Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Những vị Bộ trưởng đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Kỳ 3: Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà

Sau Cách mạng Tháng 8.1945, Nguyễn Mạnh Hà được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế quốc gia trong Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
Cựu Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hà (trái) và cựu Bộ trưởng Vũ Trọng Khánh tại Pháp (1946) – Ảnh: Tư liệu gia đình cố Bộ trưởng Vũ Trọng Khánh

Phía sau những vụ thảm án: Trách nhiệm của ngành giáo dục ở đâu? (Nhà văn Nguyên Ngọc)

Thời gian qua, có nhiều vụ thảm án kinh hoàng. Từ những vụ việc như đánh nhau, điển hình là bạo lực học đường cho đến nhiều vụ án mạng xảy ra cũng từ những người trẻ, thậm chí trong số đó, có cả những người học cao. Vậy điều gì đã và đang xảy ra? Đằng sau những vụ thảm án, ngành giáo dục nước nhà có vô can? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhà văn Nguyên Ngọc - Chủ tịch HĐQT trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam).


Cụ Nguyễn Hữu Đang (2): Tiếng lục lạc làm đỡ cô đơn

Anh Đang ở gian đầu hồi cái nhà bếp của khu tập thể giáo viên, trước mặt là ao cá Bác Hồ của xã. Đứng bên kia bờ ao, một cô giáo chỉ cho tôi:

“– Bác ấy đang ngồi ở bậc cầu ao kia kìa! Đang cọ rửa cái gì mà chăm chú thế không biết... ”. Tôi dắt xe đạp qua sân trường, vòng ra gần sát sau lưng anh. Anh đang dùng nắm rơm cọ rửa những viên gạch vỡ đôi, xếp thành chồng cao cạnh chỗ ngồi. Tôi đứng lặng nhìn anh. Đầu anh đội cái mũ cối méo mó, khoác cái ruột áo bông thủng be bét, quần lao động màu cháo lòng, hai ống chân ôm vòng hai dây cao su đen nom như hai vòng cùm sắt; chắc hẳn để nhét hai ống quần vào đó chống rét, lưng anh khòng xuống hình chữ C viết nghiêng... Tôi chợt nhớ cách đây rất lâu, tôi được nghe những người cùng thời với anh kể.
Hồi Mặt trận Bình dân, Nguyễn HữuĐang là cán bộ Đảng được cử ra hoạt động công khai, ăn vận sang trọng như một công tử loại một của Hà thành, thắt cà vạt đỏ chói, đi khắp Trung Nam Bắc diễn thuyết, oai phong, hùng biện, tuyên truyền cách mạng... Mỗi lần cách mạng cần tiền để hoạt động, Nguyễn Hữu Đang có thể đến bất cứ một nhà tư sản Hà Nội nào giàu có, vay vàng, tiền. Mà những người này trao vàng, tiền cho anh đều không đòi hỏi một thứ giấy tờ gì vì họ tin sâu sắc rằng trao vàng, tiền cho anh, là trao tận tay cho Cách mạng...

Bức ảnh quý: Chính phủ lâm thời Việt Nam DCCH 1945

Anh Vũ Thế Khôi, TSQVN 1948, cùng lứa các anh Sĩ Ẩn, Minh Ngọc, Lê Khôi... hôm rồi được mời đến dự Họp mặt chào mừng 70 năm Nước VNDCCH và 62 năm Trường TNVN Lư Sơn, Quế Lâm. Anh được mời kể lại những kỉ niệm của thân phụ anh - cụ Vũ Đình Hòe, nguyên Bộ trưởng Giáo dục Chính phủ lâm thời VNDCCH - với Cụ Hồ. 


Nguyễn Hữu Đang, người dựng kỳ đài Ngày Độc lập 2/9/1945 ở Hà Nội (Nhà thơ Phùng Quán).

Ông Nguyễn Hữu Đang (1913-2007) từng bị thực dân Pháp bắt từ 1930, tham gia Mặt Trận Dân chủ Đông Dương (1937-1939), Hội truyền bá Quốc ngữ (1938-1945), phong trào Văn Hóa Cứu Quốc (1943-1946), Ủy Ban Giải phóng Dân Tộc tại Tân Trào 1945. Ông là người tổ chức ngày lễ 2-9-1945, xây dựng khán đài để Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình Hà Nội.
Trích đoạn bài của Phùng Quán (1932-1995):

Tôi là người viết văn nhưng lại đặc biệt say mê nghệ thuật kiến trúc...[Ở nhà tôi, ngoài hình ảnh những] Kim tự tháp, Vạn lý trường thành, Đền Ăngco, Chùa Vàng Miến Điện, Cố cung, Tháp Eiffel, Khải hoàn môn... tôi có chừng vài chục tấm hình cắt ra từ các báo như Nhân Dân, Quân Đội, Lao Động, Hà Nội Mới... chụp cảnh Lễ đài Độc lập với tổng thể Vườn hoa Ba Đình trong ngày Mồng hai tháng năm Một nghìn chín trăm bốn lăm.

Những ngôi đền, chùa độc đáo nổi tiếng bên bờ sông Hồng


Dọc bờ sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội, không phải ai cũng biết có những ngôi đền, đình, chùa nổi tiếng và cổ xưa, có niên đại hàng nghìn năm tuổi …


1. Đền Ghềnh
Nằm ngay cạnh sông Hồng, Đền Ghềnh (quận Long Biên) nép mình dưới những tán cây cổ thụ. Đền Ghềnh gắn với số phận bi thương của công chúa Ngọc Hân, người được cả kinh thành Thăng Long gọi là “Chúa tiên” bởi dung nhan xinh đẹp, cầm kỳ thi họa đủ tài xuất chúng.
Đền Ghềnh thờ công chúa Ngọc Hân
Năm 16 tuổi (1786), công chúa được gả cho thủ lĩnh Tây Sơn tức Quang Trung Nguyễn Huệ. Cuộc tình giữa Ngọc Hân và Nguyễn Huệ chỉ kéo dài 6 năm, sự ra đi đột ngột của vị hoàng đế tài ba đã khiến người đẹp thành Thăng Long đổ máu khóc chồng mà viết nên tác phẩm “Ai tư vãn” bất hủ.