Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Lương y Nguyễn Thiên Tích (ST: Trần Đình Ngân)
- Đi theo lối nhỏ là lối an toàn
- Chuyện không phổ biến: “AI VỀ HẢI HẬU , CHỢ CỒN” (Tiến "gù")
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- CLB Giữa lửa truyền thống gặp mặt kỉ niệm 80 năm QĐNDVN
- Chuyện về Thủ trưởng Lê Phương Cảo mà tôi biết (Trần Đình Ngân)
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012
NHỮNG SUY NGẪM SAU MỘT CHUYẾN ĐI XA (Thanh Trần)
Tháng bảy này, cả nước Anh đang chuẩn bị tổ chức ngày
hội thể thao Toàn cầu mà đã từ lâu được đặt với tên rất Hy Lạp là Olympic.
Người Anh với thói quen bình thường và trong nếp sống hàng ngày ít để ý đến
những việc của quốc gia, thậm chí còn lãnh đạm. Có lẽ, vì thế mà họ được ta gọi
là Phớt Ăng lê chăng? Họ chỉ để ý đến công việc của cá nhân mình, những chính
sách nào mà dính dáng đến quyền lợi, đến chế độ của cá nhân thì họ nhạy cảm
lắm. Thế mà Olympic 2012 ở Luân Đôn cũng đủ sức hấp dẫn để bắt họ ra khỏi nếp
sống cố hữu để cũng bàn luận nhận xét tùy theo sở thích của từng người. Nhưng
hãy khoan nói về sự kiện này, sau chuyến đi ngắn ngày sang Luân Đôn trung tuần
tháng bảy này, người viết bài muốn nêu lên những nhận xét và suy ngẫm cá nhân
về một xã hội phương tây để tìm ra những cái hay ta nên học tập, cái cố hữu mà
nếu Việt Nam mình phát triển trong tương lai sẽ gặp phải.
Lời tâm sự của người dùng và trị bệnh ung thư bằng lá đu đủ (ST: Đạt)
Thưa bạn đọc, sau hai số báo, tôi đã gửi đến bạn đọc những kinh nghiệm của việc dùng lá đu đủ chữa bệnh ung thư, bệnh tiểu đường cùng vài chứng bệnh khác của hai vị độc giả là các ông Đặng Thanh Sĩ và Uông Đình Phú. Bài này có thêm một số yếu tố mới và coi như bài rút gọn, tổng kết lại những điều rất cần biết và cần nhớ khi dùng lá đu đủ. Tôi cũng đã nhận được điện thoại và email của một số bạn đọc, trong đó yêu cầu chúng tôi phổ biến tiếp phần thứ ba ngay sau bài thứ hai để tiện theo dõi. Bệnh ung thư và tiểu đường có thể coi như thứ bệnh hiểm nghèo khá nhiều người mắc phải và cũng có thể chưa biết mình đã mắc chứng bệnh này.
Một bài viết về ngày 27 tháng 7 xôn xao cộng đồng mạng (ST: Trần Đình)
Hiện bài viết đang lan truyền rất nhanh trên cộng đồng mạng và gây xúc động cho nhiều người.
Nhân ngày Thương binh - liệt sỹ 27/7, bạn đọc Lê Thị Hương (25 tuổi, Chí Linh - Hải Dương) đã chia sẻ câu chuyện về người bố là thương binh hạng 2/4 của mình, bác Lê Anh Tuấn (nhập ngũ lần đầu năm 1974, lần 2 năm 1978, tham gia chiến đấu và bị thương ở chiến trường Campuchia).
Bố em, 18 tuổi vào bộ đội. Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối, bố là lớp tân binh nên còn huấn luyện chán chê để rồi tuyển lựa "đi B". May mắn thay, bố chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.
Lê Thị Hương - Tác giả của bài viết đã gây xúc động mạnh trên cộng đồng mạng trong những ngày qua. (Ảnh do tác giả cung cấp) |
Bố em, 18 tuổi vào bộ đội. Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối, bố là lớp tân binh nên còn huấn luyện chán chê để rồi tuyển lựa "đi B". May mắn thay, bố chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.
Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012
Bổ sung những hình ảnh của bạn Thiện Nhân và lính Trỗi về An Mỹ nhân 27/7 năm nay
Một thằng làm quan, cả bọn được nhờ (KQ)
Sáng qua 7g cánh đi Đất Mũi gồm Nguyễn Nhất Trung k5, Nguyễn Thanh Minh k4 cùng 2 thằng em Nguyễn Trung Quốc, Lê Thanh Bình k7 trực chỉ Cà Mau. Tài là Lê Tất Thắng k4 điều khiển con xe Fortune mới mua sau ngày tai nạn suýt toi trong chuyến đi Tây Bắc cuối năm kia.
Cô Đàm Thơ ở Cà Mau nghe tin có đám bạn Trỗi xuống thì mong được chiêu đãi và làm Tour guide cho các em. Tới 8g không thấy có đứa nào gọi đã sốt ruột gọi ngược lên. Biết tâm lí của người già trông người thân từ xa về, giục bọn nó điện ngay cho cô thì nghe: "Bọn tao còn tụt tạt, sợ không đúng kế hoạch của cô nên không dám gọi, sợ cô mong". "Ê, cứ gọi đi, để cô biết kế hoạch, còn làm gì thì sau".
Trưa dự liên hoan họp mặt k3, gặp cô Thục, thầy Vọng và nhiều anh chị. Tụi nó gọi về: qua Sóc Trăng rồi, còn 6-70km nữa thôi. Chập tối, Nhất Trung gọi về: "Tới Cà Mau rồi, tao và Thanh Minh đang ở nhà cô Thơ đây. Mày nói chuyện với cô!" rồi đưa máy cho cô.
- Cô đây. Cô chờ định đón tiếp thì chúng nó lại nghỉ ở nhà khách Tỉnh ủy, ăn cơm có người mời chứ không ăn bánh bèo, cơm hến của cô. Đúng là 1 thằng làm to, cả bọn được nhờ. Lần sau em có xuống đây thì phải đi bụi, cho cô được phục vụ nhé! Chứ mai cô lại ăn theo chúng nó ra Đất Mũi. Bọn Tỉnh ủy nó hầu. Ha ha, thế cũng sướng!
