Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

Chuyện giáo dục ở Đức - tiếp (Tôn Gia): Điểm 1 môn Lịch sử

Ở Đức thực hiện “zwei in ein” (2 trong 1) – vừa thi tốt nghiệp, vừa thi đại học khi kết thúc năm học lớp 12.
Với kết quả của mình, bạn có thể lên mạng chọn truờng mình thích, phù hợp với khả năng. Nhà truờng cũng hết sức khách quan thông báo qua mạng Online: “Số sinh viên sẽ tuyển trong năm nay là…, theo tiêu chuẩn “chọn từ cao đến thấp”.
Ai trên điểm chuẩn (ví dụ vừa đủ 1,5) nhưng không vào đuợc vì số sinh viên đã đủ thì đựoc trả lời: Anh/ chị nếu quyết tâm theo học thì có quyền “bảo lưu kết quả cho năm sau”. (Nghĩa là, năm sau, anh/ chị sẽ đựoc tính là đã có điểm trung bình 1,4; ưu tiên hơn các bạn vừa thi xong năm nay). 
Bên đó thực sự công bằng, không có chuyện “chạy truờng, chạy điểm” như ở ta(!).

Lần đó con gái bạn tôi thi vấn đáp môn Sử. Cháu bắt được câu hỏi “Thế nào là Phân biệt chủng tộc? Nó xuất hiện năm nào? Nước Đức có phải chịu trách nhiệm truớc nạn Phân biệt chủng tộc?”. Một câu hỏi quá hóc búa với học sinh trung học.
Trả lời xong, cháu ra ngoài. Ba thầy cô chụm đầu, bàn bạc căng thẳng. Lúc sau, cháu đuợc gọi vào: “Kết quả thi tốt nghiệp môn Sử, em đựơc điểm 1”.
Sung sướng quá, định ra chạy về khoe bố mẹ thì nghe cô giáo phụ trách môn học gọi lại: “Em chờ cô một lát!”. Chờ đến 15-20 phút mới thấy cô đánh xe quay lại sân trường. Mở cửa xe, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, tay cầm đúng 1 bông hoa, cô trao cho học trò:
- Cô tặng em bông hoa này đề mừng kết quả thi của em. Em có biết ba, bốn năm nay, chưa học sinh nào của cô thi đuợc điểm 1 như em. Cô mừng quá! Em là niềm tự hào của cô.
Bạn tôi trầm ngâm: "Vì cửa hàng hoa tươi ở hơi xa nên cô phải phóng xe đi mua...  Cô làm một việc hết sức nhân bản, hết sức tình nghĩa. Một bài học giáo dục lớn trên một sự việc rất nhỏ!".

Thông báo họp trù bị k5 phía Nam

Chỉnh Huấn thông báo:
Mời anh em k5 đến họp "nháp" cho ngày Hội lớp vào dịp 22/12 này.
Địa chỉ: Nhà hàng Hoa Sứ QK7, Phạm Văn Hai, Tân Bình.
Thời gian: Từ 9g sáng.
Khi đi nhớ mang theo: R,chè, hoa quả, nhang đèn, v.v... và v.v... (nếu có thể).
Thông báo tiếp cho anh em!!!
--------
BBT: "Họp nháp" mà mời cả lớp, khi về rõ s... sa... say thì khi "họp thật" sợ vợ có cho đi???
Anh em phía Bắc thế nào, đã lên kế hoạch chưa??? Năm nay là năm chẵn ta ra truờng và nhập ngũ đấy!!!
---------
Sửa: Mời anh em trong BLLk5 có mở rộng!!! (Chỉnh Huấn)

Về cụ Đỗ Đình Thiện - thư kí đầu tiên cho Cụ Hồ ngày sang Paris 1946

Ngay ngã tư Nguyễn Du - Trần Bình Trọng, HN, bên kia bờ hồ Halle là nhà cụ Đỗ Đình Thiện (nhà tư sản yêu nuớc, đảng viên Cộng sản Pháp, thư kí cho Bác trong chuyến công du sang Pháp 1946, người đóng góp nhiều vàng trong Tuần lễ vàng 1946...). Nhưng ít ai biết, cụ là ông ngoại cúa 1 lính Trỗi.
Nay xin giới thiệu bài viết về cụ trên báo QĐND!
- Mời bạn đón xem Kì 1!!
-  Và Kì 2!!!

