Các anh trường Trỗi thân mến!
Ngày hội trường Trỗi ở HN, em gái của em là Cao Minh Trúc có đi dự. Ngày hôm sau, các anh K3 còn tổ chức buổi họp mặt riêng. Rất vui.
Anh Hoàng Sơn [người cùng anh Kiến Quốc tiếp quản ở Đà nẵng năm 1975] có nói rằng "tháng 4/1975 anh Sơn có đến Huế thăm anh Bảo. Sau đó 1 tuần nghe tin anh Bảo mất". Và một số anh ở PKKQ lúc bấy giờ cũng nói là anh Bảo mất trước 30/4. Nhưng trong giấy báo tử ghi ngày 5/7/1975, mất tại BV quân khu Trị Thiên. BV này năm 1975 nằm trong Thành nội Huế. Chúng em đang tìm BV đó bây giờ tên gì? Nếu anh có quen ai ở QK4 thì hỏi hộ chúng em. Em có nhờ anh Thanh Hải K3 hỏi hộ nhưng chưa có kết quả. Cám ơn các anh!
Em đọc bài " Đời bạn tổi " trong cuốn "Sinh ra trong khói lửa", thấy cuộc đời anh ấy quá nghèo, lại gặp nhiều bất hạnh. Thế bây giờ gia đình anh ấy thế nào, các cháu có học hết PT hay không?
Và em cũng khâm phục những người như anh Phan Nam đã vượt qua mọi khó khăn để vươn lên được như ngày hôm nay. Đọc "Sinh ra trong khói lửa" thấy QĐ đã dạy dỗ học sinh của trường rất chu đáo và toàn diện. Hiếm trường nào được như vậy. Nhìn lại những kết quả ngày hôm nay thì đấy cũng là một thành công của trường Trỗi.
Cũng còn những anh có cuộc sống khó khăn. Em công tác ở Z755, nơi anh Phan Nam thuê mặt bằng của nhà máy (nhưng năm nay em đã nghỉ hưu). Em thấy có DN may thêu Trần Thành Công thuê mặt bằng của nhà máy không biết có phải là lính Trỗi không?
Em học ở Chu Văn An HN từ 1970 đến 1972, năm đó trường Trỗi về rất đông. Lớp em có bạn Thế Hùng [có lẽ là K7]. Nghe các bạn cùng lớp nói năm nay Hùng được phong thiếu tướng, (ngày còn học ở CVA bạn ấy hay trốn học ra ngoài đánh nhau). Còn Võ Hùng, Hồng Liên [con bác Phạm Kiệt] đi sơ tán cùng ngày bé, nay qua cuốn sách biết họ ở đâu.
Em rất mong các anh tái bản "Sinh ra trong khói lửa" tâp 1.
Chào thân ái! - Cao Minh Hải.
Bài đăng Phổ biến
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên (2)
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (4)
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- 7 triệu chứng không ngờ của bệnh tim (ST: ĐB)
- HN cũng đang chuyển mình?
- Gặp mặt các bạn yêu thơ của Báo liếp
- Lỡ làng (Ngô Hạnh)
- Bác Hồ cười trước lúc đi xa (ST: CCB Trần Đình Ngân, Berlin)
- Tin nhanh: Bệnh tình của Sơn (Quang Việt)
- Quà 8/3: Bộ ngực tự nhiên đẹp nhất thế giới
Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010
Lá thư của Cao Minh Hải (em gái LS Cao Quốc Bảo K3)
Chuyện tìm vàng
Chuyện li kì như trong phim Tiệp Khắc kể về nhân vật I-lâm Ha-nic tìm thấy vàng ở miền Tây nước Mỹ cách nay hơn 200 năm, hay tình tiết không kém hấp dẫn như trong tiểu thuyết “Đảo giấu vàng”… Nhưng hay hơn là, sự việc xảy ra trong thời gian chiến tranh ở VN và nối tiếp câu chuyện tại chính thủ đô HN. Đã xin phép chủ nhân và post lên cho anh em cùng đọc! (BTK5)
Năm 1994. Vô tình hay qua lại nhà 1 chú em mà quen được mấy người Mỹ. Lúc đó trình độ “bập bẹ tiếng Anh” nhưng cứ nói văng mạng và… chả hiểu sao, mình hiểu họ nói gì và mình nói gì thì họ hiểu.
