm đi thể dục thấy sương mờ mờ trên đuờng. Lá cây sũng nuớc. Tiết trời lạnh hơn, phải kéo cao cổ áo. Mấy tay phi xe đi chợ đã áo gió, áo len. Trong nam mùa lạnh cũng đã đến.
Chữa hóc xương bằng ngoại cảm (ST: Đạt)
Ông Đoàn Văn Nhâm.
Bị hóc xương gà, anh Chung, ở xóm 8, xã Nhân Thành, (Yên Thành, Nghệ An) gọi điện thoại cho cụ Nhâm nhờ chữa. Cụ bảo ngay "dập máy đi, lo mà làm ăn" rồi cúp máy luôn. Anh Chung bỗng thấy cơm trong bụng dồn lên trào ra cùng chiếc xương.
Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
Người khách nằm trên ghế nệm, nhắm mắt, chân lắc lư theo tiếng nhạc du dương. Thiệt, ngay đến ông dzua ngày trước cũng chẳng bằng. Bởi vì có người nhổ tóc trong khi mình nằm thư giãn và lim dim ngủ thì sướng lắm, nhất là người nhổ lại là một em mặc áo hai dây, da thịt mát rượi, hai cánh tay trần kề trên vai anh, bộ ngực nõn nà mềm mại "vô tình" ép vào đầu anh. Ôi chao, nếu 'em" nhổ cả tóc ngứa, tóc bạc lẫn tóc không ngứa, không bạc, thì anh cũng chẳng biết đấy là đâu và anh vẫn khoái như thường. 60,000 đồng tức cỡ 3 Mỹ kim/giờ được "làm thượng đế" đâu phải là mắc?
Du ngoạn (Kháng Chiến)
Cơ ngơi của bạn. |
Tháng 11 vừa qua trên BT5 có nhiều phóng sự kèm ảnh về chuyến đi xuyên Việt kết hợp thử tay lái của các bạn k5. Những thông tin của các blogger diễn tả cảm giác được khám phá (dù "cũ người , mới ta") làm người theo dõi rất thú vị. Đất nước mình còn rất nhiều cảnh đẹp mà chúng ta chưa trực tiếp khám phá thì vẫn còn là "bí mật".
Hai lần rơi đầu (Huỳnh Văn Úc)
Trận hỗn chiến giữa Uy Vũ tướng quân và quân giặc bắt đầu từ sáng sớm. Tiếng quân reo, tiếng ngựa hí, binh khí va nhau chan chát, thây người đổ, ngựa mất chủ chạy lồng. Khi mặt trời lên gần đến ngọn tre trận đánh hầu như đã bắt đầu phân thắng bại, thế yếu thuộc về đội quân của tướng quân với những tổn thất nặng nề. Và cuối cùng điều gì đến đã phải đến, một nhát kiếm oan nghiệt của quân giặc khiến cho tướng quân đầu lìa khỏi cổ.
Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011
Ảnh hơi cũ: Hội ngộ của dân Guilin (KC)
Lần bác Ngân (lớp 2) về nước hè rồi có cuộc hội ngộ với bác Quang Trung (lớp 5) và bác Khán. Cả ba đều là dân Lư Sơn, Quế Lâm 1953-57. Già hết cả rồi "dưng vẫn vui... rộn ra trò"! Áo bướm hoa hòe hoa xói và chim cò ra phết!
Nay BT5 mới có hình nên post ngay lên cho bạn đọc ngắm dung nhan của các cụ O70 và U70.
Nay BT5 mới có hình nên post ngay lên cho bạn đọc ngắm dung nhan của các cụ O70 và U70.
Ca khúc hay: Điều không thể mất (ST: QV)
Về một bức tranh (KQ)
Hội họa cũng là đam mê của tôi. Cùng tranh của nhiều tác giả trong và ngoài nước, trong bộ sưu tập của mình, tôi có dăm bức tranh (sơn dầu, màu nước, mực trên giấy dó, khắc gỗ...) của thầy Phạm Lực. Cóp nhặt dần dần. Mỗi bức mỗi vẻ, khó nói cái nào hơn cái nào về màu sắc, bố cục, tiết tấu... Mỗi bức đến theo một kiểu riêng.
Xin giới thiệu bức tranh sơn dầu "Hát ả đào" của thầy.
Xin giới thiệu bức tranh sơn dầu "Hát ả đào" của thầy.
Facebook Việt xôn xao tranh về Việt Nam (ST)
Những bức tranh về Việt Nam của một họa sĩ người Thái Lan truyền trên Facebook đã khiến nhiều bạn trẻ ngỡ ngàng và xúc động.
Trên 50 bức tranh về Việt Nam do họa sĩ Direk Kingnok người Thái Lan đăng tải trên tài khoản Facebook của mình đang được nhiều bạn trẻ Việt Nam chia sẻ cho nhau trên mạngxã hội này.
Dưới nét bút của Direk Kingnok, khung cảnh 3 miền của Việt Nam được khắc họa rất sống động và chân thực. Được vẽ bằng màu nước, những bức tranh đã tái hiện lại các phong cảnh đẹp và cảnh sinh hoạt mang tính văn hóa cộng đồng tại nhiều địa điểm khác nhau như Hạ Long, Hà Nội, Huế, TP HCM…
Cười... tí !!! (ST)
1. Người chồng thật thà!!!! Vợ: "Anh đã ngủ với bao nhiêu người đàn bà???". Chồng trả lời ngon lành: "Chỉ có mình em yêu! Còn với tất cả người khác thì anh.... đều thức".
Nghề lạ 4: "Nghề" thanh nữ hớt tóc (ST: Đạt)
Để hiểu rõ hoạt động của loại hình "thanh nữ hớt tóc" nhưng... không hề biết hớt tóc, chúng ta phải "xâm nhập thực tế" thì mới biết rõ tình hình.
Bộ phim tư liệu "Thảm sát Thiên An Môn" (ST)
Tên tiếng Anh của bộ phim là "Tiananmen Massacre - Tank Man: The 1989 Chinese Student Democracy Movement".
Trong vụ này, hơn 1 triệu người dân TQ yêu chuộng tự do, đã chết; trong đó có nhiều sinh viên, học sinh.
Phim tài liệu dài 1 giờ 18 phút.
Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011
Hoạt động của đại biểu Quốc hội
AQ - Chỉ số AQ (ST: Nguyễn Quang Vinh)
Nói đến AQ, các bạn có thể cho đây là thuộc về Câu chuyện AQ hay Tính cách AQ của Nhà văn TQ Lổ Tấn .
Vậy AQ là gì? Ý nghỉa của nó?
- AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao... gọi tắt là chỉ số vượt khó). Nhà tâm lý học Paul G. Stoltz (Mỹ), tác giả của AQ, đã cho phát hành tác phẩm Adversity Quotient trên mạng Amazon.com vào tháng 5-1999. Tác phẩm đó ngay lập tức làm nức lòng giới tâm lý học và cả những nhà doanh nghiệp tầm cỡ .
Vậy AQ là gì? Ý nghỉa của nó?
- AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao... gọi tắt là chỉ số vượt khó). Nhà tâm lý học Paul G. Stoltz (Mỹ), tác giả của AQ, đã cho phát hành tác phẩm Adversity Quotient trên mạng Amazon.com vào tháng 5-1999. Tác phẩm đó ngay lập tức làm nức lòng giới tâm lý học và cả những nhà doanh nghiệp tầm cỡ .
Thăm làng Đình Bảng và nhà thờ họ gia đình Quang Bắc
Ở Đền Đô. |
Cuộc thăm chính thức của lính Trỗi lên Trại Cờ, Trại Hòe
Ngày 20/12 này, Phân hiệu 2 Trường Trung cấp kĩ thuật PKKQ kỉ niệm 52 năm thành lập và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba.
Mừng cho đơn vị đóng quân tại mảnh đất đầu tiên của Trường VHQĐ TSQ Nguyễn Văn Trỗi (từ tháng 3 đến tháng 8/1965), BLL nhà trường quyết định thành lập đoàn lên dự lễ kỉ niệm.
Xin cảm ơn anh chị em k5 đã "khai phá mở đường", trong đó có bạn Nguyễn Quang Bắc!
Mừng cho đơn vị đóng quân tại mảnh đất đầu tiên của Trường VHQĐ TSQ Nguyễn Văn Trỗi (từ tháng 3 đến tháng 8/1965), BLL nhà trường quyết định thành lập đoàn lên dự lễ kỉ niệm.
Xin cảm ơn anh chị em k5 đã "khai phá mở đường", trong đó có bạn Nguyễn Quang Bắc!
Nghề lạ 3: "Nghề" vỗ tay thuê (ST: Đạt)
Mấy năm gần đây, khi các đài truyền hình nở rộ những game-show thì cũng đồng nghĩa với sự xuất hiện một "nghề" mới: nghề vỗ tay thuê!
Ngay cả các show rất ăn khách, đã có từ lâu như Chiếc nón kỳ diệu, Hãy chọn giá đúng v.v... người ta cũng thuê một số thanh niên, thiếu nữ, cho ngồi chung với khán giả để vỗ tay và cười nói, hoan hô những khi cần thiết cho được xôm tụ.
Thám tử tư Sài Gòn kể chuyện (ST)
Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011
Gặp mặt dân Quế Lâm và trao đổi về quan hệ với TQ (Kháng Chiến)
Anh Phan (áo xám) đang trao đổi với anh em. |
Anh trao đổi rất khúc triết theo suy nghĩ của một người nghiên cứu có tâm, có trình độ tổng hợp cao về quan hệ Việt-Trung trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
(Anh Phan người được đài truyền hình tư nhân TQ phỏng vấn về quan hệ Việt-Trung cách đây mấy tháng).
