Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Nhà ăn công cộng ở Singapore (Kháng Chiến)

Từ 2004, con trai tôi làm nghiên cứu sinh tại Đại học quốc gia Singapore, sau đó cháu  làm việc tại đây nên  vợ chồng tôi có vài lần đến đảo quốc này. Đầu tháng 6 năm nay, gia đình một lần nữa  đưa các cháu  Bim, Cún, Mèo sang Sing chơi.


Thêm chú thích

Xem lại 'Kú kắn lịch sử' (ST: Đạt)


Chúc ngon miệng !

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Ka-chiu-sa

Mời thưởng thức!

Tư vấn cho ai bị ung thư

Mời đọc!

Ông Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ: Tại sao tôi lại tin vào thành công về dài hạn của Hoa Kỳ?

> Đầu tiên, Hoa Kỳ là một xã hội thu hút đến
> độ mà Trung Quốc khó lòng bì kịp. Mỗi năm,
> hàng nghìn người nhập cư đầy tham vọng và có
> trình độ được cho phép vào Hoa Kỳ, định cư
> và trở nên thành công trong nhiều lĩnh vực.
> Những người nhập cư này sáng tạo và thường
> mạo hiểm hơn, nếu không thì họ đã chẳng rời
> khỏi quê hương của mình làm gì. Họ cung cấp
> một nguồn ý tưởng dồi dào và tạo nên một
> chất men nào đó trong lòng xã hội Mỹ, một sức
> sống mà ta không thể tìm thấy ở Trung Quốc. Hoa
> Kỳ sẽ không thành công được đến
>  như vậy nếu như không có người nhập cư. Trong
> hàng thế kỉ, Hoa Kỳ thu hút nhân tài từ châu
> Âu. Ngày hôm nay, họ thu hút nhân tài từ châu Á
> – người Ấn, người Hoa, người Hàn, người
> Nhật và thậm chí là người Đông Nam Á. Vì Hoa
> Kỳ có thể dung nạp người nhập cư, giúp họ
> hoà nhập và cho họ một cơ hội công bằng để
> đạt được giấc mơ Mỹ, luôn có một nguồn
> chảy tài năng hướng vào Hoa Kỳ và đổi lại
> Hoa Kỳ có được công nghệ mới, sản phẩm mới
> và cách làm ăn mới.

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Thế giới bất lực trước TQ

Mời đọc!

Sắc vườn (Quang Việt)

Thêm chú thích

Mấy chùm cà chua chín đỏ au,
Trên nền xanh mướt mấy vạt rau.
Hoa mướp vàng tươi, ong tìm đến,
Hoa cà tím ngắt, bướm vờn nhau.
Mây trắng nhẹ trôi theo làn gió,
Trời cao xanh biếc ở trên đầu.
Mặt trời sắp ló, Đông dần hửng,
Đón bình minh, nghịch vụng đôi câu.

6/2014


VN ta theo đánh giá của thế giới???

Tuy vẫn biết VN hay được xếp thứ hạng rất cao (hiểu là từ dưới lên), nhưng việc tờ báo The Economist lại vừa ra một bài mới về xếp hạng “độ tử tế của các nước” (the goodness of nations), xếp hạng 125 nước, đo mức độ tử tế của các nước trong cộng đồng quốc tế, mà trong bảng xếp hạng này, Việt Nam suýt chiếm ngôi đội sổ, làm tôi cũng phải giật mình!
Theo bảng xếp hạng đó thì đứng ở vị trí số to nhất (125) là Libya, còn vị trí thứ 124, ngôi á hậu là Việt Nam. Về mặt canh giữ hòa bình thế giới, tuy Việt Nam cùng với Cu Ba là hai trụ cột của hòa bình thế giới, nhưng chỉ đứng thứ 103/125. (Cuba thì không có xếp hạng trong danh sách 125 nước, có lẽ vì quá đặc biệt nữa).

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Thư gửi ông Lý Khắc Cường

Kính gửi : Ông Lý Khắc Cường - Thủ tướng Quốc vụ Viện nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa

Kính thưa ông,
Theo AFP, ngày 18/6/2014, trong cuộc gặp các học giả, chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp tại Thủ đô London của Vương quốc Anh, ông tuyên bố “ Người Trung Quốc vốn dĩ yêu hòa bình. Khổng Tử từng dạy : điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác, điều này đã in dấu trong ADN của dân tộc chúng tôi” . Ông còn nói : “ Bành trướng không có trong ADN người Trung Quốc và chúng tôi không thể chấp nhận nguyên lý cho rằng một quốc gia mạnh nhất định phải trở thành bá quyền. Rồi ông nói tiếp “ Đối với những hành vi kích động rắc rối và phá hoại hòa bình, Trung Quốc ( TQ ) sẽ phải thực hiện mọi biện pháp kiên quyết để ngăn chặn, không để tình hình ngoài tầm kiểm soát : ( Theo Báo Thanh niên số 171 ra ngày 20/06/2014 ) . Đọc xong đoạn này tôi suy nghĩ rất nhiều, tâm trạng vô cùng bức xúc.
Sau đây, với danh nghĩa là người có vinh dự và may mắn học cùng một trường với ông ở Đại học Bắc Kinh, trên tinh thần dân chủ, khoa học, tôi xin mạn phép được trao đổi chân thành và thẳng thắn đôi điều về nội dung bài phát biểu của ông (1 ) .