Trong nhóm có 1 ông già tên F.A. San, năm đó tuổi đã 71, từng là CCB ở chiến trường miền Nam VN. Ông đã trở lại VN và muốn gặp người có trách nhiệm, đề đạt nguyện vọng làm điều thiện, bù đắp những nỗi lầm của người Mỹ trong chiến tranh ở VN, trước khi nhắm mắt xuôi tay.
Câu chuyện li kì…
Chuyện được ông giữ kín hơn 20 năm qua, kể từ lần cuối rời VN vào năm 1970… Trong Thế chiến thứ hai, Nhật bản đã chở 1 số lượng vàng lớn từ các nước Đông Nam Á về Nhật. Lịch sử cũng chứng minh rằng, nhiều trong số vàng đó không bao giờ tìm thấy và 1 phần được chôn lại ở VN. Có thể do bị cướp trên biển hay do bão tố mà tầu phải dạt vào vùng biển đảo nào đó, rồi thủy thủ đoàn đã chôn giấu, v.v… Có nhiều lí do và với trường hợp mà San biết cũng là 1 trong số đó.
Năm 1970, San làm việc ở sở chỉ huy Quân cảng C.. Trong thời gian này, vô tình mà ông biết 2 nhân viên trắc địa người Hàn làm việc tại đây. Họ đã tìm thấy chỗ chôn vàng (vì sao họ có sơ đồ nơi cất giấu vàng thật khó trả lời!). Sau đó, cả 2 bị thủ tiêu. 2 thỏi vàng mà họ tìm được cũng bị lấy mất. (Ai đã thủ tiêu họ vẫn là câu hỏi không có lời giải đáp).
Do tò mò, ông đã lẳng lặng lần theo dấu chân họ, lần mò ra nơi 2 người Hàn từng “làm việc”. Sau nhiều đêm mò mẫm, đo đạc, dò tìm; cuối cùng, ông cũng tìm thấy “mỏ vàng”. Dùng máy dò kim loại, ông khoanh vùng khu vực chôn giấu vàng rộng cỡ 110 feed vuông (1 foot = 0,3m, diện tích khu vực khoảng 30x30m).
San giữ kín chuyện này, không nói cho bất kì người nào. Ít lâu sau khi thời hạn làm việc đã hết, ông phải trở về Mỹ và từ đó chưa bao giờ quay trở lại VN.
Ước nguyện của San
Suốt thời gian sau đó, sự việc này cứ lởn vởn trong tâm tưởng San. Ông từng tâm sự: “Tôi hy vọng số vàng đó vẫn còn và nghĩ về giá trị của nó đối với nhân dân VN. Tôi biết nhân dân VN đã chịu quá nhiều đau khổ trong chiến tranh. Nếu số vàng này còn sẽ giúp không ít cho đất nước này. Tôi quyết định tặng món quả này cho nhân dânVN bằng cách chỉ cho họ nơi chôn giấu vàng, vì tôi biết đất nước này rất cần đến nó”.
Năm 1987. Là CCB ở VN ông cũng chẳng giàu có gì. Khi kể chuyện này cho 1 số bạn bè, nhiều người đã quyên góp tiền cho ông. Thậm chí ông đã nhờ 1 số người giúp chắp nối với nhà cầm quyền VN để tổ chức cho ông sang và tìm nơi chôn giấu vàng. Ngày đó còn “cấm vận”, sang VN rất khó.
Nhóm người hứa giúp đã tổ chức những chuyến đi VN. Họ đã dùng số tiền mà ông vận động được để “lobby” (tới vài trăm ngàn đô-la) nhưng không có kết quả. (Có thể nhóm người này chưa “đến tầm” hoặc còn có những toan tính khác nữa?).
Khi thấy không kết quả, chờ đợi quá lâu, bố con ông cố thoát khỏi “tầm kiểm soát” của họ thì họ đã đánh tiếng “cảnh báo” sẽ thủ tiêu con trai ông để “dằn mặt”.
