Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

LIÊN TƯỞNG


  Ở Lào, các món nướng đều rất thịnh hành, hẳn từ cái gốc xa xưa của các bộ tộc là làm sao để thực phẩm săn bắt, hái lượm đi con đường ngắn nhất, đơn giản nhất đến được…dạ dày !
  Quả vậy, món nướng có trước món luộc rất lâu. Thuở hồng hoang ấy, người ta đã chế được nồi đâu!
 ... Trên bàn tôi là  hai chú gà  nướng vàng rộm, béo ngậy, tẩm ướp công phu để dùng  với “cơm” là xôi nếp Lào. Thứ ”xôi lam” này là nếp cộng với nước dừa,  bỏ vào ống nứa đậy chặt rồi nướng trên than.
Không màu mè, không khách khí, không chén đĩa. Ta dùng tay”giao tiếp” với con gà thơm nức để trên lá chuối.
 Gà nướng, chấm muối ớt rừng ăn với xôi lam, nhâm nhi chút đế Lào khiến mình tê tái cả cõi lòng. Có lẽ “Đậm đà bản sắc dân tộc” là đây?
  Người  Lào thuần phác, bình dị, chân tình như món gà nướng của họ. Đó phải chăng cũng là một cách chinh phục lòng người?

Hãy nhìn tấm ảnh:




              Một tiệm gà nướng tại cố đô Luôngparabang (nhân quốc khánh Lào)

  Đôi lời “phi lộ” trên đã phác họa chút tính cách Lào, song tôi vẫn sốc trước cách bài trí này. 
  “Nhậy cảm”quá chăng? Sao người ta lại có thể trương cờ tổ quốc, cờ đảng một cách dễ dãi, thiếu trang trọng, uy nghiêm là vậy? Nó khác xa với cả rừng cờ đỏ trong CMVH  Trung Quốc, và cũng thật xa lạ với những con đường rực đỏ băng rôn, cờ xí bên ta. Có một cái gì đó rất …Lào ở đây. Dân Lào chân chất, hiền lành. Họ diễn đạt một cách mộc mạc, chân thành ý nguyện của mình, không “cao siêu”, không “thần thánh” hóa các vấn đề. Thật tự nhiên, bình dị như hơi thở , như cỏ cây, thật yên bình như cách sống của họ.

    Nhìn tấm ảnh trên bạn thấy gì? Quả ấn tượng !
  Hai chú gà sung mãn, đeo hai bịch “ngân lượng” vàng- bạc trên cổ - tượng trưng cho nhân dân no ấm, tự hào đứng dưới cờ tổ quốc độc lập, cờ đảng quang vinh. Bộ ba đó mới hài hòa, thiêng liêng, tuyệt diệu làm sao. Đảng gần gũi, hòa quyện với dân, không hề cách bức. Đảng là của dân, từ ND, với mục đích tối thượng chăm lo cho cuộc sống ND .
    Từ chuyện chú gà Lào, hôm nay 19/5. Cũng như các bạn, bỗng dưng tôi không khỏi chạnh lòng nhớ tới mong ước khắc khoải của một vĩ nhân: “ Nếu đất nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì”( Hồ Chí Minh)... 
 Triết lý của Bác bao giờ cũng vậy: giản dị, thiết thực, cụ thể và đầy tính nhân văn. Chính sự khác biệt đó, đã biến tầm vóc của một “tư tưởng” thành chân lý!

                                                                                      SG 19/5/2016
                                  

                                                                                                                 

Bàn cờ đại, quân cờ lá trà và những ngôi sao làng cờ Việt



Không cần phải làm quen mặt sân như bóng đá hay bóng chuyền, cũng chẳng cần đến việc tập luyện thường xuyên với thiết bị như bắn súng hoặc golf, các môn cờ có ưu thế hiển nhiên với tất cả sự tao nhã, lịch lãm của riêng mình.
Dù còn khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc của cờ tướng nhưng theo nhận định thống nhất của các nhà chuyên môn, trò chơi trí tuệ này ra đời từ thế kỷ VII trên nền tảng của Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ trước đó khoảng 200 năm. Saturanga sau này đi về phía Tây, cách tân để trở thành cờ vua và đi về phía Đông, biến thể thành cờ tướng.

Cờ tướng đi vào lịch sử Trung Quốc từ thời cận đại
Cờ tướng đi vào lịch sử Trung Quốc từ thời cận đại

Chuyện Tử Tế (một phim tài liệu hay của Đạo diễn Trần Văn Thủy)