- Vâng. Chúng nó không muốn phiền cô, còn lần sau em xuống sẽ "đi theo lối nhỏ là lối an toàn". Mà cô ơi, cái nhà thằng Tất Thắng nó làm quan nhưng mà tốt ra phết!
Cô Đàm Thơ ở Cà Mau nghe tin có đám bạn Trỗi xuống thì mong được chiêu đãi và làm Tour guide cho các em. Tới 8g không thấy có đứa nào gọi đã sốt ruột gọi ngược lên. Biết tâm lí của người già trông người thân từ xa về, giục bọn nó điện ngay cho cô thì nghe: "Bọn tao còn tụt tạt, sợ không đúng kế hoạch của cô nên không dám gọi, sợ cô mong". "Ê, cứ gọi đi, để cô biết kế hoạch, còn làm gì thì sau".
Trưa dự liên hoan họp mặt k3, gặp cô Thục, thầy Vọng và nhiều anh chị. Tụi nó gọi về: qua Sóc Trăng rồi, còn 6-70km nữa thôi. Chập tối, Nhất Trung gọi về: "Tới Cà Mau rồi, tao và Thanh Minh đang ở nhà cô Thơ đây. Mày nói chuyện với cô!" rồi đưa máy cho cô.
- Cô đây. Cô chờ định đón tiếp thì chúng nó lại nghỉ ở nhà khách Tỉnh ủy, ăn cơm có người mời chứ không ăn bánh bèo, cơm hến của cô. Đúng là 1 thằng làm to, cả bọn được nhờ. Lần sau em có xuống đây thì phải đi bụi, cho cô được phục vụ nhé! Chứ mai cô lại ăn theo chúng nó ra Đất Mũi. Bọn Tỉnh ủy nó hầu. Ha ha, thế cũng sướng!
- Vâng. Chúng nó không muốn phiền cô, còn lần sau em xuống sẽ "đi theo lối nhỏ là lối an toàn". Mà cô ơi, cái nhà thằng Tất Thắng nó làm quan nhưng mà tốt ra phết!
Đón bà chị VN anh hùng
Chị em gặp nhau. |
Sáng thứ bảy, chị gọi: "Chị vào rồi nhưng mà nhà thằng Tiến xa lắm, ngoắt ngéo, khó tìm. Thôi em khỏi phải tới, báo nhau 1 câu là được rồi". Bảo bà chị: "Mấy khi chị vào, xa mấy cũng phải gặp. 30' nữa em có mặt".
Hỏi ra biết tận Hóc Môn, cách nhà gần 20km nhưng khỏi bàn, đi.
Học giả TQ bác đường lưỡi bò (ST: KC)
Phóng sự nhanh về lễ khai mạc Olympic (CB)
Chiều thứ sáu 27/7 hàng đoàn người đã đổ về sân vận động Olympic Stratford, phía bên ngoài sân vận động đã đông nghẹt người, nhiều chỗ córất nhiều nhóm người của các nước khác nhau ca hát và tìm cách giới thiệu nền văn hóa của những nước đó, hiện nay rất nhiều nước trên thế giới đang thuê từng địa điểm của London để thành lập những “cái nhà” của nước đó, trong đó có canhạc và bán những sản phẩm đặc trưng của nước đó, nên nếu ai dạo chơi London những ngày này thì sẽ thấy lễ hội ở tất cả mọi nơi.
Lễ khai mạc thế vận hội Olympic được bắt đầu vào lúc 21.00(giờ mùa hè của nước Anh), những quang cảnh múa được dựng lên để nói về lịch sử của nước Anh, như cuộc cách mạng công nghiệp, tư tưởng của người Anh như phongtrào suffrage của phụ nữ nước Anh đòi quyền bình đẳng và được đi bỏ phiếu vàocuối thế kỷ 19,vv.
Về âm nhạc thì trình bầy những nhạc và múa từ thời 50s với “rock and roll” cho đến thời kỳ disco, rave vào những năm 90s và những kiểu nhẩy thời nay.
Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012
Chuyến "về quê" (Quang Việt k2)
Sáng sớm 26/7, trời lất phất mưa. Mới 6 giờ sáng, đang chuẩn bị ra bắt taxi để đến điểm hẹn thì có chuông điện thoại: Ngô Vinh gọi. "A-lô, anh Việt à? Anh đã đi chưa?" "Hẹn 6 rưỡi mới xuất phát cơ mà? Mới 6 giò?" "Vâng, chỉ gọi để hỏi thăm sức khỏe anh thôi. Tất cả bọn em đang ở đây hết rồi." "Được rồi, tớ sẽ đến ngay". Nói rồi vội ra bắt tãi lên điểm hẹn ở Nguyễn Tri Phương. Gần 20 phút sau đã tới nơi. Cả lũ đang ngóng, tròn mắt nhìn từng chiếc xe qua xem có phải là xe chiến hữu không. Xe dừng, trả tiền xong, mở cửa xe bước xuống, cả bọn ồ lên:"Đây rồi". Thế là lên xe. Tạ Minh lái, Ngô Vinh ngồi ghế trước, ghế sau là Triệu, Hoàng Việt, Thắng híp K6 và mình. Ngồi thò thụt, ổn. Xe chuyển bánh, liếc đồng hồ: 6h20.
Cạch đến già không dám đến Sầm Sơn (ST: Đạt)
“Đọc những dòng chia sẻ của mọi người về tệ nạn chặt chém, phục vụ ở các nơi, tôi cho rằng, ở đâu cũng có chuyện này, chỉ có điều ít hay nhiều, cá biệt hay cả phong trào mà thôi”, độc giả Nguyễn Đức Thảo chia sẻ.
Sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài viết xung quanh vấn đề văn hóa ứng xử và văn hóa phục vụ, mới đây là hai bài viết :
"Tôi thề sẽ không bao giờ bước chân đến Sầm Sơn, Thanh Hóa lần nữa" và bài viết của độc giả Phạm Văn Tính:
"Nhiều người Hà Nội có biết câu:
Miếng ăn là miếng nhục không?",
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả.
Sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài viết xung quanh vấn đề văn hóa ứng xử và văn hóa phục vụ, mới đây là hai bài viết :
"Tôi thề sẽ không bao giờ bước chân đến Sầm Sơn, Thanh Hóa lần nữa" và bài viết của độc giả Phạm Văn Tính:
"Nhiều người Hà Nội có biết câu:
Miếng ăn là miếng nhục không?",
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả.
Tin Hoàng Sa, Trường Sa
Rất mừng vì có những người Trung Quốc quan tâm đến tấm bản đồ mà Nhà Thanh in vào 1904, mới được Việt Nam công bố. Rất mừng vì nhận thấy sự đồng lòng của dân Việt trong việc công bố tấm bản đồ của Trung Quốc này. Mời đọc!
Và mời đọc!
Và mời đọc!
Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012
SG đón bạn
Ăn mì Quảng. |
Sáng qua rủ Quốc đi bơi rồi mời anh em đi ăn mì Quảng. Có quán Mì Quảng Sơn Trà ngon, sạch ở đường Phan Xích Long. Bốn tên cũng làm 2 lon để "ăn cho trôi".
Chuẩn bị cho 1 chuyến về nguồn (KQ)
Thời gian ra HN, tôi cùng vợ đã trở về nguồn (thăm An Mỹ, Đại Từ) cùng anh em k4 (Hữu Thành, Từ Ngữ, Đại Cương, Võ Hạnh Phúc...) đầu 2008. Sau đó là năm bảy lượt. Lần nào về cũng có những cảm xúc mới lạ. Hứa với bà con: Sẽ tổ chức cho "bạn ta" đi theo đường "tiểu ngạch" (không xe dẫn đường, chỉ cùng bạn Trỗi, vào 1 ngày nghỉ). Khi nói lại với bạn, bạn chỉ cười và hứa sẽ về.
Trước 27/7 năm nay chừng 1 tháng, em Nhì Chủ tịch xã thông báo: Trên có thông báo, bác Nhân sẽ về xã ta nhân dịp tham gia cầu truyền hình quốc gia đêm 26/7 này, chúng em có thư muốn chuyển cho bác. Nhận lời chuyển giúp. Qua Tuấn, thư kí riêng, bạn ta đã nhận thư ngỏ của Mỹ Yên.
Trước 27/7 năm nay chừng 1 tháng, em Nhì Chủ tịch xã thông báo: Trên có thông báo, bác Nhân sẽ về xã ta nhân dịp tham gia cầu truyền hình quốc gia đêm 26/7 này, chúng em có thư muốn chuyển cho bác. Nhận lời chuyển giúp. Qua Tuấn, thư kí riêng, bạn ta đã nhận thư ngỏ của Mỹ Yên.
Những người bạn TQ nói gì về tấm bản đồ năm 1904 ?
BT5 đã gửi 3 tấm bản đồ liên quan đến Biểu Đông cho những người bạn TQ và đã nhận được trả lời. Xin dần đăng tải:
1. Thư gửi của anh Lý Minh Hán, đạo diễn điện ảnh từng tham gia làm phim về Hồ Chí Minh ở Hong Kong, Quảng Châu:
Thân gửi anh Kiến Quốc:
Tôi đã nhận được thư của anh, xin cảm ơn.
Những nhân sỹ Trung Việt đã suốt đời hoạt động xây đáp tình hữu nghị T.V, đều vô cùng đau đớn trước sự tương tàn giữa hai anh em láng riềng T.V. Đó là điều tôi không tiếp nhận được và lấy làm đau buồn.
Có thể nói, tôi có trong tay rất nhiều thông tin, bản đồ,v.v..., Nhà Thanh có, Pháp có, thậm chí có cả phát biểu của cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958. Nhưng, tôi thấy chẳng có ý nghĩa gì cả, vì cả hai chính phủ đều chỉ đưa cho người dân trong nước những thông tin chứng minh hải phận đó của mình. Ai không theo chính phủ, người đó sẽ là 'kẻ phản quốc'. Điều đó rất nguy hiểm. Tôi đang rất lo sợ sẽ có một xung đột sắp tới với hai anh em láng riềng nếu cả hai đều không kìm chế.
Thử hỏi, trên thế giới, ai rất sướng trước xung đột tương tàn hai anh em mình? Điều đó rất rõ ràng.
Anh em ta có trách nhiệm thiêng liêng để ngăn chặn cuộc xung đột này. Vạn sự quí vì hoà.
Thân chào
Li Ming Han
2. Còn trên blog của Cao Cẩm Quỳ thì đăng toàn bộ 3 tấm bản đồ từ Website Chính phủ ta bằng tiếng Trung.
1. Thư gửi của anh Lý Minh Hán, đạo diễn điện ảnh từng tham gia làm phim về Hồ Chí Minh ở Hong Kong, Quảng Châu:
Thân gửi anh Kiến Quốc:
Tôi đã nhận được thư của anh, xin cảm ơn.
Những nhân sỹ Trung Việt đã suốt đời hoạt động xây đáp tình hữu nghị T.V, đều vô cùng đau đớn trước sự tương tàn giữa hai anh em láng riềng T.V. Đó là điều tôi không tiếp nhận được và lấy làm đau buồn.
Có thể nói, tôi có trong tay rất nhiều thông tin, bản đồ,v.v..., Nhà Thanh có, Pháp có, thậm chí có cả phát biểu của cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958. Nhưng, tôi thấy chẳng có ý nghĩa gì cả, vì cả hai chính phủ đều chỉ đưa cho người dân trong nước những thông tin chứng minh hải phận đó của mình. Ai không theo chính phủ, người đó sẽ là 'kẻ phản quốc'. Điều đó rất nguy hiểm. Tôi đang rất lo sợ sẽ có một xung đột sắp tới với hai anh em láng riềng nếu cả hai đều không kìm chế.
Thử hỏi, trên thế giới, ai rất sướng trước xung đột tương tàn hai anh em mình? Điều đó rất rõ ràng.
Anh em ta có trách nhiệm thiêng liêng để ngăn chặn cuộc xung đột này. Vạn sự quí vì hoà.