7 năm sau…
Ông cùng con trai, 1 luật sư và nhóm người support đến HN vào ngày 14/6/1994. Họ nghỉ ở khách sạn của chú em bạn tôi. Suốt ngày chỉ ru rú trong khách sạn. Họ chờ gặp quan chức Chính phủ để trình bày dự án. Nếu số vàng này tìm được thì San và tập đoàn (gồm 500 nhà tài trợ) xin được hưởng 30% giá trị và “tái đầu tư” luôn số tiền đó vào business tại VN.
Người Tây ở tuổi này đã là già. Sức khỏe San đã giảm sút, luôn phải có con trai bên cạnh. Ông đi lại chậm chạp, phải dùng đến gậy. Thời tiết ở HN lại nóng, ẩm làm ông luôn mệt mỏi. Hơn nữa do phải chờ đợi mà chưa có trả lời làm con người ta thêm mệt mỏi. Cuối cùng, chính quyền cũng đã xem xét.
Chuyện kết thúc ra sao thì mấy đứa chúng tôi (phận là dân) chỉ biết đến vậy. Hy vọng kết thúc có hậu! Ấy cũng là sự xám hối, là cái tình trong con người của những kẻ đã gây tội lỗi cho dân Việt.
Sát thủ cá - chuyện từ Discovery (ST: Đạt k8)
Những 'quái vật' khủng khiếp nhất vùng sông nước
Trong các kỳ trước, chúng tôi đã giới thiệu con cá ăn thịt sát thủ nặng 45kg và cá trê khổng lồ dài 2,3m do Jeremy bắt được. Kỳ này, độc giả sẽ được chiêm ngưỡng những "quái vật” khủng khiếp không kém mà Jeremy từng đánh bại.
Jeremy Wade, sinh năm 1960 ở Anh, là một nhà sinh nghiên cứu sinh vật học, người dẫn chương trình truyền hình, một chuyên gia câu cá cừ khôi, một nhà văn kỳ cựu chuyên về du hành và lịch sử tự nhiên.
Ông nổi tiếng trong series truyền hình Rivers Monsters (Quái vật ở những dòng sông) do hãng Icon Films sản xuất. Ông có mối quan tâm đặc biệt với các vùng nước ngọt, vì thế ông đã đi khắp thế giới để tìm bắt những con cá nước ngọt khổng lồ.
Dưới đây là hình ảnh những quái vật mà Jeremy đã bắt được:
Jeremy Wade và một con cá tầm trắng, một trong những loài cá nước ngọt to lớn và cổ xưa nhất ở Bắc Mỹ. con cá tầm to nhất được xác nhận có chiều dài hơn 6m và nặng đến gần 820kg. Cá tầm trắng đã có mặt trên trái đất khoảng 100 triệu năm; chúng cũng là loài có có tuổi thọ rất dài, con cá thọ nhất được ghi nhận đã sống đến 104 năm.
Một con cá lao – loài cá phổ biến ở bắc Mỹ và châu Âu. Hình dạng của nó thuôn dài và nhọn đầu như một mũi lao.
Jeremy Wade đang ôm phần còn sót lại của một gã khổng lồ bại trận mà ông tìm được trên sông Zambezi. Con cá to xác này đã bị một gã quái vật nào đó cắn đứt một nữa thân mình. Nhóm của Jeremy cho rằng thủ phạm rất có thể là một con cá mập bò rất to – cũng là một trong những quái vật đáng sợ của vùng nước ngọt này.
Jeremy Wade và một con cá mú đồ sộ ông vừa bắt được ở Queensland, là một trong những con cá vĩ đại nhất mà ông từng tóm được. Loài cá mú khổng lồ này là loài cá xương lớn nhất sống trong rạn san hô và là một trong biểu tượng của bang Queensland, Úc.
Một con cá sấu Mỹ dài hơn 2m và nặng hơn 50kg vừa bị bắt ở sông Trinity, Texas. Con sông này chảy ra vịnh Mexico, với địa hình quanh co và có rất nhiều gỗ mục trôi nổi trên sông.