Phan Nam vào báo mạng

- A lô, ông đấy à? Đang vào Bantroik5 này. - Hắn í ới đầu dây.
- Thế nào, xem được không?
- OK. Thế là quý rồi, chịu khó duy trì đều. Có cả tin Quang "xèng" bên kia gửi về, nhiều tin bài hay do Đạt "bột" sưu tầm. Hay lắm có nhiều anh em k5 tham gia và có thể gặp nhau hàng ngày.
- Ừ, sáng nay Kha Tư Xô cũng lấy lại địa chỉ blog. Vào đuợc ngay. Này chịu khó góp ý, rồi viết nhé. Bố mày chỉ cái đọc chùa là giỏi.
- Hì... Chúc mừng!

Với Bồ Xuân Vinh k3

Chúng tôi quen gọi anh là Bồ Vinh, anh trai Bồ Quang k5. Ông cụ thân sinh là Bồ Xuân Luật, nhân sĩ yêu nuớc đuợc Cụ Hồ tin dùng. Với cụ, cha mẹ tôi  thân thiết từ hồi trên chiến khu, rồi về HN khi cùng tham gia Quốc hội khoá 2, 3. Thậm chí 2 gia đình còn nhăm nhe gả con cho nhau mà không thành.
Bồ Vinh học cùng ông anh tôi, nhưng khi lên Quân sự thì học cùng k5 chúng tôi, từ năm thứ 2 (năm học 1971-72) khi cùng là lính của thủ truởng Bỉ. Cùng đào hầm tránh bom Mỹ ở Bảo Sơn, cùng chung trận bom đánh vào núi Đinh, cùng đi khai thác sặt trên Tam Đảo (lần đó từng mò lên Tây Thiên, cùng Trần Hùng bắn đuợc lợn lửng, khi khu này còn hoang vu lắm), cùng trốn về HN bằng xe đạp xuôi Phúc Yên qua Bến Chèm; hay rong ruổi trên những chuyến tầu “ôm chặt đất anh hùng”… Nói chung là chung nhau 5 năm học.
Ngày ấy lớp Vô tuyến có mấy tay ở “làng Trần Hưng Đạo” khá thân nhau: tôi ở cuối phố (gần ga), Chí Thọ ở giữa (số 41), Bồ Vinh ở khu tập thể Văn phòng Quốc hội (gần với đuờng Phan Chu Trinh). Còn nhà anh Chí Quang ở tận hồ Halle, phố Thiền Quang nhưng cũng “xưng ké” là dân Trần Hưng Đạo… Mấy thằng này vào loại “nếu đựoc đi tranh thủ về HN bằng tầu hỏa thì… về nhà sớm nhất).
Ra truờng năm 1975, anh về Bộ tư lệnh Tăng, làm giáo viên cùng Thực. Rồi chuyển về Phòng Thông tin, Cục Kỹ thuật của Bộ tư lệnh. Anh em thi thoảng gặp nhau khi có kì nghỉ phép hay mỗi lần hắn ra ga lên Vĩnh Yên hay tạt qua nhà.
Vào đây, Chí Thọ hay hỏi thăm Bồ Vinh. Vinh trầm tính, hay suy tư nhưng lười viết lách. Vậy mà bài nào của Chí Thọ thì cũng “âu yếm” như của mình. Khi ra Tập 1 SRTKL, Thọ có gán bài cho Văn Toàn, Thanh Đuờng… và cả Bồ Vinh. Anh em đọc thì cười xòa: “Có của riêng ai đâu, của lính Trỗi là của chung ấy mà!”.
Cách đây dăm năm, Vinh gọi vào: “Mình nghỉ hưu rồi, muốn đưa con gái sắp thi đại học đi Vũng Tàu”. “Xong ngay! Vào đi, sẽ tổ chức cho đi”.
Đêm ấy, anh và con gái nghỉ nhà Bồ Quang. Sáng sau, tôi cho xe đưa đi. Dưới Vũng Tàu, anh Tam (cùng học đại học với nhau) đã xếp chỗ cho 2 bố con. Vinh có kì nghỉ tuyệt vời.
Vậy mà ra HN ít bữa, đúng dịp nắng nóng kinh người, anh xuống nhà Thanh Đuờng rồi phi xe về mà bị cảm. Anh tắt thở trên đuờng Bạch Mai.
Ngày đưa anh, qua blog mà thấy hình ảnh bạn bè đến tiễn đưa. Cũng như Lê Viễn Chiến, anh đi sớm quá!!!

Chớ ngủ quên trong rừng (ST: Đạt k8)

Hãy nhớ lời khuyên đó sau khi xem phóng sự này ở Maliasia:

Bắt đuợc chú trăn dài, to.

Tháo khỏi cũi thì thấy bụng quá to.
Mổ ra thì... sao lại có sự kì lạ???
Vâng, 1 xác người!
Nhắc lại: Đừng ngủ quên trong rừng, nhất là khi say xỉn. Tai hại thế!!!



