Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Tin buồn

Mẹ Trần Thị Ngọ - Bà mẹ VNAH, cư dân QK Nam Đồng, thân mẫu LS Nguyễn Văn Ngọc (LS đầu tiên của Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi (1965-1970) hy sinh ngày 10/10/1968 tại TP Vinh khi chống trả những đợt tấn công điên cuồng của máy bay Mỹ vào khu vực Bến Thủy, mà chỉ còn vài ngày nữa là Mỹ phải ném bom hạn chế) - đã về với chồng, con.
Kính cẩn nghiêng mình trước hương hồn mẹ.
(Thông báo về tang lễ: Bên Bantroik5news).

Những khoảnh khắc đẹp về các nhiếp ảnh gia đam mê tác nghiệp (ST: TB)

Trong khi tác nghiệp, đôi khi các nhiếp ảnh gia làm mọi cách hoặc bất chấp mọi điều để có thể bấm được khung hình như ý.

Những khoảnh khắc ấy nếu được ai đó chụp lại sẽ rất vui nhộn ngộ nghĩnh, hoặc cũng có những khoảnh khắc cho thấy rất nguy hiểm mà chính họ không hề hay biết. Tất cả những khoảnh khắc ấy tựu chung một điều là nơi bản thân họ, sự đam mê và tận tâm với chụp ảnh là rất lớn.

Nguồn ảnh: 500px - Joe Melee

Người Không Chân Dung 13

Sau lần báo động của Christel, chúng tôi ra lệnh cho cô và Günter cả hai phải ngưng hoạt động điệp báo của họ. Tại sao chúng tôi không kéo họ về ngay lập tức? Chắc chắn đây là một sai lầm lớn vì đã không kéo họ về, nhưng đây không phải chỉ là một vấn đề bất cẩn. Tôi suy nghĩ rất kỹ có nên rút Günter về hay không. Nhưng phương cách theo dõi thô thiển Christel đã làm chúng tôi cho chúng tôi lầm tưởng nghĩ rằng tình hình của chồng của cô chưa đến nỗi khẩn cấp. Georg Leber lúc bấy giờ đã trở thành Bộ Trưởng Quốc Phòng và đề nghị Christel làm phụ tá trong văn phòng của ông. Chúng tôi biết rằng điều này sẽ dẫn đến một cuộc kiểm soát kỹ lưỡng về an ninh và cho rằng việc theo dõi cô là hệ quả của lời đề nghị này. Cuối cùng chúng tôi để cho cặp vợ chồng họ tự quyết định, cho họ cơ hội để trở về Đông Đức nếu họ nghĩ rằng họ gặp nguy hiểm. Cả hai người đều không thấy lý do gì để trở về.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phát xít Đức: Hai bài hát nổi tiếng về chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (ST: Trọng Bảo)


1/ "Giờ này anh ở đâu,hỡi người bạn cũ cùng Binh đoàn..."
      Nhạc: V. Solovyev-Sedoi
      Lời: A. Fachyanov
      Ca sĩ : Trọng Tấn - Đăng Dương

      Đêm hè về ánh trăng vàng chiếu khắp thôn làng,
      Chiến trường không còn tiếng súng xưa hờn oán.
      Giờ này anh ở đâu hỡi người bạn cũ cùng Binh đoàn
      Đã chiến đấu cùng nhau bao dặm đường xa.

      Nếu giờ này bạn hiền còn thiếu một gia đình,
      Xin bạn đừng ngại ngần về chốn quê tôi.
      Miền đồng quê phì nhiêu, nông trường lời hát hòa êm đềm,
      Có nhiều cô đẹp như khúc ca ban chiều.

Где же вы теперь, друзья-однополчане?

Ca sĩ : Viktor Vuyatrik

Thăm thác Bản Giốc (Quang VIệt)

Ngày thứ tư của cuộc hành trình. Sau khi ăn sáng, đoàn công tác lên đường đi thăm thác Bản Giốc. Thác đẹp, nhưng vừa ngắm vừa thấy có cục nghẹn nơi cổ họng khi nhìn sang bờ bên kia con sông Quây Sơn. Nơi đó vốn là đất Việt. Cả cái thác đẹp mê hồn vốn hoàn toàn là của Việt Nam, thế mà giờ đây lại về tay gã hàng xóm tham lam. Đau!
Mua vé vào khu du lịch.

Lên thác.

Đất ấy xưa của ta, giờ của TQQ.

Bản Giốc mùa này.

Cột mốc 836.
Từ thác Bản Giốc, đoàn sang tham quan hang Ngườm Ngao (tiếng địa phương có nghĩa là hang hổ gầm) - nơi hàng ngàn dân ta đã ẩn nấp an toàn trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979.
Ảnh 74 là mảnh đất vốn là của VN, nay chỉ có thể nhìn từ bờ bên này.
Sau bữa cơm trưa ở Trùng Khánh, đoàn lên đường về Bắc Cạn để sáng mai về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyên đi tuyệt vời.