Thân chào
Li Ming Han
2. Còn trên blog của Cao Cẩm Quỳ thì đăng toàn bộ 3 tấm bản đồ từ Website Chính phủ ta bằng tiếng Trung.
Báo Nga: TQ gây hấn để quên mâu thuẫn nội bộ
Truyền thông TQ đang bôi đen VN
Mời đọc bài phỏng vấn ông Dương Danh Dy!
Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012
Chúng tôi tự hào vì các bạn (KQ)
Tối nay, Dương Minh mời Dũng Xô và vợ chồng Nhất Trung cùng tôi đến ăn giỗ 27/7. Nhà Minh có bố và ông bác đều là LS nên ngày này khá đặc biệt. Đến nơi thấy cả đàn em cùng Cty ASAMLED. Chào bà rồi ra thắp hương cho 2 cụ. Bữa cơm cúng ngon. Có tí men vào cánh đàn ông "nổ" như pháo rang.
Từ 8g trên VTV1 có chương trình "Bờ Nam sông Thạch Hãn" nhân kỉ niệm 65 năm Ngày 27/7 và 40 năm Thành cổ Quảng Trị. Cơm xong, anh em kéo ra xem rồi về dần.
Khi chỉ còn 2 tên, chợt nhớ tới Lê Bình. Dương Minh nối máy, hỏi thăm bạn đang ở đâu? Hóa ra hắn đang ở trường quay Quảng Trị, đúng nơi đang thực hiện chương trình. Đào Chí Thành, học viên Học viện KTQS vừa lên thắp hương.
81 ngày đêm quá ác liệt, ngày qua sông 1 đại đội nhưng khi về còn vài người. Bom đạn, chết chóc... Lớp k5 có 5 tên: Lê Bình, Lê Minh, Vũ Kiên Cường (mèo), Nguyễn Lâm (tắc ly), Trịnh Thúc Doanh (mán) là lính E95, F325. Năm thằng thì chỉ Lê Bình, Lê Minh còn sống sót, trở về. Bao nhiêu năm chả biết 3 thằng kia nằm đâu.
Thúc Doanh chiến đấu đến ngày thứ 81 - ngày cuối cùng. Trong đêm ấy được lệnh rút, địch vây 3 bề, khi mò mẫm chạy đến bờ nam sông Thạch Hãn vừa nhảy xuống sông thì trúng đạn, mất xác. Đúng là "duới sông còn đó bạn tôi nằm"! Tìm mãi không thấy, mẹ Mai và gia đình đành lấy nắm đất ở bờ sông đưa về làm mộ gió ở NTLS.
Cường "mèo" mới được gia đình gắn bia mộ tại nấm mồ chưa có tên ở NTLS Ái Tử mấy năm trước. Năm nào bạn cũng có người nhà vào thăm. Nhớ khi Lê Bình cùng Chính "đen" đứa nào quần áo cũng sặc mùi khói thuốc súng, mặt mày đen sạm từ Quảng Trị trở về, khi lên Vĩnh Yên đã kể: chính tay Bình bế xác Cường vào trong dinh Tỉnh trưởng. Khi có lệnh rút mà chả có thể đưa thương binh và tử sĩ ra. Hương nhang chả có, Bình vào dinh, nhìn lại khuôn mặt trẻ măng, lấm chấm lông tơ, còn dính máu của Cường, chắp tay lạy và nghẹn ngào: "Mày ở lại, tao ra".
Riêng Nguyễn Lâm tròn 40 năm, chưa biết bạn nằm đâu? Tối nay, Lê Bình vui mừng thông báo: Có thằng bạn cùng tiểu đội với Lâm có mặt ngày hôm nay ở đây. Nó kể lại, nhớ chính xác Lâm được chôn ở đâu và đòi dẫn về nhà Lâm. Chúng tôi hứa xong vụ này sẽ dẫn nó đến thăm mẹ và anh Lương Sơn. Biết đâu đấy...
Dương Minh nối lại điện thoại, dặn Lê Bình ngồi đâu khi ống kính lia đến thì huơ huơ tay để chúng tao nhận biết. Vậy mà chả thấy. Đông quá. Anh em còn sống đến đông thế này, ở dưới đó các bạn ta chắc đỡ tủi thân nhiều!
Xin cảm ơn Lê Bình! Chúng tao rất tự hào về mày và những thằng bạn k5 đã hy sinh nơi Thành cổ 1972.
Từ 8g trên VTV1 có chương trình "Bờ Nam sông Thạch Hãn" nhân kỉ niệm 65 năm Ngày 27/7 và 40 năm Thành cổ Quảng Trị. Cơm xong, anh em kéo ra xem rồi về dần.
Khi chỉ còn 2 tên, chợt nhớ tới Lê Bình. Dương Minh nối máy, hỏi thăm bạn đang ở đâu? Hóa ra hắn đang ở trường quay Quảng Trị, đúng nơi đang thực hiện chương trình. Đào Chí Thành, học viên Học viện KTQS vừa lên thắp hương.
81 ngày đêm quá ác liệt, ngày qua sông 1 đại đội nhưng khi về còn vài người. Bom đạn, chết chóc... Lớp k5 có 5 tên: Lê Bình, Lê Minh, Vũ Kiên Cường (mèo), Nguyễn Lâm (tắc ly), Trịnh Thúc Doanh (mán) là lính E95, F325. Năm thằng thì chỉ Lê Bình, Lê Minh còn sống sót, trở về. Bao nhiêu năm chả biết 3 thằng kia nằm đâu.
Thúc Doanh chiến đấu đến ngày thứ 81 - ngày cuối cùng. Trong đêm ấy được lệnh rút, địch vây 3 bề, khi mò mẫm chạy đến bờ nam sông Thạch Hãn vừa nhảy xuống sông thì trúng đạn, mất xác. Đúng là "duới sông còn đó bạn tôi nằm"! Tìm mãi không thấy, mẹ Mai và gia đình đành lấy nắm đất ở bờ sông đưa về làm mộ gió ở NTLS.