Giáo sư, Chúa và chàng sinh viên

Giáo sư : Con trai là một người theo đạo Thiên Chúa Giáo đúng không?

Sinh viên : Dạ đúng thưa giáo sư

Giáo sư : Vậy con có tin vào Chúa không?
Sinh viên : Tất nhiên rồi thưa giáo sư

Tìm hiểu thêm về bản chất người TQ

Mời đọc!

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Và từ đó anh không trở về... (Giang Mèo)

Thế hệ chúng con đi như gió thổi
Quân phục xanh đồng sắc với chân trời
Chưa kịp yêu một người con gái
Ngã vào lòng đất vẫn còn trai.
(Trần Mạnh Hảo)

GM FB – Mấy ngày nay dư luận ồn ào chuyện cậu chiến sĩ thiếu gia nọ tòng quân giữ đảo. Mình không muốn bàn chuyện gia đình, cá nhân thiếu gia, đại gia hay sự vội vàng, chủ quan của báo chí gì nữa. Mình muốn kể một câu chuyện khác...

Chuyện về một người lính ở Trường Sa vừa ngã xuống mà ít người biết đến... Đó là chuyện về Binh nhất Nguyễn Hùng Linh, người lính sinh ngày 8-3-1992 tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 2-2013, hy sinh đêm ngày 17, rạng sáng ngày 18-5 tại đảo Sinh Tồn Đông, huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam....

HÃY ĐỐI XỬ VỚI NHAU BẰNG NỤ CƯỜI (ST: Đạt)


Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện, thế nhưng nụ cười lại tỏa sáng nhiều hơn hàng trǎm bóng đèn điện. Không ai nghèo đến nỗi không thể mỉm một nụ cười, cũng không ai đủ giàu để sống mà không cần đến nụ cười của người khác.


                
Một nụ cười - vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta sẽ còn mãi mãi ghi nhớ. Không ai đủ giàu mà bỏ qua không nhận lấy một nụ cười. Nụ cười tạo được hạnh phúc trong gia đình. Nụ cười là dấu hiệu của nhân ái. Nụ cười làm cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu. Nụ cười đem lại sự can đảm cho người nản chí, hoang mang.

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Nhìn mặt... (ST: Trần Đình)

Ba bức ảnh gửi kèm cho Comment bài "Quốc hội cần có một nghị quyết..." của QV  đăng trên BTk5.
Với Ngoại trưởng Minh.

Với Thủ tướng.

Và với Tổng Trọng.
Diện mạo ba nhà lãnh đạo VN khi đón Dương kiết Trì tại HN khi ông Trì đột ngột "thăm hữu nghi  " VN lúc TQ hạ đặt dàn khoan HJ 981 tại lãnh thổ VN ngoài biển Đông. Có câu "Nhìn mặt thì bắt hành dong", chắc bạn đọc cũng đoán ra họ sẽ làm gì với thái độ thế nào!

Tự cấp cứu khi người nhà bị tai biến

Tuổi đã cao, dễ bị tai biến, BT5 xin post lại bài này.
Kèm theo comment của Việt Hằng Nguyễn Mình đã dùng các biện pháp này và thực sự có hiệu quả . Hôm đó vừa đi xa về có lẽ do quá mệt nên thấy khó chịu, đo huyết áp lên tới 240, Con gái định gọi xe cấp cứu nhưng mình không chịu, nói cháu dùng kim châm vào 10 đầu ngón tay sau đó giật mạnh hai bên dái tai đến khi tím bầm rồi châm kim nặn máu ra. Sau đó đo lại HA hạ xuống 170 mình mới đi vào BV.
Mời đọc!

Huỳnh Lương Nghĩa vào SG

Trái qua: Ánh, Lương Nghĩa, Chính, Quốc Dũng, Nghĩa, Quang.
Tuần trước có Hội nghị quốc tế về Điện tử Y sinh ở TP, anh vào dự và có cuộc giao lưu với anh em Trỗi k2 tại Nhà hàng Riêu Cá chép, Nguyễn Văn Thủ. Tới dự còn có anh Ánh (từng học cùng ở Odessa với cánh Trỗi k2, sau về học Radar k4 Đại học KTQS, Vĩnh Yên) từ Nha Trang vào.


Trái qua: Nghĩa, Quang, Lương Nghĩa, Quốc, Lương Việt, Kỳ Trung,
Sao Mai, Tài Chung...
Gặp nhau chén chú chén anh và hát vang những ca khúc 1 thời, bằng cả tiếng Nga và tiếng Việt. Tuổi này còn gặp được nhau là vui rồi.

Quốc hội kì này không ra Nghị quyết về Biển Đông (ST: QgV)

Mời đọc!

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Hài kịch ở World Cup (ST: ĐB)

актеры, футболисты

"Những nhà báo đầu tiên ra Trường Sa Kỳ 2: Trường Sa “thuở ban đầu”

Ký sự của NGUYÊN MINH – TRƯỜNG GIANG

Ông đã may mắn chụp được 14 cuộn phim, ghi lại hình ảnh Trường Sa với chim chóc, cỏ cây và bộ đội chiến đấu, huấn luyện trong những ngày đầu giải phóng. “Cứ ảnh nào đen trắng mà toàn bộ đội đội mũ cứng, mang trang phục bộ binh là “lớp ảnh thứ nhất” về Trường Sa do tôi chụp” – ông Nguyễn Khắc Xuể “bật mí”

“Ba lớp ảnh” của những ngày đầu

Bất ngờ, đến cuối buổi chiều, từ đường chân trời bỗng hiện ra hai bóng đen nho nhỏ, rồi to dần, to dần.