Jeremy Wade đang ôm một con cá chép Thái ông vừa bắt được ở sông Mekong. Con cá này còn non và kích thước của nó chỉ bằng 1 phần rất nhỏ kích thước khi trưởng thành. Một con cá chép Thái trưởng thành có thể đạt chiều dài hơn 3m và nặng gần 300kg, và là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên hành tinh.
Một con cá trê Goonch nặng hơn 73kg, dài gần 2m. Loài cá trê này sống ở khu vực sông mà người ta thường vứt những giàn thiêu sau những nghi lễ hỏa táng người chết của người Hindu. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sở dĩ loài cá này có kích thước to lớn là do thường ăn những phần cơ thể người còn sót lại sau khi hỏa thiêu. Cũng chính vì có khẩu phần ăn đặc biệt như vậy mà nhiều cá thể của loài này đã dần phát triển khẩu vị đối với thịt người, và đây được xem là lý do giải thích cho các vụ tấn công do loài này gây ra nhằm vào người dân địa phương.
Tuy là một loài vô hại, nhưng hình thù của loài cá phổi châu Phi này cũng đủ làm người ta chết khiếp. Một con cá phổi trưởng thành có thể dài gần 2m. Những gã khổng lồ xấu xí này còn có một khả năng đặt biệt là có thể thích ứng được với môi trường khô cạn và hít thở không khí nhờ vào một phần của ruột có vai trò như lá phổi.
Một con cá Cuiu-Cuiu – một loài cá trê có từ thời tiền sử - bị Jeremy tóm ở Orinoco gần khu vực Amazon. Loài cá này có thể đạt chiều dài 1m và nặng khoảng 20kg khi trưởng thành. Dọc theo mạng sườn của nó có những chiếc xương nhô ra, khiến chúng có hình dạng như những chiến binh mặc áo giáp.
Jeremy Wade cầm một con piranha đen – loài lớn nhất trong số 40 loài piranha. Loài cá này có răng hình tam giác bén ngót như lưỡi dao lam, có khả năng xé thịt con mồi chỉ trong nháy mắt. Mặt dù có kích thước khá nhỏ, song các loài piranha đều là những tên sát thủ nguy hiểm nhất vùng nước ngọt với khả năng chén sạch con mồi nhanh như chớp.
Một họ hàng gần của loài piranha, loài cá payara này còn được gọi là cá “ma cà rồng” vì cặp răng nanh dài sắt nhọn của nó. Loài cá này ít nổi tiếng hơn loài họ hàng của mình, chúng sống ở sông Orinoco, Venezuela.
Một con arapaima nặng gần 70kg. Con cá này bị bắt ở bãi sông Rio Maderia, một bãi sông cạn, nhiều phù sa ở Brazil. Tuy to xác nhưng cá arapaima rất nhát gan. Khi bị giật mình, nó quẫy và bắn nước rất mạnh. Cơ hội cho bạn khi săn loài cá này là đừng làm chúng hoảng sợ, chỉ khi bạn thấy nó nổi lên và bơi nhẹ nhàng thì bạn mới có cơ may bắt được nó.
Jeremy Wade vừa bắt được một con cá trê đuôi đỏ. Các loài cá trê thường không có răng sắt nhọn vì phương thức săn mồi của chúng là hút và nuốt trọn con mồi. Loài cá trê đuôi đỏ này có một cái đầu to xương xẩu và lớp da dày dai.
Jeremy và một con cá rô khổng lồ ông vừa bắt được ở sông Nile. Loài cá rô sông Nile này khi trưởng thành có thể dài gần 2m và nặng khoảng 230kg.
Trong các kỳ trước, chúng tôi đã giới thiệu con cá ăn thịt sát thủ nặng 45kg và cá trê khổng lồ dài 2,3m do Jeremy bắt được. Kỳ này, độc giả sẽ được chiêm ngưỡng những "quái vật” khủng khiếp không kém mà Jeremy từng đánh bại.
Jeremy Wade, sinh năm 1960 ở Anh, là một nhà sinh nghiên cứu sinh vật học, người dẫn chương trình truyền hình, một chuyên gia câu cá cừ khôi, một nhà văn kỳ cựu chuyên về du hành và lịch sử tự nhiên.