Vui chúa nhựt: Có đâu như Ấn độ ??? (ST: ĐB)
"Only In India"
Đất nước có dân số chỉ kém TQ, vậy mà có nhiều hình ảnh "độc". Mời xem!!!
Những họa sĩ thiên tài 4 (ST)
1. Rob Hefferan – Họa sĩ vẽ tranh sơn dầu siêu đỉnh
Họa sĩ Rob Hefferan, sinh năm 1968 tại thành phố Manchester, nước Anh là 1 họa sĩ tài năng. Những bức tranh sơn dầu của ông đẹp và thu hút người xem đến khó tin. Ông thường vẽ về những cô gái cùng với những chiếc váy thướt tha, sự tài tình của ông thể hiện ở những nếp gấp hay sự mềm mải của phần vải.
Họa sĩ Rob Hefferan, sinh năm 1968 tại thành phố Manchester, nước Anh là 1 họa sĩ tài năng. Những bức tranh sơn dầu của ông đẹp và thu hút người xem đến khó tin. Ông thường vẽ về những cô gái cùng với những chiếc váy thướt tha, sự tài tình của ông thể hiện ở những nếp gấp hay sự mềm mải của phần vải.
Trường Chu Văn An (tiếp)
Được thành lập từ năm 1908, trường PTTH Chu Văn An (tên gọi dân gian là trường Bưởi) của Hà Nội là một trong những trường học lâu đời và có truyền thống nhất của nền giáo dục Việt Nam. Đây cũng là một ngôi trường đẹp với phong cách kiến trúc mang đậm dấu ấn của người Pháp.
Công trình kiến trúc cổ kính và đẹp nhất của trường là Nhà Bát Giác, được xây dựng từ năm 1898. Ban đầu công trình có tên là Biệt thự Schneider (La villa Schneider), theo tên của chủ biệt thự là một chủ xưởng giấy người Pháp tên là Henri Schneider.
Công trình kiến trúc cổ kính và đẹp nhất của trường là Nhà Bát Giác, được xây dựng từ năm 1898. Ban đầu công trình có tên là Biệt thự Schneider (La villa Schneider), theo tên của chủ biệt thự là một chủ xưởng giấy người Pháp tên là Henri Schneider.
Ca khúc hay: Hello Việt Nam (Thủy k42)
Hôm nay, xin giới thiệu với các bác ca khúc: Hello Việt Nam! (Chào Việt Nam). Ca khúc này từng nổi tiếng cách đây vài năm trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài do Quỳnh Anh trình bày. Nhưng có lẽ, nó trở nên thân thuộc và gần gũi hơn bởi ca từ tiếng Việt do anh Lê Tự Minh (đang sống ở Nga) chuyển ngữ:
Bạn hãy nói cho tôi biết chăng, về họ tên mà tôi đã mang,
về miền quê mà tôi ngày đêm luôn nhớ mong.
về miền quê mà tôi ngày đêm luôn nhớ mong.
Bác Đồng Hiền gả con gái
Tối qua bác Đồng Hiền k3 đã cho cháu Thùy Dương đi lấy chồng. Thằng rể tên là Charles, dân Malaixia gốc Hoa. Đám cưới tổ chức ở tầng 5 Nhà hàng tiệc cưới Calllary. Đông vui.
Các bậc trưởng lão có ông Đỗ Đức (đã 87, được Đỗ Dũng k6 tháp tùng) từ HN vào cùng thân phụ của anh năm nay đã ngoài 90. Quân ta chiếm đến chục bàn có dư. Anh em lâu ngày mới gặp nhau, tán như mổ bò.
Các bậc trưởng lão có ông Đỗ Đức (đã 87, được Đỗ Dũng k6 tháp tùng) từ HN vào cùng thân phụ của anh năm nay đã ngoài 90. Quân ta chiếm đến chục bàn có dư. Anh em lâu ngày mới gặp nhau, tán như mổ bò.
Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011
Ca khúc hay: Để gió cuốn đi! (Thủy k42)
Tự hào về mái trường Chu Văn An (ST)
Được thực dân Pháp thành lập với mục đích đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị thuộc địa, trường Bưởi - Chu Văn An đã lại trở thành cái nôi đào tạo nhiều thế hệ trí thức yêu nước, nhiều người đã trở thành danh nhân của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như Phạm Văn Đồng, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Khắc Viện... Trong số các giáo viên từng dạy ở trường Bưởi cũng có các giáo sư nổi tiếng như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn... Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trường tiếp tục là nơi đào tạo nhân tài cho Hà Nội và đất nước với rất nhiều cựu học sinh đã và đang thành công trên lĩnh vực của mình.
Gặp lại bạn cũ Đông Nhân (Tạ Sơn)
Về SG này từ năm 1978, sau được giao là chuyên viên phụ trách khối Nội chính và An ninh quốc phòng của Ủy ban. Quan hệ nhiều, nhất là đơn vị QĐ. Vậy mà trong một bữa tiệc có anh bạn trông quen lắm, giới thiệu đang công tác ở Ba Son (đâu như Phó tổng) thì đúng là chưa gặp bao giờ. (Tuy tôi vẫn làm việc với Ba Son). Hỏi anh với qua bàn tiệc:
- Trông ông rất quen. Thế ông học đại học ở đâu?
- Trường Hải quân Leningrad, Liên xô.
(Mẹ, trật rồi vì mình chỉ học trong nước).
- Trông ông rất quen. Thế ông học đại học ở đâu?
- Trường Hải quân Leningrad, Liên xô.
(Mẹ, trật rồi vì mình chỉ học trong nước).
Những họa sĩ thiên tài 3 (ST)
4. Hilo Chen – Họa sĩ vẽ thiếu nữ bikini nóng bỏng
Những tác phẩm vẽ bikini này do nghệ sĩ Hilo Chen sinh năm 1942, là người Đài Loan và hiện đang sống ở New York, Mỹ thực hiện. Sở trường của ông là vẽ những bức tranh về thiếu nữ và về hoa, những bức tranh của ông sống động chẳng khác gì 1 bức ảnh chụp. Chúng ta có thể thấy ở bức tranh vẽ các thiếu nữ, ông đã vẽ những làn da rám nắng, những giọt mồ hôi của cái nóng bức, những bộ bikini cho đến những hạt cát, bãi biển… tất cả đều y như thật.
Những tác phẩm vẽ bikini này do nghệ sĩ Hilo Chen sinh năm 1942, là người Đài Loan và hiện đang sống ở New York, Mỹ thực hiện. Sở trường của ông là vẽ những bức tranh về thiếu nữ và về hoa, những bức tranh của ông sống động chẳng khác gì 1 bức ảnh chụp. Chúng ta có thể thấy ở bức tranh vẽ các thiếu nữ, ông đã vẽ những làn da rám nắng, những giọt mồ hôi của cái nóng bức, những bộ bikini cho đến những hạt cát, bãi biển… tất cả đều y như thật.
Nghề lạ 2: "Nghề" đọc sách mướn (ST: Đạt)
Gần đây, "nghề" đọc sách cho người già hoặc người bệnh là công việc được nhiều sinh viên ưa thích, bởi vì nó có vẻ "trí thức" hơn và tiền công cũng cao hơn, tới 50,000 đồng/giờ (tức khoảng 2.50 Mỹ kim), còn thời gian đọc dài bao lâu thì... tùy người nghe.
Lớp phổ thông có nhiều lính Trỗi nhất? (Ghi theo Tạ Sơn)
Ngày ở trường, quân số khóa 5 lúc cao điểm lên đến 200 lính. Thế mà cái lớp 5c (Nguyễn Trãi, sau là Chu Văn An) có đến hơn chục tên vào trường Trỗi.
Trưa qua cùng Tạ Sơn, Đôn Hòa, Tất Thắng đã xác nhận. Thử điểm danh:
- Huỳnh Kim Trung (AH, LS).
- Nguyễn Lâm (LS).
Trưa qua cùng Tạ Sơn, Đôn Hòa, Tất Thắng đã xác nhận. Thử điểm danh:
- Huỳnh Kim Trung (AH, LS).
- Nguyễn Lâm (LS).
Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011
Ghi chép trưa nay
Trưa, Tạ Sơn gọi điện rủ đi nhậu. Mấy ngày nay nhậu nhiều, mệt, nhất là có tuổi mà không chợp mắt 30' buổi trưa thì chiều mệt lắm. Ấy vậy khi Sơn chuyển máy cho Tất Thắng thì phải chiều bạn. (Hắn mới vào tối hôm kia, nghe nói chiều nay bay ra). Phi xe vòng vèo ra tận công viên Lê Thị Riêng. Tới nơi thấy Trần Lảnh, Đôn Hòa cùng chú em bị câm, Sơn, Thắng... vừa đủ mâm 6.
Có nhiều chuyện vui, nhưng xin ghi lại chuyện đầu của Tất Thắng...
Có nhiều chuyện vui, nhưng xin ghi lại chuyện đầu của Tất Thắng...
Trương Vĩnh Phúc gửi lời chào từ Trung Giã
8g15 sáng thứ sáu. Chuông reo. Màn hình hiện tên "Phúc "ngố" Trung Giã". Mở máy, hai anh em nói chuyện.
Phúc kể lại, trưa qua bạn bè còn "đập phá" tiếp ở nhà ông anh. Vui quá, tiếc là thiếu mấy bạn. Tối qua xuống sân bay thì cháu Sơn phi xe ra đón. Về nhà chừng 20km.
"Đi lần này gặp được các ông, cả nhà tôi vui lắm. Vợ và các em bảo, bạn anh hay thế! (Tôi bảo, khen thế thì khen cả đời). Tôi sẽ lên BT5 thường xuyên và cố viết lăng nhăng gửi các ông đọc cho vui".