- Tàu về! Tàu về! Tiếng ai đó hét lên.

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Viếng bạn

Anh em trường Trỗi viếng anh Nguyễn Chí Nhân k3, vừa đi sớm ngày thứ bảy, 21/6/2014, hưởng thọ 64 tuổi.
Mời đọc tin ở đây!

Lương y Nguyễn Thiên Tích (ST: Trần Đình Ngân)


Đã ở vào độ tuổi xưa nay hiếm nhưng Lương y Nguyễn Thiên Tích (97 tuổi) vẫn miệt mài với công việc chữa bệnh cứu người. Cụ quan niệm còn sống, còn sức lực là vẫn cống hiến hết mình chữa trị cho người bệnh.
Lương y Thiên Tích.

Thấm thoắt đã gần 80 năm trôi qua kể từ lần đầu tiên thuốc chữa bệnh, quan niệm về y đức của cụ vẫn không hề thay đổi. Lương y Tích luôn tâm niệm, không gì hay bằng phòng bệnh, khi đã để mắc bệnh mà phải chữa trị thì là đó là việc chẳng đặng đừng.

“Cây đại thụ” của ngành Đông y Việt Nam

Chúng tôi tìm đến nhà lương y Nguyễn Thiên Tích (Nguyễn Đình Tích) ở ngõ 1, đường Lĩnh Nam, phường Lĩnh Nam (Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội) vào một ngày cuối tuần. Mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng từ sáng sớm, gần trăm bệnh nhân, từ trẻ em đến người già đã ngồi ngoài hiên và hàng nước bên cạnh để chờ đến lượt vào khám. Người đến đây chữa bệnh ở khắp mọi nơi và cũng đủ loại bệnh khác nhau. Thế nhưng dẫu vất vả, các bệnh nhân không một ai phàn nàn. Tất cả đều tin, bệnh tình khi gặp lương y Tích sẽ nhanh chóng qua khỏi.

Trong đám đông bệnh nhân đang chờ đến lượt bắt mạch, bốc thuốc, chị Nguyễn Thị Minh quê ở Quốc Oai, Hà Nội. Chị chia sẻ: “Tôi bị đau đầu mãn tính từ nhiều năm nay, gia đình cũng đã đi chạy chữa nhiều nơi nhưng vẫn không khỏi. Tôi cũng đã hết hi vọng chữa khỏi căn bệnh đau đầu kinh niên này nhưng thật may lại được biết đến thầy Tích. Mới đây, một người quen bị bệnh 7 năm đã liệt nửa người đến uống 50 thang thuốc của cụ thì khỏi. Qua sự giới thiệu của họ, tôi đã xin địa chỉ, để đến nhờ thầy bắt mạch bốc thuốc. Cho đến giờ, tôi mới uống được 10 thang mà đã thấy người khỏe lên và ăn ngủ tốt hơn, đầu bớt đau. Hôm nay, tôi xuống đây để nhờ thầy bắt mạch lại và bốc thuốc tiếp…”.

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Quốc hội cần ra nghị quyết về Biển Đông (ST: QgV)

Mời đọc!

VNTTX phỏng vấn độc quyền Chủ tịch Nước

Mời đọc!

BÀNH TRƯỚNG LÀ TA... ĐỂU GIẢ CŨNG LÀ TA !... (CB)

(Cám ơn các bạn"Nam Việt" đã tạo cơ hội cho"TA"...hoàn thành giấc mộng Trung Hoa !...)...

Mưu hèn kế bẩn ta không thiếu
Mẹo vặt ăn người...ta cũng dư
Lòng ta vẫn vậy không hề chuyển
Suốt mấy ngàn năm...tới tận giờ!

Từ mấy ngàn năm tới tận giờ
TA...nòi bành trướng đợi thời cơ
Khi MI hèn yếu...TA làm tới
TA chẳng ngại gì...cái mặt DƠ...!

7 tuần đã trôi tới bây giờ
Giàn khoan ta đó vẫn trơ trơ
HẢI DƯƠNG đã đậu..giờ NAM HẢI
Chẳng mấy mà TA...cập tới bờ?...

Chắc MI cũng chẳng thể nào ngờ?
"bạn Vàng 4 tốt"...đẹp như thơ
"Hữu hảo...ta cùng nhau giữ chặt
Lâu đài"Hạnh Phúc"...tha hồ mơ...!...?

Từ mấy ngàn năm tới tận giờ
Biển Đông luôn ấp ủ trong mơ
"NHÂN HÒA (Nam Việt) THIÊN THỜI đến
Chẳng lẽ TA dừng...bỏ lỡ cơ?...!...

Suốt mấy ngàn năm tới tận giờ
Chín muồi hết thảy mọi thời cơ
Trời cho Biển lớn cùng...Nam Việt
Bành trướng Ta đây...chẳng thể NGỜ!!!