Ông nổi tiếng trong series truyền hình Rivers Monsters (Quái vật ở những dòng sông) do hãng Icon Films sản xuất. Ông có mối quan tâm đặc biệt với các vùng nước ngọt, vì thế ông đã đi khắp thế giới để tìm bắt những con cá nước ngọt khổng lồ.
Dưới đây là hình ảnh những quái vật mà Jeremy đã bắt được:
Jeremy Wade và một con cá tầm trắng, một trong những loài cá nước ngọt to lớn và cổ xưa nhất ở Bắc Mỹ. con cá tầm to nhất được xác nhận có chiều dài hơn 6m và nặng đến gần 820kg. Cá tầm trắng đã có mặt trên trái đất khoảng 100 triệu năm; chúng cũng là loài có có tuổi thọ rất dài, con cá thọ nhất được ghi nhận đã sống đến 104 năm.
Một con cá lao – loài cá phổ biến ở bắc Mỹ và châu Âu. Hình dạng của nó thuôn dài và nhọn đầu như một mũi lao.
Jeremy Wade đang ôm phần còn sót lại của một gã khổng lồ bại trận mà ông tìm được trên sông Zambezi. Con cá to xác này đã bị một gã quái vật nào đó cắn đứt một nữa thân mình. Nhóm của Jeremy cho rằng thủ phạm rất có thể là một con cá mập bò rất to – cũng là một trong những quái vật đáng sợ của vùng nước ngọt này.
Jeremy Wade và một con cá mú đồ sộ ông vừa bắt được ở Queensland, là một trong những con cá vĩ đại nhất mà ông từng tóm được. Loài cá mú khổng lồ này là loài cá xương lớn nhất sống trong rạn san hô và là một trong biểu tượng của bang Queensland, Úc.
Một con cá sấu Mỹ dài hơn 2m và nặng hơn 50kg vừa bị bắt ở sông Trinity, Texas. Con sông này chảy ra vịnh Mexico, với địa hình quanh co và có rất nhiều gỗ mục trôi nổi trên sông.
Jeremy Wade đang ôm một con cá chép Thái ông vừa bắt được ở sông Mekong. Con cá này còn non và kích thước của nó chỉ bằng 1 phần rất nhỏ kích thước khi trưởng thành. Một con cá chép Thái trưởng thành có thể đạt chiều dài hơn 3m và nặng gần 300kg, và là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên hành tinh.
Một con cá trê Goonch nặng hơn 73kg, dài gần 2m. Loài cá trê này sống ở khu vực sông mà người ta thường vứt những giàn thiêu sau những nghi lễ hỏa táng người chết của người Hindu. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sở dĩ loài cá này có kích thước to lớn là do thường ăn những phần cơ thể người còn sót lại sau khi hỏa thiêu. Cũng chính vì có khẩu phần ăn đặc biệt như vậy mà nhiều cá thể của loài này đã dần phát triển khẩu vị đối với thịt người, và đây được xem là lý do giải thích cho các vụ tấn công do loài này gây ra nhằm vào người dân địa phương.
Tuy là một loài vô hại, nhưng hình thù của loài cá phổi châu Phi này cũng đủ làm người ta chết khiếp. Một con cá phổi trưởng thành có thể dài gần 2m. Những gã khổng lồ xấu xí này còn có một khả năng đặt biệt là có thể thích ứng được với môi trường khô cạn và hít thở không khí nhờ vào một phần của ruột có vai trò như lá phổi.
Một con cá Cuiu-Cuiu – một loài cá trê có từ thời tiền sử - bị Jeremy tóm ở Orinoco gần khu vực Amazon. Loài cá này có thể đạt chiều dài 1m và nặng khoảng 20kg khi trưởng thành. Dọc theo mạng sườn của nó có những chiếc xương nhô ra, khiến chúng có hình dạng như những chiến binh mặc áo giáp.
