Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Bài học Sức khỏe từ Văn Hùng

Vừa rồi, Văn Hùng k7 bị nhồi máu cơ tim nhưng do cấp cứu kịp thời nên tai qua nạn khỏi. Hôm đến thăm, Văn Hùng đã trao đổi nhiều kinh nghiệm quý.
Tuổi này, anh em ta phải kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng/ lần, hoặc ít nhất là 1 năm với các test: máu, nước tiểu, siêu âm tim mạch, gan, thận. 
Văn Hùng từng vào viện, làm điện tâm đồ nhưng không phát hiện bị tắc động mạch vành. Theo Bs chuyên khoa tim mạch: Để kiểm tra có bị tắc động mạch vành hay không phải thực hiện "điện tâm đồ gắng sức" (điện tim khi đang vận động - đạp xe), mới đọc được "chỉ số Q" của tắc động mạch vành.
Việc làm vệ sinh thành mạch máu, chống vón cục, đông máu nên uống Aspirin 81mg. Hiện nay, lính Mỹ được uống Aspirin hàng ngày. Uống Aspirin sẽ phá tan các đám đông túm tụm của tiểu cầu, rác rưởi, gây tắc trong thành mạch máu. (Đặc biệt, Aspirin hòa tan ở đại tràng chứ không ở dạ dày, chỉ uống khi ăn no). Thuốc của Domesco dùng tốt, rẻ tiền, công dụng.
Khi thấy hiện tượng đau thắt vùng ngực, ngay mỏ ác thì phải nghĩ ngay tới hiện tượng tắc động mạch vành, gây ra nhồi máu cơ tim. Phải cấp cứu ngay vào BV tốt.

Cười: Nhất quỷ, nhà ma...




Inline image 2


Từ bục giảng đến văn đàn: xuất sắc học giả Đào Duy Anh



Năm 1956, khi mới đặt chân vào giảng đường ĐH, sinh viên Khoa Văn chúng tôi - cả Sư phạm và Tổng hợp cùng lên lớp chung - may mắn được học một số buổi về lịch sử cổ đại Việt Nam do thầy Đào Duy Anh lên lớp. Bị cuốn hút bởi nội dung uyên bác và cách giảng dạy điềm đạm, cẩn trọng của thầy, vài người chúng tôi hễ có dịp là tranh thủ lén dự nghe các buổi giảng khác của thầy cho sinh viên Khoa Sử. Gần 60 năm đã qua đi, chúng tôi vẫn nhớ mãi thầy cũng như những người cha tinh thần khác.
Tích cực nhập cuộc
Có người bảo quê thầy Đào Duy Anh ở Thanh Hóa, hóa ra không phải. Gần thầy mới được biết nguyên quán của thầy là Hà Đông, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai (nay thuộc Hà Nội). Do nghèo và muốn đổi đời nên gia đình chuyển vào Thanh Hóa từ đời ông nội. Dù gia cảnh không khấm khá hơn bao nhiêu nhưng ông bà thân sinh của thầy vẫn hết sức tằn tiện để có tiền cho con ăn học. Sáu năm học chữ Hán, 11 tuổi mới vào trường tiểu học nhưng 19 tuổi, thầy đã tốt nghiệp Trường Quốc học Huế.
Sống trong hoàn cảnh nô lệ, như mọi thanh niên trí thức chân chính khác, Đào Duy Anh hăng hái tham gia các phong trào yêu nước chống Pháp. Thầy gần gũi, học hỏi cụ Phan Bội Châu. Thầy cộng tác mật thiết với cụ Huỳnh Thúc Kháng, Chủ nhiệm Báo Tiếng Dân và được giao làm thư ký tòa soạn.
Năm 23 tuổi (1927), thầy tham gia thành lập Đảng Tân Việt. Trong ban thường vụ của tổ chức này có nhà cách mạng về sau rất nổi tiếng: ông Phan Đăng Lưu. Đào Duy Anh được cử làm Tổng Bí thư của Tân Việt Cách mạng Đảng.

Học giả - nhà giáo Đào Duy Anh Ảnh: TƯ LIỆU
Học giả - nhà giáo Đào Duy Anh Ảnh: TƯ LIỆU