Chuyện Trường Sa (Giang Mèo)

GM FB - Có lẽ đến bây giờ, khi đã có hàng nghìn người ra thăm Trường Sa, hàng trăm nhà báo đến tác nghiệp ở Trường Sa... thì hẳn Trường Sa không còn là điều gia xa lạ với mọi người nữa. Nhưng không phải vậy, khách thăm chơi thì không nói làm gì nhưng sự thật là vẫn có những nhà báo mơ hồ về Trường Sa đến mức "đắng lòng".

Năm ngoái thôi, có nhà báo trẻ nọ làm ở tờ báo không nhỏ còn than với mình, chả hiểu mọi người ra Trường Sa để làm gì, chi phí 50-60 triệu cho một suất đi, tiền đấy để đi chơi Thái Lan còn sướng hơn... Rồi mới đây thôi, có cô phóng viên kia ra Trường Sa còn hồn nhiên hỏi "Chính trị viên" đảo, chị đang ở Trường Sa hay Hoàng Sa ý em nhỉ, làm anh bộ đội đảo suýt nữa bật khóc vì ức chế... Hay trên chuyến tàu HQ 561 mới vừa đi Trường Sa tháng 5, có cậu phóng viên báo có tiếng thẳng thắn phỏng vấn "thuyền trưởng" rằng, các anh thuê ở đâu đội phục vụ trên tàu mà tốt thế, làm quần quật từ tinh mơ đến đêm khuya mà chẳng than kêu một lời, có hơn chục người mà phục vụ gần 200 thành viên tàu, giỏi thế cơ chứ... Nói ra thì đắng lòng nhưng mình nghĩ đã gắn cái mác phóng viên, nhà báo gì đó, trước khi đến đâu, gặp ai, viết về điều gì... hãy trang bị cho mình những kiến thức tối thiểu về đề tài đó đã rồi làm gì hãy làm...

Nhân dịp lễ ngành, GM và Nguyễn Văn Minh xin gửi đến mọi người 2 bài ký sự viết về những nhà báo đầu tiên ra Trường Sa sau ngày giải phóng cách đây 39 năm trước: 

Lá mơ lông làm thuốc

Mời tham khảo!

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

TIN BUỒN

Cụ bà Huỳnh Thị Tình, thân mẫu của bạn Phạm Xuân Hồng, vừa từ trần lúc sáng sớm ngày 20/6/2014, tại BV 199 Đà Nẵng, thọ 87 tuổi.
Tang lễ từ 17g ngày 20/6 tại Chung cư số 2, đường Vân Đồn, P Nại Hiền Đông, Q Sơn Trà, Đà Nẵng.
Động quan lúc 6g sáng 22/6/2014. An tang tại Nghĩa trang TP Đà Nẵng.
ĐT Hồng: 0907198175.

Ngực và Sen

Mời xem!

Lý do bạn nên uống nước ấm thay vì nước lạnh (ST: Đạt)

Có thể bạn không biết, uống nước ấm mang lại những lợi ích bất ngờ mà bạn không thể có được khi uống nước lạnh.

1. Giảm cânNước ấm rất tốt cho việc duy trì sự trao đổi chất. Nếu muốn giảm cân, bạn hãy uống nước ấm hằng ngày. Cách tốt nhất để giảm cân là bắt đầu một buổi sáng sớm với một cốc nước ấm và một lát chanh. Nước ấm cũng giúp đánh tan các mô mỡ trong cơ thể.

VÀI LỜI NHÂN NGẦY NHÀ BÁO 21.6 (Bùi Việt Cường 98)

Sắp tới ngày"nhà báo"
Tôi mong các nhà báo
Khi viết và đưa tin
Kịp thời và chân thực !
    ...đừng để dân thấy tức
       chớ để...bạn đọc cười
      chuyện tình như chuyện đời
     chuyện trời hay chuyện biển..
Cứ đúng mà đưa tin
Đừng vin vào lề phải
Viết lấy được...cho xong
Viết theo ý"của TRÊN"
Mà quên đường...DÂN luận!..
   Dân luôn là bất tận
Chỉ có đúng không sai!!!
      cớ sao báo với đài
Ngốn tiền dân không ngượng?...?
đang khổ thì nói"sướng"
Đang"vướng"...lại nói"xong"!...
Giặc đến chẳng động lòng
Cứ bình chân như vại...?
...xã luận thì lải nhải
Tin tức"nóng"...bịt đi
Ngỡ Dân...chẳng biết gì
Tưởng là Dân...ngu muội...?
      Thưa rằng: cái gì tới
       là nó sẽ tới thôi
       chẳng cần phải nhiều lời
       Giáo điều và sáo rỗng...!
Người ta không thể sống
Nếu chẳng có niềm tin
Xin các bác giữ gìn
Ngòi bút LIÊM và TRỰC!!!

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Gia đình Ngô Phúc Chiến đã tìm thấy mộ phần thân phụ Ngô Hà sau gần 50 năm thất lạc

Trưa 19/6/2014, Ngô Phúc Chiến gọi vào từ Huế, báo tin: Cả nhà đã bay ra Huế, để đêm nay đi đón cụ Ngô Hà về.
Từng là bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, bám trụ tại địa bàn này tới 1965 cụ hy sinh trong 1 chuyến đi công tác, mộ phần thất lạc sau nhiều năm tìm kiếm vô vọng. Được sự quan tâm của Tỉnh ủy và Thành ủy TP Huế, đã xác định được mộ phần cụ.
Xin chúc mừng cụ bà Ngô Hà và đại gia đình!
Mời đọc tham khảo tại đây.
Điện thoại Phúc Chiến: 0902749870.