Cường "mèo" mới được gia đình gắn bia mộ tại nấm mồ chưa có tên ở NTLS Ái Tử mấy năm trước. Năm nào bạn cũng có người nhà vào thăm. Nhớ khi Lê Bình cùng Chính "đen" đứa nào quần áo cũng sặc mùi khói thuốc súng, mặt mày đen sạm từ Quảng Trị trở về, khi lên Vĩnh Yên đã kể: chính tay Bình bế xác Cường vào trong dinh Tỉnh trưởng. Khi có lệnh rút mà chả có thể đưa thương binh và tử sĩ ra. Hương nhang chả có, Bình vào dinh, nhìn lại khuôn mặt trẻ măng, lấm chấm lông tơ, còn dính máu của Cường, chắp tay lạy và nghẹn ngào: "Mày ở lại, tao ra".
Riêng Nguyễn Lâm tròn 40 năm, chưa biết bạn nằm đâu? Tối nay, Lê Bình vui mừng thông báo: Có thằng bạn cùng tiểu đội với Lâm có mặt ngày hôm nay ở đây. Nó kể lại, nhớ chính xác Lâm được chôn ở đâu và đòi dẫn về nhà Lâm. Chúng tôi hứa xong vụ này sẽ dẫn nó đến thăm mẹ và anh Lương Sơn. Biết đâu đấy...
Dương Minh nối lại điện thoại, dặn Lê Bình ngồi đâu khi ống kính lia đến thì huơ huơ tay để chúng tao nhận biết. Vậy mà chả thấy. Đông quá. Anh em còn sống đến đông thế này, ở dưới đó các bạn ta chắc đỡ tủi thân nhiều!
Xin cảm ơn Lê Bình! Chúng tao rất tự hào về mày và những thằng bạn k5 đã hy sinh nơi Thành cổ 1972.
Tin vui của Phan Tuấn Khôi
Moi cac ban K5 NVTroi toi du dam cuoi con trai Phan Tuan Tu
to chuc vao 11h, thu tu ngay 8/8/2012 (21 thang 6 Nham thin),
tai Grand Ballroom - Khach san Melia Ha Noi, so 44B Ly Thuong Kiet, Ha Noi.
Nha trai: Phan Tuan Khoi - Chu Bich Diep.
Nha gai: Nguyen Van Vuong - Tran Thi Bich Hue
to chuc vao 11h, thu tu ngay 8/8/2012 (21 thang 6 Nham thin),
tai Grand Ballroom - Khach san Melia Ha Noi, so 44B Ly Thuong Kiet, Ha Noi.
Nha trai: Phan Tuan Khoi - Chu Bich Diep.
Nha gai: Nguyen Van Vuong - Tran Thi Bich Hue
AHLLVTND Ba Bổn: Người hùng thầm lặng của con đường Hồ Chí Minh trên biển
Bài vừa đăng trên Phụ nữ Thủ đô ra ngày 27/7/2012, chuyên san Đang Yêu. Cảm ơn nhà báo trẻ Tô Lan Hương!
46
năm sau ngày hy sinh anh dũng để bảo vệ bí mật của tuyến đường Hồ Chí Minh trên
biển, liệt sỹ Nguyễn Văn Phối (tức Ba Bổn)– Chính ủy kiêm Đoàn trưởng Đoàn 962
mới được tuyên dương Anh hùng. Nhưng với những người lính từng làm việc ở Đoàn
962, Chính ủy Ba Bổn đã là người chỉ huy Anh hùng trong mắt họ từ mấy chục năm
về trước.
Người anh hùng hy
sinh trên con đường huyền thoại
Ông Ba Bổn (thứ 3 từ phải) cùng cô Ba Định và cán bộ QK8. |
Ngày
24/7/2012, “Bến – Bến Tre”, mật danh A101, Đoàn 962 – một trong những đơn vị có
nhiệm vụ tổ chức đón vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam trên tuyến đường mòn Hồ
Chí Minh – đã được phong danh hiệu Anh hùng LLVTND. Liệt sĩ Nguyễn Văn Phối (Ba
Bổn), Chính ủy kiêm Đoàn trưởng Đoàn 962 cũng được truy tặng danh hiệu Anh hùng
LLVTND, sau 46 năm kể từ ngày ông hy sinh. Lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng
LLVTND cho Đơn vị Bến A101 diễn ra ngay tại huyện Thạnh Phú, Bến Tre, nơi Chính
ủy Ba Bổn và 9 đồng chí khác của Đoàn 962 đã hy sinh trong một trận đối đầu với
địch để bảo vệ cho đoàn tàu chở vũ khí rút lui. Những người cựu binh của Đoàn
962 một thời, nay còn sống, đều có mặt trong buổi lễ đó. Trong giây phút thiêng
liêng nhất, khi A101 và Chính ủy Ba Bổn chính thức được công nhận danh hiệu Anh
hùng, tất cả những người cựu binh của Đoàn 962 đều đồng loạt đứng lên. Họ đã chờ
đợi giây phút này cả đời – giây phút được sống trong niềm hãnh diện và tự hào về
đơn vị Đoàn 962 và người chỉ huy Nguyễn Văn Phối mà họ vẫn quen gọi là anh Ba.
Báo Nhân dân ra ngày hôm nay, 27/7: Trần Bắc Hải và "Hành khúc ngày bình yên"
10g30' sáng này, nhạc sĩ Quỳnh Hợp (người biên tập CD này) gửi email cho BT5: Báo Nhân dân đã đăng tải bài về bạn Trỗi cùng album "Hành khúc ngày bình yên". Cảm ơn Quỳnh Hợp!
Mời đọc!
Và mời đọc bài gốc trên Sóng Nhạc!
Mời đọc!
Trần Bắc Hải đang kí tặng bài hát cho Bảo tàng Hải đội Hoàng Sa. Khi ra thăm đảo Lý Sơn, 12/2010. |
Và mời đọc bài gốc trên Sóng Nhạc!
Phóng sự ảnh: Chuyến đi Mỹ Yên nhân ngày 27/7 (Quang Việt)
Bên Bantroik5news đã có tin nhưng BT5 vẫn đưa thông tin của anh Quang Việt k2. Cảm ơn anh! - BT5.