Xin chào các bạn Trỗi miền Nam!
Phúc kể lại, trưa qua bạn bè còn "đập phá" tiếp ở nhà ông anh. Vui quá, tiếc là thiếu mấy bạn. Tối qua xuống sân bay thì cháu Sơn phi xe ra đón. Về nhà chừng 20km.
"Đi lần này gặp được các ông, cả nhà tôi vui lắm. Vợ và các em bảo, bạn anh hay thế! (Tôi bảo, khen thế thì khen cả đời). Tôi sẽ lên BT5 thường xuyên và cố viết lăng nhăng gửi các ông đọc cho vui".
Xin chào các bạn Trỗi miền Nam!
Nghề của sinh viên VN ở DDR
Đọc bài về những nghề mới lạ ở VN, chợt nhớ đến thằng bạn, thằng em Nguyễn Trọng Lượng. Chú tốt nghiệp ở Đức về năm 1980, chuyên ngành Xây dựng. Lượng đi xa cũng đã dăm bảy năm.
Ngày mới về VN, anh em giong chơi, la cà hết quán này xá nọ. Lịch mỗi ngày là: Sáng 9g "bình minh" (mà toàn ngủ bầy đàn tập thể), 10g cả bọn kéo ra Cấm Chỉ ăn phở, uống cà phê; tới 2g chiều mới đi ăn "cơm tám giò chả" ở Phố Huế; chiều lại cà phê cà pháo, tối lại quán xá, đêm 12g mới đi ngủ...
Ngày mới về VN, anh em giong chơi, la cà hết quán này xá nọ. Lịch mỗi ngày là: Sáng 9g "bình minh" (mà toàn ngủ bầy đàn tập thể), 10g cả bọn kéo ra Cấm Chỉ ăn phở, uống cà phê; tới 2g chiều mới đi ăn "cơm tám giò chả" ở Phố Huế; chiều lại cà phê cà pháo, tối lại quán xá, đêm 12g mới đi ngủ...
Những nghề "lạ" ở trong nước (ST)
Chỉ riêng về các nghề, chúng ta đã thấy có nhiều nghề rất "lạ" có lẽ chỉ xuất hiện ở Việt Nam chứ các nước khác trên thế giới chưa chắc đã có.
Thưa quý bạn, về Việt Nam chơi, quý bạn sẽ kêu um cả lên là chả thấy có gì cả, chỉ thấy toàn xe gắn máy và bụi thôi. Có đấy quý bạn ạ, nếu đi sâu vào đời sống hỗn tạp tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn, chỉ riêng về các nghề, chúng ta đã thấy có nhiều nghề rất "lạ" có lẽ chỉ xuất hiện ở Việt Nam chứ các nước khác trên thế giới chưa chắc đã có. Đấy, Việt Nam chúng ta "ưu việt' là ở chỗ đó. Bây giờ xin mời quý bạn coi chơi cho biết...
1. "Nghề" làm mẫu mặt
Alyssa Monks – Họa sĩ vẽ phụ nữ (ST: ĐB)
Nếu nhìn qua những bức tranh của họa sĩ Alyssa Monks, 31 tuổi, người New York, Mỹ bạn sẽ tưởng đây là ảnh chụp. Đề tài tranh của cô yêu thích là về phụ nữ. Thậm chí cô đã tự làm mẫu cho chính những bức vẽ của mình.
Cô gái sau lớp kính mờ...
Nhớ Vũ Kiên Cường và tuổi thơ nghịch ngợm 4 (Lê Chí Hòa)
... Mùa hè năm 1972, tôi là một trong số rất ít học viên khóa 5 Đại học KTQS được về phép ở Hà Nội. Tranh thủ đến chơi mấy nhà chiến hữu: Cường, Lê Bình, Nguyễn Lâm… nhưng chả gặp ai cả.
Gặp Võ Minh Đạo mới hay: “Chúng nó đều lên đường nhập ngũ từ cuối 1971 và có thể lúc này đều có mặt ở chiến trường cả rồi”. Một kỳ nghỉ phép buồn vì gặp được qúa ít bạn bè.
Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011
Nhớ thầy Thuận "Diêm Điền"
Sáng qua nhận được tin nhắn của thầy Trọng: Chú có ở trong này? Biết ý thầy: nếu rảnh qua chơi, liền phi xe sang. Nhà thầy ngay khu sân bay, chả xa gì. Lần nào đến thầy cũng mang rượu ngon ra đãi trò. Cô bảo: "Ông ấy thế đấy, tiếp khách thân chả khi nào dùng trà".
Nhớ Vũ Kiên Cường và tuổi thơ nghịch ngợm 3 (Lê Chí Hòa)
Vũ Kiên Cường thân yêu của chúng ta. |
... Về Hưng Hóa, tôi và Cường không học cùng lớp nữa (tôi vào lớp Chuyên toán) nhưng vẫn quan hệ thân thiết với nhau. "Trời đất xoay tròn", lên đến lớp 10 thì lớp Chuyên giải thể, chúng tôi lại cùng một trung đội.
Tôi với Cường chơi với nhau ngoài việc chung nhiều sở thích còn có một điểm riêng đó là rất thích đọc truyện. Truyện lúc đó chủ yếu là mượn thư viện của trường hay gia đình gửi lên rồi chuyền tay nhau.
Roberto Bernardi – Họa sĩ vẽ tranh tĩnh vật (ST)
Họa sĩ Roberto Bernardi, sinh năm 1974, người Italy đã tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời khiến người xem khó có thể nhận ra chúng là hình được thực hiện bằng tay. Ông học vẽ từ nhỏ, đến năm 1993, ông chuyển đến Rome và bắt đầu sự nghiệp vẽ tranh siêu thực. Ông đã chụp ảnh trước để lấy mẫu rồi dựa vào đó để tạo ra những tác phẩm giống hệt bên ngoài cuộc sống.
Lời hứa từ trái tim (ST: Nguyễn Bắc Vũ)
November 19th, 2011
Năm 1989, 1 trận động đất 8,2 độ Richter gần như san bằng Armenia, làm hơn 30.000 người chết trong vòng 4 phút. Trong cơn hỗn loạn, có 1 người đàn ông dặn vợ mình ở nhà cho an toàn, rồi chạy ào đến trường, nơi con trai ông đang học.
Ở đó, ông nhìn thấy 1 đống đổ nát – ngôi trường đã sập hoàn toàn. Ngay lúc đó, người đàn ông nhớ đến lời hứa ông luôn nói với con mình: “Dù thế nào, bố cũng luôn bảo vệ con!”. Và ông bật khóc khi nhìn đóng gạch vụn đã từng là trường học. Rồi ông bắt đầu cố định hướng xem lớp của con mình nằm ở vị trí nào. Góc bên phải phía sau của trường học! Ông lao đến và bắt đầu bới đống gạch đá.
SG tiếp bạn
Đón bạn hiền. |
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011
Lại chuyện... đầu thai!!! (QV)
Mời tham khảo!!!
Trách nhiệm của 1 người lính già (KQ)
Cô Thanh (người xách túi) và chị em Cơ sở 2 chụp cùng Giám đốc và nguyên Chỉ huy trưởng Ba Hưng. |
Ngày ở Cơ sở 2, cô là CNV phục vụ nấu ăn. Con người cô toát lên vẻ mộc mạc, giản dị, dễ gần. Thấy cô lần nào cũng ra chào rồi vội chạy đi ngay, vì còn nhiều khách.
Quà tặng thầy cô trường Trỗi nhân 20/11 năm nay (Hà Mèo)
Mời bạn đón xem 2 video clip với tay ngang của Hà Chí Thành!
Tranh vẽ tay như như ảnh chụp (ST: Đạt)
1. Simon Hennessy – Họa sĩ vẽ khuôn mặt và tay
Simon Hennessy là một họa sĩ sống ở Birmingham, Anh. Chủ đề anh yêu thích là gương mặt và những bàn tay. Nếu xem những bức ảnh chụp lại bức vẽ của Simon nhiều người sẽ tưởng đó là ảnh chụp người thật bởi sự chân thực đến từng chi tiết.
Simon Hennessy là một họa sĩ sống ở Birmingham, Anh. Chủ đề anh yêu thích là gương mặt và những bàn tay. Nếu xem những bức ảnh chụp lại bức vẽ của Simon nhiều người sẽ tưởng đó là ảnh chụp người thật bởi sự chân thực đến từng chi tiết.
Cầu may 3 - Cầu may nhờ Trời (Trần Ngân)
Con gái tôi sáng ngày 11-11-2011 đọc tin trên mạng, cháu kêu lên: Bố ơi, ngày lành tháng tốt đấy! Trăm năm mới có một lần! Mấy trăm người thuê mổ đẻ rồi, lại còn cưới tập thể nữa vì các phòng cưới, hội trường đã bị giữ chỗ từ vài tháng trước… Nhà mình bố mẹ có cầu ước gì không? Nhiều người Đức rủ nhau chơi Lotto (xổ số)!
Về ca khúc Hạ Trắng (Thủy k42)
Trịnh Công Sơn là một nhạc sỹ được rất nhiều người mến mộ bởi những giai điệu, ca từ của ông đầy tính triết lý và nhân văn. Mình tuy không phải tuýp người say mê cuồng nhiệt dòng nhạc Trịnh nhưng ca khúc Hạ Trắng đã khiến mình không khỏi xúc động khi được biết hoàn cảnh ra đời của nhạc phẩm.
Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011
Sapa, hình dành cho những phó nháy
NAG Đắc Hòa (k7) hẹn hội ngộ đoàn Xiên Vịt ở Sapa. Chú đi tầu suốt đêm tới Lao Cai rồi phi ngay xe đò lên Sapa lúc 5g15. Vì ngại anh em còn ngủ nên đi lang thang. Sớm, đi dạo phố cùng Nhất Trung thì gặp Đắc Hòa ngay vườn hoa trung tâm. Vậy là nhập đoàn...
Nhờ có bạn mà các phó nháy nghiệp dư có được hình ảnh của chính mình. Cảm ơn NAG Đắc Hòa!
Nhờ có bạn mà các phó nháy nghiệp dư có được hình ảnh của chính mình. Cảm ơn NAG Đắc Hòa!
Tin vui
Theo tin của Cao Sơn (k10 HV) và Khải "boda" qua điện thoại: Chủ nhật 20/11 tại nhà anh Trần Hay, gần đầu cầu Vĩnh Tuy (Gia Lâm), đám cưới cô con gái út được tổ chức ấm cúng, vui vẻ.
Cánh k5 có các anh Lê Chí Hòa, Hà Văn Công, Khải "boda"... cánh k10 có Đào Ngọc Thạch, Cao Sơn, Tạo, Tưởng (Vaxuco), Cẩm Tú (Bộ Công thương), Ngô Sơn (BTL TT) cùng nhiều bạn bè chiến hữu từ HVKTQS, từ QK1, Thái Nguyên (nơi anh công tác sau HV) về dự. Quãng 20 anh em.
Tới tận 2g chiều anh em thân thiết mới chào gia chủ.
Cánh k5 có các anh Lê Chí Hòa, Hà Văn Công, Khải "boda"... cánh k10 có Đào Ngọc Thạch, Cao Sơn, Tạo, Tưởng (Vaxuco), Cẩm Tú (Bộ Công thương), Ngô Sơn (BTL TT) cùng nhiều bạn bè chiến hữu từ HVKTQS, từ QK1, Thái Nguyên (nơi anh công tác sau HV) về dự. Quãng 20 anh em.
Tới tận 2g chiều anh em thân thiết mới chào gia chủ.
Những bức ảnh ngày "đi trại"
Những năm cuối 1950 và đầu 1960, không ít anh em sau này là "Trỗi con" từng được đi học ở Trại Nhi đồng miền Bắc, Trại Nhi đồng miền Nam. Tức là đi học từ mẫu giáo đến hết vỡ lòng (nay là lớp mầm, chồi... gì đấy!). Có 1 điểm khác là trại viên chúng tôi phải ở nội trú từ thứ hai đến chiều thứ bảy mới được bố mẹ đến đón về. Vậy là hình thành thói quen sống tập thể ngay từ bé.
Đón khách ở cổng Trại. |
MƯỜI ĐIỀU THÚ VỊ VỀ USD (ST: Đạt)
Nhớ Vũ Kiên Cường và tuổi thơ nghịch ngợm 2 (Lê Chí Hòa)
Trong thời gian này, vì "trường mới" chưa hoàn chỉnh nên công nhân Trung Quốc (TQ) vẫn còn phải làm nhiều việc. Các chú, bác công nhân ở trong những dãy lều dựng ngoài bãi cạnh trường. Một trong những quy định chúng tôi được phổ biến là hạn chế tiếp xúc với công nhân TQ để đảm bảo an toàn vì Cách mạng Văn hóa của TQ lúc này đang diễn ra rất ác liệt. Thói đời là vậy, với đám trẻ chúng tôi thì càng cấm đoán chúng tôi lại càng thích “phá rào”.
Cầu may 2 (Trần Đình Ngân, Berlin)
Anh KC ngày 19-11-2011 kể chuyện „Cầu may„ của cha con ông cốp A, B nào đó trên BT5. Câu chuyện kể về chuyện cầu may của đám quan chức mà tài, đức kém, uy tín thấp nhưng lại mong có quyền cao, chức trọng và những đợi đời ban cho bổng cao, lộc lớn. Tôi tin là đạo trời chẳng ưu ái cho chúng mãi. Lòng tham thì vô hạn, quỉ kế mưu sâu, chúng cũng đã vơ vét được khối của cải, vật chất nhưng nếu chúng cầu Phúc thì tin chắc không được, vì Phúc phải do chính cốt cách tạo ra.
Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011
K7 SG và ngày Nhà giáo (Uttroi)
Các bạn K7 khá đông, có cả 2 bạn gái Bùi Hoàn Chinh và Thu Hồng cùng đại diện các khóa. Hoành tráng ra phết!
Tới dự có các thầy cô: thầy Phan Trung Chinh (cán bộ khung k5 ở Đại Từ tới cuối 1966, sau không sang Quế Lâm mà đi B chiến đấu), thầy Đoan (dạy Toán lớp chuyên k4, k5), thầy Phạm Đình Trọng(dạy Văn k7, k8), cô Phạm Thị Thục (dạy Sử k7, k8; phụ trách C11), thầy Dương Quỳnh Điểu (giáo vụ).
Rất hay là có "tiết mục" đại diện từng khóa lên tặng quà cho từng thầy cô. (Tiếc là "chính tiệc" vắng mặt k5, "hậu tiệc" mới có người đến dự). Sau đó Dương Minh còn đưa thầy Đoan đi thăm thầy Văn.
Mời xem phóng sự ảnh!
Và video clip (tác giả Hà Mèo k6)!
Tới dự có các thầy cô: thầy Phan Trung Chinh (cán bộ khung k5 ở Đại Từ tới cuối 1966, sau không sang Quế Lâm mà đi B chiến đấu), thầy Đoan (dạy Toán lớp chuyên k4, k5), thầy Phạm Đình Trọng(dạy Văn k7, k8), cô Phạm Thị Thục (dạy Sử k7, k8; phụ trách C11), thầy Dương Quỳnh Điểu (giáo vụ).
Rất hay là có "tiết mục" đại diện từng khóa lên tặng quà cho từng thầy cô. (Tiếc là "chính tiệc" vắng mặt k5, "hậu tiệc" mới có người đến dự). Sau đó Dương Minh còn đưa thầy Đoan đi thăm thầy Văn.
Mời xem phóng sự ảnh!
Và video clip (tác giả Hà Mèo k6)!
Bí quyết sống lâu của nam giới (ST)
Mời đọc hiephoa.net!
Nhớ Vũ Kiên Cường và tuổi thơ nghịch ngợm (Lê Chí Hòa)
Cường lên trường khi trường còn đóng quân ở Đại Từ nhưng hai chúng tôi chỉ gắn bó (nghịch ngợm cùng nhau) khi trường chuyển về Phong Khẩu (Quế Lâm).
Sau rất nhiều lần xáo trộn, biên chế (C7 chia thành C71, C72 khi mới sang Quế Lâm rồi lại sáp nhập thành C8 khi về Phong Khẩu) tôi và Cường trở thành "đồng sàng" vì nằm giường 2 tầng, tôi giường dưới, Cường giường trên. Vì đồng sàng, vì cùng nhiều sở thích và cùng vóc người bé nhỏ hay bị chèn ép(!)… nên chúng tôi hay cùng nhau những trò nghịch ngợm.
Sau rất nhiều lần xáo trộn, biên chế (C7 chia thành C71, C72 khi mới sang Quế Lâm rồi lại sáp nhập thành C8 khi về Phong Khẩu) tôi và Cường trở thành "đồng sàng" vì nằm giường 2 tầng, tôi giường dưới, Cường giường trên. Vì đồng sàng, vì cùng nhiều sở thích và cùng vóc người bé nhỏ hay bị chèn ép(!)… nên chúng tôi hay cùng nhau những trò nghịch ngợm.
Trang thơ: Về nơi khởi đầu – Lịch sử của một cái tên (Lê Chí Hòa)
Một tay bút có hạng đã xuất chiêu. Từ hôm nay sẽ đăng tải các bài viết của bạn về trường Trỗi và các bạn chúng ta! BT5 xin cảm ơn Lê Chí Hòa, nhà hùng biện của khóa!
Mùa thu này chúng tôi về Phố Thắng
Thăm lại nơi đánh dấu tuổi thơ
Trại Hòe, mương nước bây giờ
Nhiều thay đổi quá, ngẩn ngơ đứng nhìn.
Nhớ lại:
Tác dụng phòng bệnh của Cây lược vàng
Báo hiephoa.net có bài viết hay về Cây lược vàng!
Cái bút (ST: Mý)
Từ thuở xa xưa, Khi sáng tạo ra được những ký tự, con người đã luôn khao khát lưu lại bằng văn bản những cuộc phiêu lưu như là một bằng chứng thể hiện khả năng chinh phục thiên nhiên, cuộc sống để lại cho thế hệ sau. Để làm được điều đó, người ta cần hai thứ : dụng cụ để viết và vật để lưu những ký tự đó.
Người Xume là những người đầu tiên ghi lại lịch sử trên những phiến đất sét. Cách thức này được gọi là “chữ hình nêm” (tức chữ Ba Tư cổ), có từ khỏang 3.000 năm trước.
Tản văn: Tiếng kẹt cửa
2g chiều mới về tới nhà. Nhắn tin cho Hà Mèo: Còn không? Nhận được trả lời: Anh em còn đây. Thậm chí Hà Mèo còn bấm máy để nói chuyện với Vũ Anh. Vậy là dù đã "ngả bàn đèn" nhưng cũng mặc quần áo rồi vội vã đi ngay.
Dưới nhà chả có cái cửa sắt, hễ kéo là nghe "kít kít" luôn. Nghĩa lộ. Nhưng còn nhớ (sưa rồi mà còn nhớ là giỏi!), còn cái cửa chính là cửa bằng gỗ, vậy là "tách" và "đi theo lối nhỏ là lối an toàn".
