Đêm qua từ 8g đến gần 11g, chương trình truyền hình trực tiếp của VTV "HN-ĐBP trên không vinh quang và khát vọng" về 12 ngày đêm lịch sử cuối năm 1972. Người xem được giao lưu trực tiếp với những nhân chứng lịch sử và nhiều bí mật quân sự sau 40 năm mới được hé mở.
Đó là trung tướng Phan Thu - người trực tiếp dẫn anh em vào Khu Bốn, bám sát, nghiên cứu quy luật phát nhiễu của B52, từ đó tìm ra giải pháp kĩ thuật đối phó. Đó là đại tá Tụng - chỉ huy đại đội trinh sát kĩ thuật của Cục 2 (dưới thời của Cục trưởng Phan Bình, Cục phó Cao Pha) - bằng cách nghe lén các cuộc điện đàm của phi công Mỹ mà phát hiện ra quy luật: 1 trực thăng phụ trách cứu hộ 10 máy bay phản lực, 1 máy bay tiếp dầu phục vụ 3 B52... từ đó tìm ra số lượng máy bay Mỹ sẽ tấn công miền Bắc.... Rồi 2 anh hùng phi công Nguyễn Đức Soát, Phạm Tuân...
Thật cảm động khi được gặp gia đình phi công Vũ Xuân Thiều người dũng lao thẳng Mig-21 của mình vào Siêu pháo đài bay B52 trong đêm 28/12 và Phương - em gái phi công Hoàng Tam Hùng, người vừa chuyển loại từ Mig-17 lên Mig-21 mới có 10 giờ bay, đã tránh được 2 quả tên lửa của địch và đã hạ chiếc máy bay phản lực do giặc lái đầy kinh nghiệm, có trên 3000 giờ bay. Hai anh là những phi công nhập ngũ năm 1965, đi học ở Liên Xô về và rất gần gũi với anh em Trỗi.
Thầy Vũ Xuân Thăng, trợ lí chính trị nhà trường là anh trai của phi công Nguyễn Xuân Thiều. Em trai anh Thiều là Vũ Hữu Nghị, cựu học viên k9 Học viện KTQS. Gia đình còn giữ nhiều ảnh và kỉ niệm của anh khi học ở Kras-nô-đa và khi đã về VN. Tháng trước, tôi và thầy Thăng liên hệ khăng khít hàng ngày để tổ chức cho chuyến đi của đoàn đại biểu trường ta sang Quế Lâm thắng lợi. Đêm qua thấy vợ chồng thầy trên sóng khi anh Tuân cùng Diễm Quỳnh mang hoa xuống tặng 2 gia đình.
Cũng hôm qua, gia đình phi công Hoàng Tam Hùng chỉ thấy có em Phương. Ai cũng hỏi thăm chị Hòa k2, Tam Ngọc k5 và Tam Châu k6 đâu? Bác Hoàng Anh từng là thứ trưởng Quốc phòng từ sau 1954, nhà cùng khu Tổng Hành dinh Hoàng Diệu. Nay bác đã trên 100 tuổi và cùng nằm ở Viện 108 với bác Văn. Thật cảm động khi nghe Phương kể, sau này mỗi khi có phim về máy bay hay phi công thì phải tắt đi, không dám cho mẹ xem. Và thật cảm phục khi đựơc xem những bức kí họa chì con trai Hoàng Tam Hùng của bác Hoàng Anh khi đã về hưu, dù chưa học vẽ ngày nào. Kí hoạt đẹp thế, giống thế.
... Một chương trình truyền hình xúc động. Đêm qua cứ thao thức mãi.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CHUYỆN VỀ NHÀ NGOẠI CẢM PHAN BÍCH HẰNG (Nhà văn: ĐẮC TRUNG)
Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012
Một chương trình truyền hình gây xúc động mạnh
Rất nên quan tâm tới… lưu manh (Nguyễn Quang Lập)
Mình đọc bài Rất nên quan tâm tới… lưu manh của bác Vương Trí Nhàn thấy vui vui. Bác Nhàn viết bài này vì việc giải thích sự biến nghĩa hai chữ đểu cảng và lưu manh họa sĩ Phan Cẩm Thượng (ông này cũng giỏi): ”Ngày xưa đi buôn, thường phải thuê người gánh hàng, một người gánh hai thúng gọi là Đểu, hai người gánh chung một thúng hoặc một kiện hàng gọi là Cáng. Dân gánh thuê Đểu Cáng thi thoảng có trộm hàng của chủ buôn, nên chữ Đểu Cáng dần mang nghĩa xấu, cũng như chữ Lưu manh – người mù đi lang thang, đôi khi cũng trộm cắp, nên chữ này cũng mang nghĩa xấu”. Bác Nhàn nói lại với PCT về chữ lưu manh, manh không phải là mù, mà là “mắt không có con ngươi, tối tăm”. Hi hi thì cũng như nhau chắc, dân mình gọi mấy kẻ mắt không có tròng đều là mù tuốt.
Thơ Xuân Dũng k9: Nhà mình
Vợ hiền cắm hoa trong bếp,
Con khôn chơi lửa giữa nhà,
Mẹ ngồi kêu ca giá chợ,
Cha nằm bàn chuyện quốc gia
Túi tiền vẫn dư kha khá
Mối lo còn ở xa xa
Nhà mình thế mà vui phết
Đi đâu mình cũng nhớ nhà.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)