Đoàn đi Mỹ Yên gồm 7 người: Ngô Thế Vinh, Trần Dũng Triệu, Hoàng Việt, Tạ Minh lái xe (K5), Thắng híp K6 và Quang Việt K2, xuất phát từ HN lúc 6h20 sáng.
Qua Nỉ đón Phúc ngố (bạn hoàn toàn không ngố tí nào, có nhà cực to và đẹp). Cả đoàn sang quán phở gần đó ăn sáng rồi lên đường.
Vợ chồng Phúc đón bạn Trỗi. |
Qua Nỉ đón Phúc ngố (bạn hoàn toàn không ngố tí nào, có nhà cực to và đẹp). Cả đoàn sang quán phở gần đó ăn sáng rồi lên đường.
Làm tô phở Nỉ đã. |
Dừng lại cho ngổ lái! |
Chủ tịch và Bí thư xã cùng các anh Trỗi vừa về. |
Đi một ngày đàng... (KQ)
Thẻ từ đi đường cao tốc. |
2g chiều, Hương lái xe chờ ở gần nhà. Ra xe đổi tay lái vì thuộc đường hơn dân HN vào. ("Cháu chạy xe ở SG toàn dùng GPS có lời, vì chả biết đường sá thế nào"). Cắt ngang Q1, qua khu Trung Sơn qua đón Nhất Trung và Tấn Mỹ. Mải bốc phét nên lố mất mấy trăm mét, buộc 2 ông bạn phải cuốc bộ 1 đoạn. Đi đường chuyện nổ như pháo ran.
Tin vắn trước thế vận hội Olympic (Cao Bắc)
Cờ của 120 nước dự thế vận hội Olympic được treo tại Duke of Yorks Square |
Nữ hoàng Elizabeth II sẽ là người chính thức khai mạc thế vận hội Olympic vào ngày thứ sáu 27/7 tới tại sân vận động Olympic Stratford.
Tại các nơi trung tâm của London cờ của 120 nước dự thi thế vận hội Olympic đã được treo.
Cờ VN tại Piccadilly Circus. |
Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012
Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa
Dân tộc VN ta yêu quý độc lập, tự do
vàtôn trọng lịch sử. Chúng ta không muốn chiến tranh, yêu quý hòa bình nhưng không cho bất kì ai xâm phạm lãnh thổ, cướp đất của Tổ quốc mình.
Đây là Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh) xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam TQ là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.
Dòng chữ Hán này đọc từ phải sang có nghĩa: Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ |
Việt Nam đưa ra những tài liệu chứng minh chủ quyền của mình với Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỉ 17. |
Bản đồ Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do người Hà Lan vẽ năm 1754 |
Đây là Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh) xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam TQ là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.
Tin nhanh Đại Từ (Ngô Thế Vinh)
9g30 sáng, đoàn Trường Trỗi gồm: Đỗ Quang Việt k2 cùng Ngô Thế Vinh, Hoàng Việt, Tạ Minh, Trương Vĩnh Phúc, Trần Dũng Triệu k5 và Nguyễn Quốc Thắng k6 đã có mặt tại trụ sở UBND xã Mỹ Yên.
Các bạn sẽ ra NTLS xã thắp hương cho LS Đỗ Khắc Tiến k6 và đồng đội. Sau đó sẽ vào thăm tư gia thầy Đại Thành. (Cháu Dương con thầy có lời mời quân ta dùng bữa cơm với gia đình).
Tại trụ sở, Vinh đã nối cho chúng tôi nói chuyện với anh Phương bí thư, thăm hỏi công tác chuẩn bị. Tại đây các bạn được xem bức ảnh tư liệu UBND và Đảng ủy xã sẽ tặng bạn Thiện Nhân. Vinh hỏi tỉ mỉ từng nhân vật trong ảnh.
Hoàng Mạnh Thắng k7 cũng thông báo: Dự án xây dựng 2 phòng học chuẩn cho PTCS xã Mỹ Yên đã triển khai tốt. Nguồn vốn: CCB Mỹ thông qua Quỹ Boeing (70,000USD) và 50% vốn còn lại trích từ nguồn ngân sách của tỉnh. (Cả nước chỉ có 2 dự án mà ta làm 1). BLL trừơng đã tham gia tích cực triển khai dự án này. Đây cũng là việc làm tốt của ta cho nơi đóng quân năm xưa.
Chúng tôi chờ tin từ Thái Nguyên.
Các bạn sẽ ra NTLS xã thắp hương cho LS Đỗ Khắc Tiến k6 và đồng đội. Sau đó sẽ vào thăm tư gia thầy Đại Thành. (Cháu Dương con thầy có lời mời quân ta dùng bữa cơm với gia đình).
Tại trụ sở, Vinh đã nối cho chúng tôi nói chuyện với anh Phương bí thư, thăm hỏi công tác chuẩn bị. Tại đây các bạn được xem bức ảnh tư liệu UBND và Đảng ủy xã sẽ tặng bạn Thiện Nhân. Vinh hỏi tỉ mỉ từng nhân vật trong ảnh.
Hoàng Mạnh Thắng k7 cũng thông báo: Dự án xây dựng 2 phòng học chuẩn cho PTCS xã Mỹ Yên đã triển khai tốt. Nguồn vốn: CCB Mỹ thông qua Quỹ Boeing (70,000USD) và 50% vốn còn lại trích từ nguồn ngân sách của tỉnh. (Cả nước chỉ có 2 dự án mà ta làm 1). BLL trừơng đã tham gia tích cực triển khai dự án này. Đây cũng là việc làm tốt của ta cho nơi đóng quân năm xưa.
Chúng tôi chờ tin từ Thái Nguyên.
Đại hội Vợ các nhà văn (ST)
Xin chào tất cả các bạn! Vâng, tôi muốn nói rằng tôi đang đứng trước hội trường Ha Dong Lion. Điều đó có nghĩa là gì? Vâng, có nghĩa là chúng ta đang có mặt tại Đại hội vợ nhà văn lần thứ I. Đây là đại hội hết sức quan trọng, nhằm tổng kết một giai đoạn lịch sử vợ các nhà văn đã dan díu giữ gìn dìu dắt các nhà văn như thế nào, và qua đó, vâng, tất nhiên qua đó đề ra phương hướng hoạt động cho giai đoạn tới.