Ra đến sân mới chợt nhớ, còn quên cái kính mát (dâm), vội quay lại lấy. Vẫn theo "lối nhỏ". Nghiêm! Vợ con say sưa ngủ, chả ai biết bố trốn đi nhậu tiếp.
Dưới nhà chả có cái cửa sắt, hễ kéo là nghe "kít kít" luôn. Nghĩa lộ. Nhưng còn nhớ (sưa rồi mà còn nhớ là giỏi!), còn cái cửa chính là cửa bằng gỗ, vậy là "tách" và "đi theo lối nhỏ là lối an toàn".
Ra đến sân mới chợt nhớ, còn quên cái kính mát (dâm), vội quay lại lấy. Vẫn theo "lối nhỏ". Nghiêm! Vợ con say sưa ngủ, chả ai biết bố trốn đi nhậu tiếp.
Những họa sĩ thiên tài (ST: Đạt)
Những họa sĩ mù vẽ tranh cực siêu đẳng
Họ có thể cho ra đời những bức tranh mà ngay cả người bình thường cũng không thể vẽ được.
1. Nữ họa sỹ Lisa FittipaldiLisa đã bị mất đi đôi mắt của mình sau ảnh hưởng của 1 bệnh về mạch máu năm 1993. Thời điểm đó là thời điểm hết sức khó khăn với cô khi cô bị mất việc làm, cuộc sống trở nên khó khăn. Nhưng Lisa đã vượt qua căn bệnh quái ác của mình và bắt đầu vẽ tranh năm 1995. Những bức tranh của cô Lisa vẽ thậm chí đã được trưng bày trong các bảo tàng và phòng triển lãm trên khắp thế giới. Cô đã trở nên nổi tiếng, người ta nói rằng Lisa là 1 nghệ sĩ có con mắt bên trong tâm hồn.
Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011
Loạt bài: NHỮNG HỌA SỸ THIÊN TÀI (ST: ĐB)
Người đàn ông không tay vẽ tranh siêu đỉnh.
Một nghị lực phi thường rất đáng khâm phục.
Nếu không được chứng kiến tận mắt cách mà ông Huang Guofu vẽ tranh, thì chắc hẳn chẳng ai trong số chúng ta tin rằng những tác phẩm cực kỳ sống động và rất có hồn lại được ông Huang vẽ bằng đôi chân của mình.
Ông Huang đang vẽ tranh bằng chân.
Chúc mừng!
Nhân ngày nhà giáo VN 20-11 xin chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc trong cuộc sống và gặp nhiều may mắn...
Phần thưởng
Bà xã nhà tôi vốn thích hoạt động xã hội, hơn nữa muốn cùng nhà trường nắm chắc việc học tập của con nên năm nào cũng xung phong tham gia vào Ban Phụ huynh học sinh. Năm nay đi dự kỉ niệm về có kể lại câu chuyện làm tôi cay cay sống mũi. Chuyện là…
Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011
Tin nhanh: Giao lưu với thầy cô nhân 20/11
1. Trưa 19/11 ngoài HN, các bạn k5 (Lê Bình, Hoàng Sùng, Ngô Cửu, Thắng KV, Hà Văn Công, Bùi Chương, Đức "ó", Mai Lâm...) đã tổ chức giao lưu với thầy cô trường Trỗi tại nhà hàng Tuyết Thanh, 166 Trường Chinh. Các thầy Nguyễn Phong (giáo vụ), thầy Ninh Cử Trực (C trưởng đầu tiên của k5 ở Trại Hòe, Phố Thắng, Hiệp Hòa từ tháng 3-8/1965), thầy Bổng (dạy Lý) và cô Ngần (Trung văn) đã có mặt.
Tản văn: Nghĩ về người thầy (KQ)
Từng đứng trên bục giảng 15 năm. Làm thầy phải có cái đầu, có tri thức hơn trò; chính vì thế buộc mình phải học quyết liệt. Suốt 15 năm ấy bao thế hệ học trò "qua tay", sau này các em trở nên thân thiết, đi đâu khắp từ Bắc chí Nam tôi cũng gặp. Các em thân, thậm chí, hơn cả tình ruột thịt.
Thế giới kì diệu: Cây cầu dẫn nước Magdeburg (ST)
Số phận những người đóng thế Stalin (ST: Đạt)
11/05/2011 05:33:49
Dư luận luôn đặt câu hỏi liệu nhà lãnh đạo Xô Viết Joseph Stalin (1879-1953) từng có bao nhiêu người đóng thế? Và số phận của những người thực hiện nhiệm vụ tuyệt mật này giờ ra sao? Câu trả lời cuối cùng cũng được hé lộ sau khi tờ Pravda của Nga cho đăng tải hồ sơ giải mật của Ủy ban An ninh Liên Xô (KGB) vốn trước đây được khoá kỹ trong các két sắt của cơ quan này.
Cao Cẩm Quỳ và bộ sưu tập ca nhạc
Mời vào blog của anh!
Cầu may (KC)
Đi lễ chùa, xem phong thủy... là việc thường gặp trong đời sống tâm linh dân gian. Song trong Đảng ta, trước đây những việc tương tự bị coi là "mê tín dị đoan" (ngày xưa-gần, đảng viên, cán bộ nào mắc lỗi này thì bị phê bình nhắc nhở). Vào thời Đổi mới theo tiêu chí cũ, các quan chức cao cấp nhất lại là những người mê tín có hạng.
Sáng 16-11-2011, tôi gặp lại một ông bạn cũ, nguyên cán bộ cao cấp trong bộ máy Nhà nước, nay gác kiếm về vườn, an hưởng tuổi già. Bên chén rượu người bạn đó kể cho tôi một câu chuyện tiếu lâm về sự mê tín trong giới quan chức hiện đại, về một quá trình sắp đặt có chỉ đạo của bộ máy công quyền.
Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011
Chuyện hiến ngày Nhà giáo: Nhớ thầy Trần Kiều (Khánh Hòa)
Chiều, ngồi ở nhà chú Sơn. Có con cá chép to, mấy anh em rủ nhau nhậu lai rai. Có tí men, anh em cùng nhắc lại cái hôm Hội trường ở phía Nam. Nhớ hôm đó thầy Báu (dạy Kỹ thuật điện) quậy tưng rồi nhớ tới kỉ niệm với thầy Trần Kiều...
... Vĩnh Yên, sau 1975. Hai thầy, trò cùng có thú săn chim. Hôm đó cầm khẩu súng hơi Haennel lang thang ở xóm Bầu thì gặp thầy. (Trí lớn gặp nhau chắc?). Say mê lùng chim, hai thầy trò cũng được vài con se sẻ. Chiều đã muộn, xin phép thầy về: "Mai em thi môn thầy, em về trước ôn bài!". "Thế à? Vậy mà anh chả nhớ lịch. Thôi, về đi và chỉ cần ôn "Máy phát điện một chiều" thôi. Thế là đủ!". "Dạ, chào thầy!".
... Vĩnh Yên, sau 1975. Hai thầy, trò cùng có thú săn chim. Hôm đó cầm khẩu súng hơi Haennel lang thang ở xóm Bầu thì gặp thầy. (Trí lớn gặp nhau chắc?). Say mê lùng chim, hai thầy trò cũng được vài con se sẻ. Chiều đã muộn, xin phép thầy về: "Mai em thi môn thầy, em về trước ôn bài!". "Thế à? Vậy mà anh chả nhớ lịch. Thôi, về đi và chỉ cần ôn "Máy phát điện một chiều" thôi. Thế là đủ!". "Dạ, chào thầy!".
Mừng Ngày Nhà giáo 20/11
Bạn Trương Vĩnh Phúc du Nam
Trưa nay được điện thoại bạn báo tin: đang ở Vũng Tàu, dự đám cưới con bà thím. Chiều nay đến thăm nhà Phúc Chiến. Ngày 22/11 sẽ về Tp và có cuộc giao lưu với các bạn k5.
Chúng ta sẽ được gặp Nông Văn Dền của lớp, chân chất, hiền lành nhưng rất hóm hỉnh và chúng ta sẽ hiểu được con người với "2 tay dựng nên cơ đồ", gia đình duy nhất ở VN sáng thứ hai hàng tuần có chào cờ...
Chúng ta sẽ được gặp Nông Văn Dền của lớp, chân chất, hiền lành nhưng rất hóm hỉnh và chúng ta sẽ hiểu được con người với "2 tay dựng nên cơ đồ", gia đình duy nhất ở VN sáng thứ hai hàng tuần có chào cờ...
Tin học hoá ở một đơn vị QĐ
Lần rồi cùng anh em k5 về thăm Phân hiệu 2 Truờng Trung cấp kỹ thuật PKKQ, ở Trại Cờ nơi chúng ta đóng quân năm 1965. Gặp một loạt các sĩ quan trẻ. Anh em như quen biết nhau từ lâu.
Sản phẩm SmartLink trong phòng vi tính. |
BÁO ĐỘNG ĐỎ!!!
Cho máy vi tính của bạn và cả của tui. Làm ơn luân lưu thông tin này cho các bạn bè, gia đình, các người liên hệ .
Trong những ngày sắp tới : xin đừng bao giờ mở bản tin nào (email or web) có tên gọi là : “Actualization of Windows Live” (khởi động Windows Live ? Note: Windows Live là package xài thế cho Hotmail.com của Windows 7) mà ai đó đã gửi nó cho bạn. Đó là một loại virus phá hư cả đĩa cứng- HD- của bạn (đĩa mềm thì hổng sao ?). Virus này sẽ xâm nhập vào danh sách địa chỉ address list/contacts của bạn và truyền đi tới mọi người trong contact list đó !