ANH NAM PHONG: NHỮNG DẤU ẤN SÂU ĐẬM (Khánh Tường)


Một ngày cuối năm 1981. Trời rét ngọt. Tôi lên Trung Giã, vào Sư đoàn 312 công tác. Sau khi làm việc với Sư đoàn trưởng, tôi đề nghị được ra bãi tập. Đồng chí Sư đoàn trưởng vui vẻ:
-Rất hoan nghênh, thế mới là phóng viên Báo quân đội. Anh sẽ thấy tận mắt sự thay đổi cách đánh của ta để đối phó với đối tượng tác chiến mới. Chiều nay, Tư lệnh Quân đoàn Lê Nam Phong đi kiểm tra huấn luyện tại thao trường, mời anh đi luôn.
Cách đây mười năm, tôi đã nghe đến tên “Lê Nam Phong”. Tôi đang ở chiến trường Lào thì trên gọi về dự tập huấn chiến thuật ở trường sĩ quan Lục quân Sơn Tây. Lớp tập huấn đi tham quan đội mẫu diễn tập “đánh địch trong phòng ngự trận địa”. Thượng tá Nguyễn Thế Bôn xem quân đỏ, quân xanh đánh nhau đã nhận xét: “Quân đỏ đánh thế này, vào Nam, chết với phi pháo Mỹ. Phải bảo Lê Nam Phong gửi tiếp chiến lệ ra mới được”. Tôi tò mò hỏi thì được biết đồng chí Nguyễn Thế Bôn nguyên là chỉ huy trưởng công trường 7 miền Đông, mới ra Bắc. Lê Nam Phong là phó, nay thay ông làm chỉ huy trưởng. Thì ra Nam Phong là ông này.

Đừng dại một lần thêm (Quang Việt)

Hãy cảnh giác, đừng mắc  lừa chúng nó!
Quá đủ rồi, bao nhẫn nhịn, cắn răng.
Chúng đã hiện nguyên hình rồi đó,
Lũ diều hâu, ăn cướp lại la làng.

Đảo của ta, chúng ngang nhiên đến cướp,
Biển của ta, chúng hạ đăt giàn khoan,
Còn lớn tiếng vu cho ta gây hấn,
Chúng chuyên nghề ăn dối, nói gian.

Thật lố bịch, chúng đâm tầu ta thủng
Ngoạc mồm kêu " tầu chúng nó đâm tôi"
Chúng luôn cậy nhiều tiền, lắm súng,
Hàng xóm xung quanh, đánh tuốt, chẳng từ ai.

Chúng nham hiểm, dùng chiêu bài "bốn tốt"
"Mười sáu chữ vàng" ru ngủ dân ta.
Chúng muốn ta suốt đời phụ thuộc,
Bởi cái "tình hữu nghị" vong nô.

Lần này chúng lại sang, ngọt nhạt,
Lại chiêu bài "đại cục", "anh em".
Hãy cảnh giác, đừng mắc lừa chúng nó,
Hãy tỉnh ra, đừng dại một lần thêm.

Sống ở trên đời, phải chọn bạn mà chơi.
Đừng nhẹ dạ, đặt trái tin nhầm chỗ.
Nếu tỉnh táo, "nguy" sẽ thành "cơ" đó,
Đồng thuận lòng dân, giữ được Biển, Đất, Trời.

18/6/2014

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Chúng tôi đi Đức - chuyện kể 43 năm trước (Đôn Hà k5)


Chuẩn bị
Vĩnh Yên,đầu tháng 6 năm 1971. 
Hôm đó là ngày thi môn cuối cùng (cũng là môn khó gặm nhất của năm thứ nhất): môn Cơ lý thuyết, thi vấn đáp, khi chúng tôi đang là lính Đại đội 153, trường ĐHKTQS. 5h30(?) toàn đại đội tập trung để chuẩn bị bước vào phòng thi thì có lệnh của tiểu đoàn, yêu cầu một số học viên tập trung gấp, trong đó Trung đội 1 có Đôn Hà, Kim Khôi, Thiện Luận; B2 có Tất Thắng, Vinh (còi); B3 có Nguyễn Chương (Ba té), Quý Sơn cùng vài bạn, hơn 10 người. Khi tập trung thì mới đươc biết có lệnh đi khám sức khỏe tại Quân y viện 9 nhưng không rõ lý do. Gần 11h về tới đơn vị, cả lũ mới tá hỏa vì đề thi quá khó, tỷ lệ đạt yêu cầu rất thấp. Hoảng hồn!

Biển Đông: Trận Chiến Ngọai Giao, Công Luận và Pháp Lý (ST: TĐ-Berlin)

Hai tuần lễ sau cùng của Tháng 5, Nhật Ký Biển Đông ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
...