Thư mời của Chủ tịch Hoàng Quang (từ Leipzig, BRD)

THƯ MỜITham dự liên hoan gặp mặt cuối năm 2010
Ban chấp hành Hội “Hà Nội tôi yêu” xin trân trọng kính mời anh, chị em hội viên và các anh, chị em có tình yêu mến Hà Nội cùng dâu, rể, con cháu tới dự buổi liên hoan gặp mặt cuối năm, được tổ chức vào 15.00 giờ ngày Chủ nhật 26.12.2010 tại: US Play (Bowling Play) Leipzig, Handelsstraße 4, 04356 Leipzig.
Chương trình gồm:
- Múa lân.
- Phát quà Weihnacht cho các cháu.
- Tâm sự, kỉ niệm về Hà Nội.
- Ca, múa nhạc chọn lọc.
- Khiêu vũ và Karaoke.
- Liên hoan ẩm thực: Món ngon Hà thành.
Để có thể tổ chức tốt buổi liên hoan, đề nghị anh chị em đăng ký danh sách tham dự theo các địa chỉ liên lạc dưới đây trước ngày 15.12.2010:
- Anh Hoàng Quang: Tel. 0152 0300 1661
hoặc Email: hoangquang@arcor.de
- Anh Đức Tùng: Tel. 0171 445 2486
hoặc Email: tung@asia-tungthuy.de
- Chị Hiền Mỹ: Tel. 0152 010 25 407
- TTTM Đồng Xuân: Chị Nguyễn Thị Lan (Cường): Tel. 0152 287 18 790
Chị Quỳnh Anh: Tel.0173 566 89 51
Anh Đình Quang: Tel. 0152 599 36 825
Chị Hoài Thu: Tel. 0152 083 56 368
- TT TM Bến Thành: Chị Thu Hường: Tel. 0152 030 42 402
- Chị Thu Trang: Tel. 0152 248 76 674
- Anh Tiến Dũng (Halle): Tel. 0345 478 68 69
Vì thời gian thuê hội trường có hạn, xin mời anh, chị em đến dự đúng giờ để buổi liên hoan có thể khai mạc theo đúng kế hoạch.
Trân trọng kính mời
Thay mặt BCH - Chủ tịch Hoàng Quang
(Ông Quang còn chua: Xin mời bạn Trỗi cùng NSUT Duơng Minh Đức và học trò).

"Sự cố lớn nhất... ở Liên Xô" sao giông giống ở VN ta???

Theo đề nghị của bạn Nguyễn Thắng k5, BBT xin link bài này từ Bee!!!

Mảnh đất nơi mình đang ở

Nhớ mấy câu thơ của Chế Lan Viên: “Khi ta ở đất chỉ là đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn…”. Thế thật các bạn ạ, các cụ chả bảo “ở đâu quen đấy” !
Nay, BBT muốn chúng ta cùng viết về mảnh đất nơi mình đang sống!

Ở nơi giao của ngã 3 quận
Vợ chồng tôi sau ngày cưới vẫn trú nhờ ông bà ngoại. Các bạn lại cười “chó chui…”? Nhu cầu giục phải kiếm nhà. Lọ mọ mấy tháng giời vòng vèo quanh khu Phú Nhuận, Bình Thạnh. Muốn kiếm ở đây cho gần ông bà ngoại (các cụ bên tôi đều đã đi xa), gần sân bay, gần bệnh viện và gần nhiều bạn Trỗi.