Nếu bạn có nhận i-meo nào biểu bạn : Actualization Windows Live, cho dù message nhận từ bạn thân của bạn, đừngmở message đó, ngừng ngay computer của bạn (xóa ngay message đó hay hơn) . Đó là một loại virus cà chớn hơn cả Al Qaeda mà CNN vừa thông báo . Nó được Microsoft phân hạng là loại virus siêu phá hoại nguy hiểm nhất hiện nay.
Nó cũng được phát giác chiều hôm qua bởi McAfee, và vẫn chưa có thuốc trị . Virus này chỉ đơn giản phá hư ZeroSector trong đĩa cứng (system boot sector in hard disk) là bạn khỏi mở máy luôn .
Nhớ kỷ nghen : làm ơn gửi luân lưu bản tin này để giúp mọi người làm phước !
(TSL)
Vui cuối tuần: Những hình vui nghệ thuật... (ST: Đạt)
Mời xem những hình ảnh tuởng rất tục nhưng lại rất, rất... thanh!
Mông của cô gái ?
Chúng ta nhìn cho kỷ lại, đây là 2 gót chân.
Tấm hình này quảng cáo kem thoa gót chân….
Ngôn ngữ lính
Từ bao giờ chẳng biết, mấy anh lính già của Học viện (mà đa phần là lính Trỗi) hễ gặp nhau là lại tếu táo, cho dù thế hệ đầu (Chuyển tiếp 1, 2, 3) đã chòm chèm 7 sọi, lớp “1 chữ số” (từ khóa 1 đến 10, thập kỷ 1970) cũng đã trên, dưới 6 sọi…
Chiều qua nhận đuợc tin nhắn của cháu Thuỷ (k42): “Dạo này cháu hay đọc Báo liếp của các bác. Ôi, bây giờ cháu mới biết “lệ quyên” là cùng đóng góp để làm một việc gì đấy!”. Trả lời cháu ngay: Ấy cũng là “ngôn ngữ HV”!
Trang thơ: Em ơi! Hà Nội ngõ (Huỳnh Văn Úc)
BT5 xin chia sẻ những trăn trở cùng thầy Úc.
Em ơi! Hà Nội ngõ
Em ơi! Hà Nội ngõ
Ta còn em Ngõ Gạch
Không bán gạch
Ngõ Phất Lộc mà không có lộc
Ngõ Tạm Thương
Không có người thương
Ngõ Hồng Phúc
Không người ban phúc
Ngõ Hàng Hành
Không có hành
Ngõ Văn Chương không có nhà văn
Ngửa cổ lên không thấy trời xanh
Chỉ thấy mớ dây giăng chằng chịt.
Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011
Tin buồn
Cụ Nguyễn Ngọc Lô (thân phụ anh Nguyễn Ngọc Giang k9, giáo viên Học viện KTQS) vừa từ trần hồi 16g30, ngày 17/11/2011 (tức 22/10 Tân Mão), thọ 86 tuổi.
Tang lễ: từ 9g sáng ngày 18/11/2011 đến 21g cùng ngày.
Địa điểm: Khu Văn công Cái Dăm, Tp Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
----
Thay mặt anh em Trỗi xin chia buồn cùng anh Giang và gia đình.
Chúc cụ yên giấc nơi Vĩnh hằng và phù hộ cho con cháu.
(ĐT anh Giang: 0913558158).
Tang lễ: từ 9g sáng ngày 18/11/2011 đến 21g cùng ngày.
Địa điểm: Khu Văn công Cái Dăm, Tp Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
----
Thay mặt anh em Trỗi xin chia buồn cùng anh Giang và gia đình.
Chúc cụ yên giấc nơi Vĩnh hằng và phù hộ cho con cháu.
(ĐT anh Giang: 0913558158).
Chiều bạn
Mời Trần Phong và các bạn thuởng thức những tuyệt tác của các nhiếp ảnh gia về phong cảnh hồ Tây.
- Bức thứ nhất: Chiều hồ Tây!
- Bức thứ 2: Hồ Tây.
- Bức thứ 3: Đuờng Thanh Niên.
- Bức thứ 4: Hồ Tây.
- Bức thứ 5: Nhìn từ KS Sofitel.
- Bức thứ 6: Câu cá hồ.
- Bức thứ nhất: Chiều hồ Tây!
- Bức thứ 2: Hồ Tây.
- Bức thứ 3: Đuờng Thanh Niên.
- Bức thứ 4: Hồ Tây.
- Bức thứ 5: Nhìn từ KS Sofitel.
- Bức thứ 6: Câu cá hồ.
Hồ Tây chiều thu...
Du khách tới thăm Hà Nội phải thốt lên, Hà Nội là thành phố có nhiều hồ. Nào hồ Tây, hồ Trúc Bạch, nào hồ Halle, nào Bảy Mẫu, Ba Mẫu, nào hồ Kim Liên... Hồ đã làm cho nhiệt độ những ngày hè giảm xuống, hồ đã làm những cơn gió thu thêm mát dịu... Nhờ có hồ mà sinh thái Thủ đô đuợc cân bằng.
Hồ Tây là hồ lớn nhất của Hà Nội. Nuớc trong xanh. Nhạc sĩ họ Trịnh từng vắt lòng: "Hồ Tây chiều thu, mặt nuớc vàng lay, bờ xa mời gọi...".
Hồ Tây là hồ lớn nhất của Hà Nội. Nuớc trong xanh. Nhạc sĩ họ Trịnh từng vắt lòng: "Hồ Tây chiều thu, mặt nuớc vàng lay, bờ xa mời gọi...".
Từ đuờng Thanh Niên nhìn ra hồ Tây, khách sạn Thắng Lợi. |
Món quà mừng ngày Nhà giáo (Thủy k42)
Cầu gỗ dài nhất VN dẫn đến... Thiên Đường ! (VNNet)
- Đi qua chiếc cầu gỗ được công nhận là dài nhất Việt Nam, bạn sẽ bắt gặp một quần thể thạch nhũ kỳ ảo đẹp đến mê hoặc giữa không gian khoáng đạt, chẳng khác chốn bồng lai tiên cảnh. Không phải ngẫu nhiên Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã công bố và xác lập động Thiên Đường đạt 2 kỷ lục: Cầu gỗ dài nhất (hệ thống hành lang đường dẫn trong hang động Thiên Đường được làm bằng chất liệu gỗ Táu có chiều dài gần 1.000m, chiều rộng 2,1m) và động khô dài có hệ thống thạch nhũ độc đáo nhất..., mà chính vì Quảng Bình là vùng đất mà Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh đánh giá là “địa phương có hệ thống hang động mang giá trị hàng đầu thế giới” cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
Con gái 3 miền (ST: Ngọc Linh)
CON GÁI BẮC
Con gái người Bắc (mà điển hình là con gái Hà Nội 54), là những cô gái khôn ngoan và tinh tế. Họ làm ra vẻ như rất giữ khuôn nếp nhưng thực ra họ đong đếm bạn kỹ lưỡng trước khi bật đèn xanh cho bạn tiến đến.
Họ nghĩ nhiều đến vấn đề gia đình đôi bên môn đăng hộ đối, do đó khi đã thành đôi rồi, dù bên ngoài có nhìn vào như thế nào đi nữa họ cũng vẫn thấy vừa lòng với nhau và cuộc sống hôn nhân ít xao động.
Họ nghĩ nhiều đến vấn đề gia đình đôi bên môn đăng hộ đối, do đó khi đã thành đôi rồi, dù bên ngoài có nhìn vào như thế nào đi nữa họ cũng vẫn thấy vừa lòng với nhau và cuộc sống hôn nhân ít xao động.
Người tử tế
Cũng vì ham thích bơi lội mà tôi gặp anh ta. Rồi chuyện vòng vèo thế nào mà anh ta là anh trai chú Tâm "mập" đá bóng cùng đội Vĩnh Xuân, rồi cũng lại vòng vèo anh ta học từ bé cùng Nghĩa (em Dương Minh Đức) ở trường Thanh Quan. Cuối những năm 1980 anh đi xuất khẩu, làm đội trưởng ở vùng Karl-Marx Stadt (sau là Chemnitz) và là lính của bạn tôi - Đoàn Mạnh Khánh. Thế mới biết cái Hà Nội này nó nhỏ, vòng vèo quen nhau cả.
Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011
Thăm lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (KC)
Hôm nay 16-11 -2011, tôi đến thăm cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, thiếu tướng QĐND (1959), ủy viên dự khuyết BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam khóa III (1960-1976), nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Trung Quốc (1975-1987).
Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh sinh 1916, tham gia hoạt động cách mạng từ 1935. Khi đến thăm cụ vẫn mạnh khỏe, sáng suốt. Gần đây cụ có nhiều bài viết phê phán đường lối chính trị bá quyền của giới lãnh đạo nước láng giềng phương bắc, phê phán sự yếu kém của hệ thống lãng đạo nước nhà.
Thay mặt anh em tôi chúc sức khỏe cụ. Sẽ có bài viết về buổi nói chuyện với cụ trong một ngày gần đây.
Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh sinh 1916, tham gia hoạt động cách mạng từ 1935. Khi đến thăm cụ vẫn mạnh khỏe, sáng suốt. Gần đây cụ có nhiều bài viết phê phán đường lối chính trị bá quyền của giới lãnh đạo nước láng giềng phương bắc, phê phán sự yếu kém của hệ thống lãng đạo nước nhà.
Thay mặt anh em tôi chúc sức khỏe cụ. Sẽ có bài viết về buổi nói chuyện với cụ trong một ngày gần đây.
Thư mời ủng hộ Quỹ hỗ trợ ươm tạo tiềm năng
Tin thêm về kỷ niệm 45 năm Học viện KTQS
Những đóng góp đầu tiên cho Quỹ hỗ trợ ươm tạo tiềm năng của Học viện
Phong bì đựng 7,7T đầu tiên ngày 28/10/2011. |
Danh sách đã ướt mèm. |
Ngón tay đeo nhẫn (ST: ĐB)
Mỗi ngón tay trên 1 bàn tay có 1 nhiệm vụ.