Tôi đang đứng trước bà Trần Thị Thướt Tha, vợ nhà văn trinh thám loại hảo hạng, ông luôn luôn cho chúng ta biết trước cuối cùng chuyện sẽ xảy ra như thế nào, giúp chúng ta không phải hồi hộp, khỏi tăng huyết áp.
Tôi đang đứng trước bà Trần Thị Thướt Tha, vợ nhà văn trinh thám loại hảo hạng, ông luôn luôn cho chúng ta biết trước cuối cùng chuyện sẽ xảy ra như thế nào, giúp chúng ta không phải hồi hộp, khỏi tăng huyết áp.
CÁC BẠN CÓ MUỐN SỐNG LÂU KHÔNG ? (ST: ĐB)
HÃY ĐỌC BÀI VIẾT SAU ĐÂY :
Tại Quý Châu, phía nam Trung quốc có một làng mười mấy hộ nông dân mấy đời trường thọ. Cô ký giả họ Bành đến Quý Châu công tác đã phỏng vấn một hộ có người cha 130 tuổi, người mẹ 120 tuổi, trưởng nam 90, thứ nam 80 tuổi.
Cô Bành hỏi ông cụ có bí quyết gì mà dân làng lại có tuổi thọ cao thế. Ông cụ nói rằng : "Tôi đã già rồi, không biết còn sống bao lâu nữa. Nay tôi để lại bài thuốc là bí quyết trường thọ của tôi cho mọi người sau này cùng hưởng thọ".
Lễ trao tặng danh hiệu đơn vị AHLLVT cho E962 vận tải quân sự và truy tặng AHLLVT cho chú Ba Bổn(KQ)
Hai bạn Trỗi trong khu khách VIP. |
Ở Bến Tre sông rạch nhiều, đâu đâu cũng thấy dừa. Là tỉnh nghèo nhất miền Tây, nay cũng thấy những thay đổi. Đường hẹp, đông xe máy nên dù được phép đi 80km/g nhưng cũng chỉ dám nhấn ga tới 50.
Quãng 7g30 đến nơi. Thấy CSGT, CS cơ động và lính KSQS bảo vệ chu đáo. Cờ hoa, cổng trào ngợp trời. Tại sân UBND xã trang hoàng lộng lẫy, khách quý cùng nhân dân xã đã đông đủ.
Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012
GIAO LƯU K4-K5 TRÊN ĐƯỜNG XUYÊN VIỆT (Thanh Minh k4)
Trên đường từ Bình Định về anh em K4 cùng Hoàng Minh Sơn k5 có ghé Nha Trang, thăm các bạn K5... gọi là "giao lưu".
|
Anh em k4 và Hoàng Minh Sơn (phải) dừng xe ngay bờ biển Nha Trang. |
Mười chuyện tiếu lâm hay nhất thời Liên Xô do báo The Times (Anh) chọn
Người Nga thích, có duyên kể chuyện tiếu lâm về đủ các thể loại. Có 10 mẩu tiếu lâm Nga được người Anh sưu tầm, được Phạm Nguyên Trường dịch ra tiếng Việt. Khi đọc tôi cảm thấy đặc chất Nga - Ivan nên góp váo bantroi5 để anh em cùng cười cho vui. (Kháng Chiến).
BẢN DỊCH ĐƯỢC THỰC HIỆN NHÂN KỶ NIỆM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA
1- Ba công nhân vừa bước vào nhà tù, hỏi nhau vì sao bị tù. Người thứ nhất: “Ngày nào tôi cũng đi muộn 10 phút, họ bảo tôi phạm tội phá hoại”. Người thứ hai: “Ngày nào tôi cũng tới sớm 10 phút, họ bảo tôi là gián điệp”. Người thứ ba: “Ngày nào tôi cũng đến đúng giờ, họ bảo tôi có đồng hồ ngoại”. Sau đây là 9 giải còn lại
2- Trong một túp lều ở thảo nguyên có một ông lão đang hấp hối. Có tiếng gõ cửa dồn dập - Ai đấy? – ông lão hỏi. - Thần chết, - có tiếng đáp. Lậy chúa tôi! – ông già nói – Cứ tưởng là KGB
3- Báo Sự Thật nói rằng tất cả thư từ gửi tới tòa soạn đều được tiếp nhận một cách trọng thị. Người gửi cần ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình và của những người thân nhất trong gia đình.
BẢN DỊCH ĐƯỢC THỰC HIỆN NHÂN KỶ NIỆM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA
1- Ba công nhân vừa bước vào nhà tù, hỏi nhau vì sao bị tù. Người thứ nhất: “Ngày nào tôi cũng đi muộn 10 phút, họ bảo tôi phạm tội phá hoại”. Người thứ hai: “Ngày nào tôi cũng tới sớm 10 phút, họ bảo tôi là gián điệp”. Người thứ ba: “Ngày nào tôi cũng đến đúng giờ, họ bảo tôi có đồng hồ ngoại”. Sau đây là 9 giải còn lại
2- Trong một túp lều ở thảo nguyên có một ông lão đang hấp hối. Có tiếng gõ cửa dồn dập - Ai đấy? – ông lão hỏi. - Thần chết, - có tiếng đáp. Lậy chúa tôi! – ông già nói – Cứ tưởng là KGB
3- Báo Sự Thật nói rằng tất cả thư từ gửi tới tòa soạn đều được tiếp nhận một cách trọng thị. Người gửi cần ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình và của những người thân nhất trong gia đình.
Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012
Tinh thần quyết chiến quyết thắng của đoàn Olympic Việt Nam (CB)
Hôm nay tình cờ gặp lại một người bà con, Nguyễn Văn Ngọc, hiện là huấn luyện viên của đội cử tạ của đoàn Olympic VN tại London.
GĐ Chính và Pv Quang Thắng đi nhởi London. |
CB cùng HLV Ngọc chụp cạnh 2 cảnh sát Anh. |
Bên bờ sông Thame. |
HLV Ngọc bên cầu Tower Bridge. |
Ngày khai mạc đại hội Olympic là thứ sáu 27/7/12.