Nhn Đnh:

Trong lúc trn chiến ging co ngày đêm trên đa bàn giàn khoan Haiyang 981 vi thit hi nng n cho lc lượng Cnh Sát Bin và Kim Ngư, k c ngư dân Vit Nam vn tiếp din (30 tàu b đâm húc) thì trn chiến ngai giao, tranh th công lun và chun b pháp lý cũng rt căng thng. Tin tc v nhng c sát giàn khoan và nht là li tuyên b ca Ô. Nguyn Tn Dũng trong chuyến công du tham d Din Đàn Kinh Tế Thế Gii v Đông Á, gp g tng thng Phi Lut Tân được loan ti dường như mun ln át c nhng tin tc nóng bng v cuc khng hong Ukraine. Chưa bao gi s lượng hc gi, nhà bình lun, nghiêu cu trên khp thế gii li đưa ra gi thuyết, li bình, phng đoán v cuc khng hong Bin Đông nhiu đến như vy. Trong mt trn ngai giao, Nht Bn là nước h tr Vit Nam mnh m nht. Quc Hi Hoa Kỳ rt nhit tình. Còn hành pháp Hoa Kỳ tc Ô. Obama vn còn e dè, din văn thì quá nhiu văn chương, bóng by. Nếu n ra chiến tranh, chc chn Nht Bn s đng bên cnh Vit Nam trong hc thuyết “Phòng Th Tp Th” qua vic làm và li tuyên b ca Ô. Abe ti Đi Thai Shangri-La ngày 30/5/2014.

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Côn Đảo, cái nhìn của du khách (tiếp theo và hết)

Côn Đảo vẫn chưa thực sự là Hòn ngọc
Du khách ra đảo thì nghĩ đây là điểm nghỉ lí tưởng mà chưa hình dung ra ở đây còn đầy rẫy khó khăn. Có tâm sự với cư dân ở đảo, nhất là người ra đây lập nghiệp, mới thấy đảo còn nhiều khó khăn.
Cư dân trên đảo có chừng 7000, còn bộ đội thì không ai biết vì chẳng thấy họ ngoài đường (nhưng chắc chắn là nhiều vì Côn Đảo nằm ở vị trí tiền tiêu). Côn Sơn, đảo chính, có hình con gấu quay lưng về đất liền, bụng hướng ra Biển Đông. Phía bụng gấu là đảo Bảy Cạnh (có diện tích lớn sau Côn Sơn).
Cuộc sống ở đây không như mọi người nghĩ mà có 3 điểm yếu, đó là Giao thông, Y tế và Văn hóa - giáo dục.

Cụ thể về tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa

Mời đọc!

World Cup 2014 và tài lẻ

Mời chiêm ngưỡng!

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Ca khúc "Lướt sóng ra khơi" về Hải quân những năm đầu 1960

Mời nghe!

Phân rõ bạn, thù (ST: Quang Vinh)

Nếu không xác định rõ bạn thù thì sẽ có nguy cơ mất nước, mà trước hết là mất lòng tin của người dân.
Mời đọc!

Côn Đảo, cái nhìn của du khách (2)

Nói chuyện với chúng tôi, chú hướng dẫn viên tự hào rằng, Côn Đảo không có 2 nghề mà đất liền phổ biến: đó là nghề trông xe đạp, xe máy và nghề làm khóa. Ở đây cực kì an toàn, không có trộm cắp. Đi đường, chẳng may xe bạn hết xăng thì cứ vứt lại ở đó, vẫy xe khác mà về, hôm sau đến thì xe vẫn nguyên trạng. Cả đêm ngủ, cửa không cần khóa, chốt. Xe máy để ngoài đường, khóa vẫn cắm ổ, sáng dậy xe không mất. Vì thế nên thợ khóa không có đất làm ăn.

Rừng, biển Côn Đảo.



Lê Duẩn, Đặng Tiểu Bình - bài từ blog Lư Sơn - Quế Lâm

Mời đọc!

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Côn Đảo, cái nhìn của du khách (KQ)

Gia đình tôi có ý tưởng phải cùng nhau đến Côn Đảo - nơi cha tôi có 6 năm thụ án (1931-36) vì từng cùng 3 đảng viên của chi bộ Phú Riềng lãnh đạo 5000 phu cao su nổi dậy, làm chủ đồn điền dịp Tết 1930. Và tháng 6 rồi ý nguyện đó được thực hiện. Tám gia đình cùng con, cháu có chuyến bay ra Côn Đảo, nghỉ 2 ngày.

Cảm nhận Côn Đảo
Vừa đặt chân tới Côn Đảo có ngay cảm giác tuyệt vời! Tuyệt vời vì môi trường quá xanh, sạch, ít xe cộ gây ô nhiễm môi trường; tuyệt vời vì phong cảnh rừng, biển quá đẹp, còn hoang sơ, ít bị con người tàn phá; tuyệt vời vì con người ở đây thân thiện, cởi mở; còn ẩm thực biển thì thật tươi sống...
Côn Đảo.
Chúng tôi có tour thăm viếng Khu di tích Côn Đảo, 1 thời được gọi là Địa ngục trần gian.
Nhà lao số 1 được xây dựng từ 1862, sau đó tới cầu tàu (1865, sau này có tên gọi là Cầu tầu 914 vì ước tính có 914 người bỏ xác khi xây dựng cầu tầu).
Cha tôi cùng nhiều cụ từng bị giam ở Banh 1. Sau này, thực dân Pháp tiếp tục xây banh 2, 3, 4; rồi thời Mỹ xây tới 4 trại nữa. Ngục tù Côn Đảo dừng giam cầm tù nhân từ sau 30/4/1975. Ấn tượng nhất là Hầm say lúa và Chuồng cọp nơi giam giữ, tra tấn những tù chính trị ngoan cố.


Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Côn đảo - “đảo ngục" thành "đảo ngọc” (LuuLinh)

Vợ chồng doanh nhân trẻ.
Lần đầu tiên tôi được đến Côn đảo đi cùng với Đoàn Doanh nghiệp (với hơn 60 doanh nghiệp Hà Nội, thành phố HCM và tỉnh Bà rịa – Vũng tàu) tham gia Chương trình Giao lưu từ thiện “Nghĩa Tình Côn Đảo”, hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, do Bộ TN - MT và UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đồng tổ chức. Chuyến đi làm tôi thật sự ngỡ ngàng về đổi thay quá nhanh của Côn đảo từ Hòn đảo địa ngục trần gian đã trở thành  Hòn đảo ngọc của Việt Nam.
                                                                                      
Thật vậy, Côn đảo là một quần đảo xanh tươi ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, có 16 hòn đảo với diện tích 76 km², dân số khoảng 7000 người. Tên Côn đảo có nguồn gốc Mã Lai từ chữ "Pulau Kundur" nghĩa là "Hòn Bí". người Âu Châu phiên âm là "Poulo Condor". sử Việt thì gọi là "Đảo Côn Lôn" có thể cũng từ "Kundur" mà ra, riêng tên tiếng Miên của đảo là "Koh Tralach".
             

Độc chiêu chế máy điều hòa 200 ngàn của dân nghèo (ST: Lê Quý)


Mới đây, anh Nguyễn Văn Dũng chia sẻ trên facebook cá nhân về cách làm điều hòa tự chế siêu rẻ mà anh học hỏi được trên các diễn đàn, mạng xã hội để bạn bè anh có thể làm theo.
Anh Dũng cho biết, vào những ngày nắng nóng lên đến đỉnh đểm (trên 40 độ C), không phải ai cũng có điều kiện được ở trong căn phòng có điều hòa mát lạnh, nhất là với người có thu nhập thấp, công nhân, sinh viên... Khổ nhất là những người ở trọ, trong những căn phòng chỉ chục mét vuông. Nắng nóng, nhà như biến thành cái lò bát quát, ngồi trước quạt mà mồ hôi vẫn đầm đìa. Nhà nào cũng tìm mọi cách chống nóng, nhưng không ăn thua.
"Cũng may, một lần lướt web, tôi thấy mọi người chia sẻ khá nhiều về cách tự làm điều hòa siêu rẻ, siêu đơn giản mà tính năng làm mát không khác gì điều hòa xịn", anh cho hay.
Theo anh Dũng, để chế điều hòa siêu rẻ chỉ cần một thùng xốp (loại to nhỏ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng), một quạt điện mini, một đoạn ống nước nhựa hình chữ L, keo dán với các công đoạn cực kỳ đơn giản.

{keywords}{keywords}
Công đoạn làm hết sức đơn giản: vẽ hình tròn rồi dùng dao tạo hai lỗ tròn theo hình đã vẽ, lắp ống nhựa và quạt điện vào hai lỗ tròn khoét trên nắp của thùng xốp

Lý Quang Diệu: Việt Nam Mắc Kẹt Trong Tư Duy Xã Hội Chủ Nghĩa (ST)


Lý Quang Diệu 
June 3, 20140 Bình Luận

Nhiều người giành nhiều hy vọng cho Việt Nam khi họ quyết định áp dụng cải cách thị trường tự do trong những năm 1980, vài năm sau khi Trung Quốc có động thái tương tự. Đổi Mới, hay “thay đổi sang điều mới” như cách gọi cải cách trong tiếng Việt, đã bắt đầu đầy hứng khởi. Trong số những bước đi đầu tiên đất nước này thực hiện tách biệt khỏi chủ nghĩa xã hội là trả lại quyền kiểm soát những mảnh ruộng mênh mông đã bị tập thể hóa cho các nông dân. Điều này dẫn tới sự gia tăng mạnh sản lượng nông nghiệp trong vòng vài năm. Nhiều người cả trong và ngoài nước đã nghĩ rằng Việt Nam đang đi đúng hướng. Quả thực khi cả thế giới thấy rõ sự mở cửa của Trung Quôc là một thành công kinh tế không thể tin được thì những ai không quan sát kỹ Việt Nam cũng bắt đầu cho rằng chương trình cải cách của họ cũng sẽ đi theo quỹ đạo tương tự.

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Thông tin hay về Chữa bệnh Ung thư (Sorce: Uttroi)

Mời đọc!

Cảnh giác! Không phải dàn khoan, Đảo đá Gạc Ma mới là chuyện lớn! (ST: Trần Đình)

Cả tháng nay, chúng ta tập trung vào vụ dàn khoan HY981. Dùng dư luận lên án, phản đối, dùng cảnh sát biển, kiểm ngư để ngăn cản… Trung Hoa cứ lì lợm, tăng thêm lực lượng, tăng cả thủ đoạn hành động, tăng cả đấu khẩu, bất chấp lý lẽ, mặc kệ thiên hạ chê cười. Vì sao?
Mô hình sân bay Gạc Ma.

Thực tế đang xây dựng.

Vợ chồng Trần Văn Lưu k4 và chuyến đi phía Nam

Tối 5/6 tại Dê Kỳ Đồng với bạn Trỗi.
Từ thứ năm tuần trước, 2 vợ chồng bạn có chuyến du Nam - đi Côn Đảo, Đà Lạt.
Chiều 5/6 vừa vào SG đã được bạn Trỗi k4 đón tiếp nồng hậu.