Hãy click vào đây, dùng con chuột kéo tiếp, xem ngón đeo nhẫn làm gì???
Hãy click vào đây, dùng con chuột kéo tiếp, xem ngón đeo nhẫn làm gì???
Tản văn: Nhìn lại mình! (Thủy k42)
Thử một lần thôi nhìn lại những gì đã qua, từng con đường ,từng góc phố, nơi đã đi, nơi đã in dấu chân, những gì đã qua như một giấc mơ. Trong giấc mơ có cô bé lí lắc chạy trên thảm cỏ xanh, tay cầm chùm bóng bay trái tim, trắng có, hồng có, tiếng cười trong vắt... Xa lắm rồi cái thời mộng mơ, xa lắm rồi mơ về một thứ bình yên, một thứ nằm gọn trong bàn tay, một thứ gắn bó với mình, chơi vơi...
Phố Hoa ngày ấy (KQ)
Hè năm 1978, tôi đưa các em học viên khóa 8 Đại học Quân sự đi thực tập tốt nghiệp ở Trường Sĩ quan Thông tin. Đơn vị đóng quân ở địa bàn huyện Hiệp Hóa, Hà Bắc (khi ấy chưa tách tỉnh), không xa phố Thắng.
Xe tải đơn vị chở lính chạy qua Bắc Ninh, qua Đáp Cầu, theo đường 1, rẽ trái thêm gần 20km thì tới phố Thắng rồi lại rẽ trái tiếp về phía nam… Cố lục lại trí nhớ vì đầu hè 1965, khi được gọi lên trường Trỗi, anh em tôi cùng Huỳnh Tấn Lợi được theo xe TCCT đi từ Cửa Đông lên Trại Hòe. So với trục đường từ Việt Yên sang Phú Bình, Thái Nguyên thì Trại Cờ, Trại Hòe nằm ở phía bắc; còn Sĩ quan Thông tin thì nằm phía nam.
Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011
Chú, cháu gặp nhau
Cháu là Dương, con bố Đại Thành. Bố từng dạy môn Hóa cho các chú ngày Thiếu sinh quân. Đã hơn 40 năm.
Nối dõi bố, cháu theo nghiệp nhà binh. Tốt nghiệp Trung cấp Vũ khí-đạn, Dương về 1 tổng kho ở Đại Từ, Thái Nguyên, cách nhà trên chục cây. Lần nào các chú trường Trỗi về thăm lại An Mỹ, cháu đều có mặt. Tự hào về bố, Dương cũng tự hào về các chú.
Nối dõi bố, cháu theo nghiệp nhà binh. Tốt nghiệp Trung cấp Vũ khí-đạn, Dương về 1 tổng kho ở Đại Từ, Thái Nguyên, cách nhà trên chục cây. Lần nào các chú trường Trỗi về thăm lại An Mỹ, cháu đều có mặt. Tự hào về bố, Dương cũng tự hào về các chú.
Hội họa: Tài năng trẻ (ST)
Cậu bé 9 tuổi người Anh Kieron Williamson được ví như một Monet bé bỏng đã bán những bức tranh chính mình vẽ thu về khoản tiền lên đến 150.000 Bảng.
Kieron Williamson được xem một phiên bản nhỏ của họa sĩ nổi tiếng người Pháp Claude Monet, một trong những người sáng lập ra trường phái ấn tượng trong hội họa. Đoạt được giải thưởng quốc tế về hội họa từ khi 5 tuổi bằng một bức tranh vẽ phong cảnh trong chuyến du lịch cùng gia đình vào năm 2008, đến nay Kieron đã mua được một căn hộ cho gia đình trị giá 150.000 bảng tại Ludham, Norfolk, Anh. Đây là mong ước của cậu bé cho đến 18 tuổi khi mà trước đây cả gia đình chỉ sống trong một căn hộ cho thuê.
Kieron và một tác phẩm dang dở của mình |
Công viên Sky Park ở Singapore (ST: ĐB)
BT5 từng có phóng sự từ xa về công viên này (dịp hè 2011). Nay ĐB có hình ảnh cận cảnh hơn, xin trình anh chị em! Cảm ơn bạn ĐB!
Ngày 24/6/2011 tại Sing đã mở cửa 1 kì quan của thế giới Sky Park (Công viên Bầu trời), ở vịnh Marina. Công viên nằm trên 3 ngọn tháp cao trọc trời. Ở đó có những cassino, bar, restaurant cực kì xa xỉ, đắt tiền và bể bơi ngoài trời lớn nhất thế giới dài 150m cùng Bảo tàng Nghệ thuật đương đại.
Ngày 24/6/2011 tại Sing đã mở cửa 1 kì quan của thế giới Sky Park (Công viên Bầu trời), ở vịnh Marina. Công viên nằm trên 3 ngọn tháp cao trọc trời. Ở đó có những cassino, bar, restaurant cực kì xa xỉ, đắt tiền và bể bơi ngoài trời lớn nhất thế giới dài 150m cùng Bảo tàng Nghệ thuật đương đại.
TÔI ĐÃ ĐỨNG BÊN NGƯỠNG CỬA CỦA CÁI CHẾT (ST: Đạt)
Mời các bạn đọc bài viết dưới đây cuả một bệnh nhân mắc bệnh nan y, nói về những kinh nghiệm sống cuả mình. Biết đâu, các bạn có thể áp dụng nếu gặp phải hoàn cảnh như tác giả.
Số là cách nay trên 10 năm, tôi đã đứng trên ngưỡng của của cái Chết. Dr. Monsour rất có uy tín ở Houston, Texas, đã đích thân điều trị cho tôi, cuối cùng cũng phải tuyên bố bó tay (give up) trước căn bệnh viêm gan C mãn tính của tôi. Ông còn lưu ý tôi là đừng mất công chạy chữa nữa, vì ông mà phải đầu hàng và cũng không còn thuốc nào trị nổi, thì không còn bác sỹ nào có thể giúp cứu mạng tôi được.
Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011
Giao lưu của sinh viên k42 với các bác học viên "1 chữ số"
Mời thăm blog của cháu Thủy k42 Học viện KTQS!!!
Cái vòng bạc
Bán hàng souvenir. |
Thử xem có đúng??? (ST: Thắng ngớ)
Cư dân mạng đang xôn xao vì một định lý toán học vừa đươc Hiệp hội toán học quốc tế chấp nhận. Dưới đây là quá trình chứng minh và suy luận của định lý này :
PHƯƠNG TRÌNH 1:
Đàn ông = ăn + ngủ + làm việc + giải trí
Con khỉ = ăn + ngủ
Tương đương hoán đổi:
Đàn ông = Con khỉ + làm việc + giải trí
Chuyển vế và đổi dấu thành:
Đàn ông - giải trí = Con khỉ + làm việc
Kết luận:
Đàn ông không giải trí (thì) = Con khỉ làm việc
PHƯƠNG TRÌNH 1:
Đàn ông = ăn + ngủ + làm việc + giải trí
Con khỉ = ăn + ngủ
Tương đương hoán đổi:
Đàn ông = Con khỉ + làm việc + giải trí
Chuyển vế và đổi dấu thành:
Đàn ông - giải trí = Con khỉ + làm việc
Kết luận:
Đàn ông không giải trí (thì) = Con khỉ làm việc
Đến thăm thầy Phạm Lực
Thầy ta đấy. |
Những năm gần đây các cuộc triển lãm của thầy ở HN hay TpHCM tôi đều có mặt. Đầu năm 1996, từng cùng thầy trang trí cho đám cưới "VTV2" của ông Dương Minh Đức.
Gaddafi, nhà rồi còn gái thì sao??? (ST: ĐB)
Nhà cựu lãnh đạo Libya Gadhafi có một đội nữ cận vệ nổi tiếng. Họ không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn tuyển chọn gắt gao như xinh đẹp, khoẻ mạnh, tài giỏi... mà còn phải là các trinh nữ.
Nghiêm túc suy ngẫm (ST)
Bài viết này của tác giả Trần Thành Nam, nói về những thói xấu của người Việt. BT5 thấy có nhiều điểm đáng để chúng ta suy ngẫm. Cảm ơn tác giả!
Tôi năm nay U60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình.
Tôi năm nay U60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình.
Phong cách tướng
Từng là lính và quen không ít tướng lĩnh thế hệ trẻ, xin ghi lại 2 mẫu tướng thời nay.
1. Tướng 1
Anh ta từng là Hiệu trưởng 1 trường có tiếng trong QĐ, quân hàm trên vai có 1 sao vàng. Oách quá, nhất là khi người ta biết anh là "văn nghệ sĩ".
Vậy mà đi đâu, ra Bắc vào Nam, cũng phải "tiền hô, hậu ủng". Lính lác theo cả đám (định ghi là "bầy", song sợ hơi bị quá!); nào thư kí, nào tài chính, có cả bác sĩ theo chăm sóc sức khỏe. Tốn kém phải biết.
Về hưu rồi ít ai đến thăm. Đúng là quan nhất thời!
2. Tướng 2
Anh này thì trẻ hơn, có những 2 sao vàng cùng cành tùng, lại là GS-TS. Trí thức quá! Vẻ bên ngoài sáng sủa, tư chất thông minh, tính tình khiêm tốn, nhất là với các bậc đàn anh.
Lần rồi có việc trong Tp, anh bay vào. Cán bộ văn phòng xin theo tháp tùng, anh bảo: "Trong đó có cơ sở của ta, vậy là có anh em và xe đưa xe đón. Khỏi cần vào đông, để mình tôi đi là được rồi. Đi đông phải thêm tiền vé máy bay (mà có rẻ đâu). Lãng phí...".