Nhà tôi từng trong xóm dệt Gò Vấp
Cuối cùng thì có bà cò (mồm đầy lưỡi) chỉ cho cái nhà của 1 tay người Hoa, buôn bán máy điện cũ từ Đài Loan về. Hắn mua lại 500m2 của 1 gia đình theo Đạo, sống ở đây từ năm 1950, có khuôn viên rộng hơn ngàn mét. Vừa vào thấy ngay cái bể bơi tuớng truớc 1 ngôi nhà cổ. Mạng tôi là mạng thuỷ, thế là máu. Giá có vài ba chỉ. Hắn bảo, làm ăn thua lỗ nên muốn bán đi.
Nhà thuộc phuờng 1 Gò Vấp nhưng là ngã 3 với Phú Nhuận, Bình Thạnh. Phía góc sân còn cái núi đá, có đặt tuợng Chúa Giê-su, trên có cây mai tứ quý. Vườn có cả nhãn và cây mít dai (sau này quả sai, có mùa tới vài ba chục quả, múi nào cũng đầy nuớc mật). Thoả thuận nhanh chóng. Coi nhà ở tạm đuợc. Vay muợn ông bà, anh chị em đủ trả. Về ở liền.
Đêm đầu tiên về ngủ. Đến 3g sáng chợt nghe xoành xoạch, xoành xoạch rồi ầm ầm. Từ 1 nhà rồi vài nhà, rồi cả xóm. Vậy là nhà nằm trong khu xóm dệt Gò Vấp. Thế mới thấy ngu, cò dẫn vào xem nhà toàn lúc máy dệt nghỉ.
Cứ thế tiếng xoành xoạch kéo dài tới 6g, nghỉ ăn sáng rồi xoạch tiếp suốt ngày. Tuởng nghề thủ công này dần toi vì ngành dệt trang bị máy dệt kim hiện đại, thì đúng lúc chiến tranh Vùng Vịnh, cần nhiều vải liệm xác chết. Có người thu mua, nghề dệt khung lại phát triển. Lại ầm ầm. Lắm hôm nằm nhà không khác gì động đất. May mà thời gian đó cả 2 vợ chồng đi làm cả ngày. Tránh được tiếng ồn. 
Dần dần thấy những xe xích lô chở trục máy dệt, chở khung chuyển dần đi. Tiếng máy dệt yếu dần, yếu dần. Đến đầu những năm 2000 thì xóm dệt chuyển hẳn ra phía xa. Các nhà dựng máy dệt giờ chuyển chức năng thành nhà trọ. Dân cư về nhiều.

Đây cũng là xóm đạo
Không xa là nhà thờ Bác Ái. Sớm nào cũng gióng chuông từ 4g.
Thăm hỏi bà con mới hay, đây là vùng có nhiều giáo dân Bắc di cư năm 1954. Đúng thật, thấy nhiều ngừơi nói tiếng Bắc, quê ở Hà Nam, Ninh Bình... Ngay cả cha xứ cũng là người Bắc. Cứ chủ nhật, 2 cữ sáng, chiều, giáo dân đi nhà thờ nghe giảng đạo. Họ còn tự giác hơn cả đảng viên ta đi họp chi bộ.
Sống gần dân Công giáo mới thấy họ rất hiền lành, chăm chỉ làm ăn, sống văn minh, ăn nói nhẹ nhàng, ngó truớc trông sau... Các bài giảng đạo đều dạy dân Công giáo sống như thế, ngay từ khi còn nhỏ cho đến khi đầu bạc răng long. Lúc nào họ cũng làm trọn bổn phận của những con chiên ngoan đạo.
An ninh trong khu phố rất tốt, trừ cánh lao động tứ xứ về đây thuê nhà. Xóm giềng trông nhau, giúp đỡ lúc khó.

Sau 15 năm tá túc
Giờ thì xóm tôi thay đổi kinh khủng. Nhà đúc dần thay cho nhà mái tôn dột nát. Phố xá khang trang. Theo dự án, đường Trương Đăng Quế sẽ mở rộng tới 12m, nối tới đuờng mới 60m từ sân bay đi cầu Bình Lợi. Nhớ ngày mới về, Thắng CC đến chơi còn trêu "Trời mưa phải  đi xuồng vào nhà ông". Nay thì "nghiêm"!

Tuy vậy, cái phố nhỏ này vẫn tắc cục bộ sớm, chiều vì bà con ùn ùn đi tắt từ ngã 3 Chúa Ía ra Hoàng Hoa Thám sang Q1 qua cầu sắt kênh Nhiêu Lộc cho gần. 
Hàng xóm quanh quanh có Đạt “bột” k8, Khánh Hoà k5, Tuấn “sáo” k6, anh Dũng “bạc” k3. Xa hơn là khu tập thể Viện 175 có nhiều bạn Trỗi: Tăng Lực k5, Hồ Mai k4, Công k7, Chinh k7… Thỉnh thoảng anh em vẫn thăm hỏi nhau. Suớng nhất là có ốm thì gần bệnh viện và gần bác sĩ quen.
Buổi sáng đi thể dục hay tạt qua nhà Đạt “bột” xem thằng em tập tành, bốc phét và tranh thủ đọc báo. Tiếc là năm rồi Đạt chuyển đi vì nhà nằm trong khu vực phải giải tỏa.
Mảnh đất, ngôi nhà này thân thuơng đến mức khi con gái cùng tôi ra HN sống 2 năm, ngày trở về sửa lại nhà, giuờng chiếu chưa sắm; đêm đầu tiên về ngủ phải trải chiếu nằm trên sàn, cháu đã thốt lên: "Dù còn thiếu nhưng đây vẫn là nhà mình, ngủ thế này vẫn suớng, ba ạ!".
Nhanh quá, thế mà đã sống ở đây tới ¼ cuộc đời!