Gặp nhau là phải có đàn.

Tuấn Sơn (trái) vừa đá bóng xong cùng Văn Hùng vẫn ghé qua.

Trưa 11/6 tại Đất Tiên Sa.
Ngày cuối cùng 11/6, từ Đà Lạt về, trước khi ra sân bay lại ngồi với vợ chồng Nhất Trung và Kiến Quốc ở Nhà hàng Đất Tiên Sa.
Lưu cảm động tâm sự, đi tới đâu cũng gặp bạn Trỗi và tới đâu cũng vui vẻ.

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Hai ngày viếng thăm Côn Đảo (KQ)

Trước Dinh Chúa đảo, nơi sống của 39 chúa đảo từ 1862.
Đại gia đình tôi có chuyến du lịch tập thể tới Côn Đảo. Tám anh chị em, 8 gia đình thì chỉ thiếu vợ chồng chú út (Trung - Minh) và 1 vài người lớn, vài cháu. Thế cũng đã là quý.
Cả nhà nghỉ ở Côn Đảo Resort. Một số cặp ở bungalow sát biển. Bãi biển cực đẹp, phẳng lì, lặng sóng, sạch sẽ. KS có cả hồ bơi nước ngọt. Trưa đầu, cả nhà ăn cơm tại KS rồi đi nghỉ.
Thăm An Sơn Miếu, thờ bà Phi Yến - vợ Nguyễn Ánh.
Chiều 8/6 có tour thăm Khu di tích lịch sử Côn Đảo gồm: Dinh Chúa đảo; Banh 1 - nơi ông Bình bị giam; Địa ngục trần gian - Chuồng cọp xây dựng từ 1940; kế đến Trại giam Phú Bình (1971) - nơi tù nhân làm chủ đầu tiên ở Côn Đảo vào ngày 1/5/1975.
Địa chỉ cuối cùng của buổi chiều là An Sơn Miếu, nơi dân chúng dựng lên thờ bà Phi Yến, vợ Nguyễn Ánh.
(Khi bị quân Tây Sơn đuổi tới đây, Nguyễn Ánh có ý nhờ quân Pháp đánh Tây Sơn; bà Phi Yến đã can ngăn. Và Nguyễn Ánh cho là bà làm phản và định giết bà. Nhờ quần thần khuyên can nên cho giam bà vào hang sâu. Theo truyền thuyết, nhờ mãng xà và hổ trắng cứu mà bà thoát ra, đi tìm con trai là hoàng tử Cải.
Tại Cầu tầu 914 nơi ông Bình "nhập đảo" 1931 và trở về đất liền 1936.
Bị cha bắt lên thuyền chạy tiếp nhưng hoàng tử Cải khóc thét, đòi ở lại với mẹ. Nguyễn Ánh đã tàn ác ném con xuống biển. Cậu Cải chết đuối, sóng đánh giạt vào bờ, gần làng Cỏ Ống. Bà con đưa lên chôn cất, xây miếu thờ.
Bà Phí Yến tìm thấy mộ con, được bà con dựng cho căn nhà, ngày ngày chăm sóc mộ phần con.
Cũng tại Côn Đảo, trong 1 lễ hội, bà Phi Yến bị kẻ xấu xàm sỡ đã tự vẫn. Dân chúng ở đảo đã xây gần hồ nước ngọt An Hải miếu thờ bà).
Chả thế từ bao đời nay, dân chúng truyền tụng mấy câu:
Gió đưa hoa cải lên trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay
(Bà Phi Yến có tên thật là Lê Thị Răm).
Trước Bảo tàng Côn Đảo, sáng 9/6/2014.
Buổi chiều bất ngờ gặp chú Phan Việt (em Phan Nam). Chú mời cả nhà ăn bữa cơm tối tại Tri Kỷ. Thật vui.

Sáng 9/6, đoàn có tour thăm Cầu tầu 914 (nơi ông Bình "nhập" đảo (1931) và được trả về đất liền (1936). Ước tính có đến 914 tù nhân chết khi xây dựng cầu tầu nên mới có cái tên này.
Gia đình có ảnh chụp trước Bảo tàng Côn Đảo. Bảo tàng được xây dựng 2010 nhân 1000 năm Thăng Long với số tiền 80 tỷ do nhân dân HN tặng Côn Đảo.
Sau đó đến thăm mộ và Miếu thờ Hoàng tử Cải. Ngay cạnh đó là bãi biển đẹp sát sân bay Cỏ Ống. Cả đoàn dùng bữa trưa ngon miệng.
Chiều, nhóm nhỏ do bác Chiến dẫn đầu (cùng chú Quốc, Công, Nghị, cô Phúc và 2 cháu Pính, Lúm) có tour lặn biển, ngắm san hô ở vịnh đảo Bảy Cạnh.
Chia tay Côn Đảo, 9g sáng 10/6/2014.
Sáng 10/6, trước khi chia tay Côn Đảo, chúng tôi kịp ra làm việc với giám đốc Bảo tàng Côn Đảo, hẹn sẽ giúp họ sưu tập thêm tư liệu trưng bày.
Trưa 10/6, cả nhà về tới TP, kết thúc 2 ngày đi tuyệt vời.






Trước KS Côn Đảo.


Bye, bye!