Anh giản dị, gần gũi lính tráng. Tướng này có về hưu thì chắc anh em chả quên.
1. Tướng 1
Anh ta từng là Hiệu trưởng 1 trường có tiếng trong QĐ, quân hàm trên vai có 1 sao vàng. Oách quá, nhất là khi người ta biết anh là "văn nghệ sĩ".
Vậy mà đi đâu, ra Bắc vào Nam, cũng phải "tiền hô, hậu ủng". Lính lác theo cả đám (định ghi là "bầy", song sợ hơi bị quá!); nào thư kí, nào tài chính, có cả bác sĩ theo chăm sóc sức khỏe. Tốn kém phải biết.
Về hưu rồi ít ai đến thăm. Đúng là quan nhất thời!
2. Tướng 2
Anh này thì trẻ hơn, có những 2 sao vàng cùng cành tùng, lại là GS-TS. Trí thức quá! Vẻ bên ngoài sáng sủa, tư chất thông minh, tính tình khiêm tốn, nhất là với các bậc đàn anh.
Lần rồi có việc trong Tp, anh bay vào. Cán bộ văn phòng xin theo tháp tùng, anh bảo: "Trong đó có cơ sở của ta, vậy là có anh em và xe đưa xe đón. Khỏi cần vào đông, để mình tôi đi là được rồi. Đi đông phải thêm tiền vé máy bay (mà có rẻ đâu). Lãng phí...".
Anh giản dị, gần gũi lính tráng. Tướng này có về hưu thì chắc anh em chả quên.
Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011
Chuyện phiếm chủ nhật nhân Ngày Nhà giáo (Quang Việt)
Cô em dâu vợ tôi là giáo viên tiểu học. Tính tình vui vẻ, thích tếu táo tiếu lâm, thích đùa nghịch, trêu chọc mọi người, “trẻ không tha, già không thương”. Trường cô toàn giáo viên nữ và đều thích tán dóc với nhau các chuyện hài trong cuộc sống. Gia đình tôi thường có những buổi “sinh hoạt” cười vỡ nhà với những câu chuyện cô mang từ trường về.
Tản văn: Về lại SG vẫn nhớ HN
Trưa thứ năm đến Vaxuco, thăm mấy chú em (lính Học viện xưa) vừa chuyển văn phòng về khu doanh trại của BTL Thủ đô cũ, ngay đường Phạm Ngũ Lão. Các em mời cơm thân mật. Cơm rau dưa mà no nên chiều đến vẫn chưa muốn ăn. Tối muộn mới lang thang bách bộ quanh phố ga.
Bức ảnh làm thay đổi cả 1 số phận con người (ST)
Trước mặt Tổng thống George W. Bush, Cô Nhanny Heil trao tặng giải thưởng cho ông Chick Herrity. AFP PHOTO Andrew COUNCILL
CHICK HARRITY, NHIẾP ẢNH GIA , PHÓNG VIÊN CỦA ASSOCIATION PRESS, NĂM 1973 ĐÃ CHỤP ĐƯỢC BỨC ẢNH MỘT EM BÉ NẰM TRONG MỘT CHIẾC HỘP GIẤY CARTON TRÊN PHỐ SAIGON ,TẤM ẢNH NẦY ĐÃ LÀM THAY ĐỔI CẢ CUỘC ĐỜI EM BÉ .
Niềm đam mê
Ông bạn tôi sống với "nghề hát" (chả thế ngoài 6 xọi rối mà hát vẫn vang vang) nhưng thực ra anh bắt đầu bằng "nghề ô tô" (tốt nghiệp k5 Đại học KTQS năm 1975, chuyên ngành "kĩ sư xe máy quân sự"). Anh ta có 1 niềm đam mê cháy bỏng với các loại ô tô. Qua tay anh đến không dưới chục chiếc xe du lịch 5-7 chỗ. "Tôi toàn mua xe second-hand để xài. Nhưng vì "có nghề" nên không sợ, luôn làm chủ", anh tự hào.
May không "cầm đèn"... đứng truớc Trai-ca! |
Nghệ thuật chủ nhật: Tuyệt vời với màn biểu diễn trên dây (ST: Đạt)
Mời cùng xem!
Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011
Hội thảo tuởng niệm cụ Võ Quí Huân
Bộ Công thương chủ trì hội thảo. |
Đến dự có đông đảo học trò ngành Luyện kim của cụ từ trong kháng chiến chống Pháp và sau ngàyhoà bình 1954, nhiều con em bạn chiến đấu của cụ, nhiều bạn trẻ cùng thầy trò truờng Đại học Công nghiệp (đơn vị kế thừa của truờng Trung cấp Cơ khí HN sau 1954, do cụ Huân là hiệu truởng đầu tiên).
Văn phòng Võ Đại tuớng đã gửi lời chúc mừng.
Lính Trỗi có: vợ chồng anh chị Tuyên-Hà k1 cùng đông đảo các bác k2 (Quang Việt, Chu Kì Minh, Lương Sơn, Đức Tú...), k3 (Dũng Trí, Nguyễn Thắng, Minh Đức, Việt Bắc, Tạ Quang Vinh...), k4-k5-k6 (Việt Thắng, Dũng Triệu, Chí Hoà, Tạ Quang Chính, Nguyễn Thị Bình...) là bạn bè của vợ chồng anh Hồng Thanh-Hoà Bình (con gái cụ). Nhiều giáo viên (trẻ, già) của Học viện KTQS, đại diện Tổng cục CNQP, Viện Vũ khí, các xí nghiệp quân giới... đến dự cùng đại diện Quán Chu (Bắc Kạn) nơi xí nghiệp quân giới của cụ đóng quân thời 1948-50.
Trận đấu từ biệt (KQ)
Năm 2011 có mấy ngày đặc biệt: 1/1/2011, 11/1/2011 và 11/11/2011. Và ngày hôm qua, 11/11, không ít cánh ngoài HN rủ nhau nâng lên hạ xuống vì “823 năm mới có 1 lần”. (Đúng là lắm lí do!). Chả thế chiều qua thấy chú Thái “Hoá” lừ đừ ra sân và thoang thoảng mùi thơm của "gạo nấu".
Cũng chiều qua, tại sân mini Nhà máy nuớc, CLB Những Người Bạn có trận đấu hàng tuần. Lúc đầu lác đác không đến chục người. Sau thì đông dần. Với tôi trận này cũng là trận chia tay để về Nam. (Khi ra đã có trận giao lưu với giáo viên Học viện, hoà 2-2).
Giải trí cuối tuần (ST: Đạt)
Click vào đây để xem!!!
GIẢI TRÍ CUỐI TUẦN
http://tinyurl.com/c5cpskq
http://tinyurl.com/cjg2t2g
GIẢI TRÍ CUỐI TUẦN
http://tinyurl.com/c5cpskq
http://tinyurl.com/cjg2t2g
Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011
Kết quả hội thảo quốc tế về Bình đẳng giới (ST)
Tại hội nghị quốc tế phụ nữ, đại biểu của Mỹ đứng lên phát biểu :
- Như hội nghị lần trước, chúng ta đã nhất trí cần phải quyết liệt hơn với những ông chồng. Sau khi từ hội nghị trở về, tôi đã nói với chồng tôi rằng từ nay tôi sẽ không nấu nướng gì nữa, mà anh ta sẽ phải tự lo. Ngày thứ nhất, tôi không thấy gì. Ngày thứ 2, tôi vẫn không thấy gì. Nhưng... tới ngày thứ 3, chồng tôi đã chịu vào bếp và hôm đó, anh ấy đã nấu một bữa tối ngon tuyệt.
Cả hội nghị vỗ tay.
- Như hội nghị lần trước, chúng ta đã nhất trí cần phải quyết liệt hơn với những ông chồng. Sau khi từ hội nghị trở về, tôi đã nói với chồng tôi rằng từ nay tôi sẽ không nấu nướng gì nữa, mà anh ta sẽ phải tự lo. Ngày thứ nhất, tôi không thấy gì. Ngày thứ 2, tôi vẫn không thấy gì. Nhưng... tới ngày thứ 3, chồng tôi đã chịu vào bếp và hôm đó, anh ấy đã nấu một bữa tối ngon tuyệt.
Cả hội nghị vỗ tay.
Bãi đá khắc cổ
Đến Sapa mà không đến bãi đá cổ thì quả là tiếc.
Cách trung tâm Sapa 12km, ở thung lũng Muờng Hoa, trên diện tích trải dài 4km, rộng 2km rải rác những tảng đá cổ không biết tự bao giờ có những hình khắc đặc biệt. Năm 1925, 1 nhà nghiên người Pháp tình cờ phát hiện ra sự kì lạ này. Nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm nhưng cho đến nay vẫn là những bí ẩn chưa giải mã.
Du khách Tây, ta ngắm tảng đá cổ ven đuờng. |
Gặp lại thầy giáo nhân ngày Hội trường
Họp mặt các thế hệ của Học viện KTQS phía Nam có đặc thù khác phía Bắc là bao giờ cũng tập trung đủ moị khoá, đủ mọi khoa. Quân số cỡ 7-800 người. Vui vẻ.
Lần này anh em k4, k5 Khoa Vô tuyến gặp lại thầy dạy các môn cơ sở, chuyên ngành của mình. Xin trân trọng giới thiệu!
Lần này anh em k4, k5 Khoa Vô tuyến gặp lại thầy dạy các môn cơ sở, chuyên ngành của mình. Xin trân trọng giới thiệu!
Thầy Vinh "con" và thầy Lưu Nhành (3) dạy Khuếch đại. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)