Jeremy Wade cầm một con piranha đen – loài lớn nhất trong số 40 loài piranha. Loài cá này có răng hình tam giác bén ngót như lưỡi dao lam, có khả năng xé thịt con mồi chỉ trong nháy mắt. Mặt dù có kích thước khá nhỏ, song các loài piranha đều là những tên sát thủ nguy hiểm nhất vùng nước ngọt với khả năng chén sạch con mồi nhanh như chớp.
Một họ hàng gần của loài piranha, loài cá payara này còn được gọi là cá “ma cà rồng” vì cặp răng nanh dài sắt nhọn của nó. Loài cá này ít nổi tiếng hơn loài họ hàng của mình, chúng sống ở sông Orinoco, Venezuela.
Một con arapaima nặng gần 70kg. Con cá này bị bắt ở bãi sông Rio Maderia, một bãi sông cạn, nhiều phù sa ở Brazil. Tuy to xác nhưng cá arapaima rất nhát gan. Khi bị giật mình, nó quẫy và bắn nước rất mạnh. Cơ hội cho bạn khi săn loài cá này là đừng làm chúng hoảng sợ, chỉ khi bạn thấy nó nổi lên và bơi nhẹ nhàng thì bạn mới có cơ may bắt được nó.
Jeremy Wade vừa bắt được một con cá trê đuôi đỏ. Các loài cá trê thường không có răng sắt nhọn vì phương thức săn mồi của chúng là hút và nuốt trọn con mồi. Loài cá trê đuôi đỏ này có một cái đầu to xương xẩu và lớp da dày dai.
Jeremy và một con cá rô khổng lồ ông vừa bắt được ở sông Nile. Loài cá rô sông Nile này khi trưởng thành có thể dài gần 2m và nặng khoảng 230kg.
Hóc xương cá
Trưa. Vợ hắn mua được con cá chép ngoài chợ. Đầu, đuôi nấu canh chua kiều Nam bộ. Ngon. Già rồi, ăn ẩu, đến phần đuôi hắn nhằn xương không kĩ. Hóc. Cố nhai thêm miếng cơm, miếng rau, rồi cả chuối mà vẫn thấy vương vướng. Uống nước mà không trôi.
Khó chịu suốt chiều. Cố khạc nhổ, ăn hoa quả mà chả “xi-nhê”. Đúng là không cái khổ nào bằng cái khổ hóc xương. Khó chịu, ho ra cả máu. Chắc rách niêm mạc họng rồi? Tối đi đón con mà tức anh ách. Gọi cho ông bạn Tăng Lực, bác sĩ mới nghỉ hưu: “Mẹ khổ quá. Hóc xương cá, ông ạ!”. “Có gì đâu, lại ngay phòng khám bác sĩ Tiến, gần nhà xác Viện 175. Cứ nói, bạn bác sĩ Lực”. “OK!”.
Đưa con về nhà, hắn phi đến ngay.
- Anh bị sao?
- Hóc xương cá.
- Ngồi xuống đây. Há to miệng xem nào!... Thở đều. Chả thấy gì cả. Sâu quá.
Cái nhà ông Tiến rút tờ giấy mỏng trong hộp ra: “Anh kéo đầu lưỡi ra, kéo thật dài, há miệng thật to, thở đều. Nào!”. Đèn rọi vào họng. “Không được, anh lại ngừng thờ rồi. Phải thở đều”. Mẹ, khó chịu quá, phải ngưng thở nên cái xương bị kéo tụt vào trong. Nước mắt nước mũi ràn rụa.
“Làm lại nào. Kéo lưỡi ra. Há to miệng. Thở đều nhé. Rồi!”. Ông ta kẹp cái xương dài tới 1,5cm, đưa cho hắn. “Xong rồi!”. “Có phải thuốc thang, súc miệng gì?”. “Khỏi”. “Có phải ăn cháo?”. “Khỏi”. “Cảm ơn anh, dạ bao nhiêu ạ?”. “Năm chục”. “Chào anh, tôi về”. Thoát nạn.
Về đến nhà đã thấy ông bạn Khánh Hòa chờ ở sân. “May quá, ông ạ! Thật, không cái khổ nào giống cái khổ nào. Vừa thoát nạn hóc xương”. Bạn cười: “Xương đuôi cá đấy mà. Già rồi phải cẩn thận!”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)