Họp mặt kỉ niệm 33 năm nhập ngũ của k14 Học viện
Vào tiệc. |
Viếng bạn Huỳnh Kim Trung và đến Bến Tre
Thắp hương cho bạn và các đồng đội. |
Anh em dừng xe vào NTLS. Nhất Trung chạy đi mua hương. Tìm trên danh sách LS không thấy bạn mình, anh em lên trung tâm NTLS tìm bạn. Chia đôi ngả. Kiến Quốc tìm thấy mộ Trung nằm ở cánh phải, gần mộ chị Lê Thị Hồng Gấm và anh Trừ Văn Thố vội huýt gió gọi anh em lại.
Mấy bó hương thắp hết cho các LS. Cô Mười Thập (má nuôi của 2 anh em Phạm Lê Trực k5 ngày má Trực xung phong đi B và hy sinh) cũng nằm đây cùng bao nhiêu AHLS. Cắm hết bó hương mới quay lại mộ bạn mình. Thay mặt anh em Trỗi, chúng tôi cầu mong bạn phù hộ cho gia đình và bạn bè.
Tin vắn: Hoạt động nhân 27/7
1. Tin từ Hạ Thanh Xuyên:
Giỗ đầu chị Huyền, Mẫn bận vì còn làm việc; chỉ có Xuyên và Việt Hoa đi được. Nhanh quá, quay đi quay lại đã 1 năm. Vì không có chỗ đỗ xe nên chồng Hoa phải ôm vô lăng, chạy vòng vòng. Báo cáo hết!
2. Tin từ Ngô Thế Vinh: Thăm Mỹ Yên và thắp hương cho LS Đỗ Khắc Tiến k6:
Sáng 26/7/2012, Ngô Thế Vinh, Tạ Minh, Hoàng Việt, Phúc "ngố", Thắng "híp" và anh Quang Việt k2 lên Mỹ Yên, ra NTLS thắp hương cho Đỗ Khắc Tiến (bạn vừa về quê đầu năm nay). Sau đó thăm thầy Đại Thành và dự gặp mặt của bạn TN với bà con xã Mỹ Yên.
3. Tin từ Nhất Trung:
Chiều nay, Nhất Trung, Tấn Mỹ, Kiến Quốc cùng cô nhà báo trẻ xinh đẹp Tô Lan Hương sẽ xuống Mỹ Tho viếng bạn Huỳnh Kim Trung. Năm nay tròn 40 năm bạn mất.
Sáng mai anh em sẽ dự lễ truy tặng danh hiệu AHLLVT cho chú Ba Bổn, thân phụ của Nguyễn Công Trường, người thiết kế bến-bến bãi cho các "chuyến tầu không số" trên đường HCM trên biển từ Bà Rịa đến Cà Mau, người dũng cảm cho nổ con tầu, hy sinh cùng 9 chiến sĩ, để bảo vệ bí mật của toàn tuyến.
Giỗ đầu chị Huyền, Mẫn bận vì còn làm việc; chỉ có Xuyên và Việt Hoa đi được. Nhanh quá, quay đi quay lại đã 1 năm. Vì không có chỗ đỗ xe nên chồng Hoa phải ôm vô lăng, chạy vòng vòng. Báo cáo hết!
2. Tin từ Ngô Thế Vinh: Thăm Mỹ Yên và thắp hương cho LS Đỗ Khắc Tiến k6:
Sáng 26/7/2012, Ngô Thế Vinh, Tạ Minh, Hoàng Việt, Phúc "ngố", Thắng "híp" và anh Quang Việt k2 lên Mỹ Yên, ra NTLS thắp hương cho Đỗ Khắc Tiến (bạn vừa về quê đầu năm nay). Sau đó thăm thầy Đại Thành và dự gặp mặt của bạn TN với bà con xã Mỹ Yên.
3. Tin từ Nhất Trung:
Chiều nay, Nhất Trung, Tấn Mỹ, Kiến Quốc cùng cô nhà báo trẻ xinh đẹp Tô Lan Hương sẽ xuống Mỹ Tho viếng bạn Huỳnh Kim Trung. Năm nay tròn 40 năm bạn mất.
Sáng mai anh em sẽ dự lễ truy tặng danh hiệu AHLLVT cho chú Ba Bổn, thân phụ của Nguyễn Công Trường, người thiết kế bến-bến bãi cho các "chuyến tầu không số" trên đường HCM trên biển từ Bà Rịa đến Cà Mau, người dũng cảm cho nổ con tầu, hy sinh cùng 9 chiến sĩ, để bảo vệ bí mật của toàn tuyến.
Cái duyên ! (KQ)
Cô Nhâm dạy toán lớp chúng ta và phụ trách C11. Vì có có nhiều học sinh gái mà anh em ta còn gọi cô là "u Nhâm". Cô người nhỏ bé, hiền lành. Lên lớp cô không chỉ dạy bằng tri thức trong đầu mà cô còn dạy bằng tình cảm của 1 người mẹ, người cô (nhất là khi đó chúng ta quá "quậy"). Ngày đó cũng chỉ biết cô là vợ LS. (Mà lạ là 3 cô giáo C11 thì cô Hồng - vợ bác Trần Đăng Ninh đã mất và cô Nhâm, cô Thục đều là vợ LS).
Sau ngày trường giải thể, cô về dạy ở trường Hoàn Kiếm HN và là chủ nhiệm của em gái mình, Trần Hạnh Phúc. Mấy đứa lớp Phúc sau này gặp mình cứ khen, bà Nhâm hiền và dạy rất giỏi. Cô cũng biết Phúc là em mình.
Sau ngày trường giải thể, cô về dạy ở trường Hoàn Kiếm HN và là chủ nhiệm của em gái mình, Trần Hạnh Phúc. Mấy đứa lớp Phúc sau này gặp mình cứ khen, bà Nhâm hiền và dạy rất giỏi. Cô cũng biết Phúc là em mình.
Tin vui: Cháu Việt, con út Trần Minh Sơn, đã nhập học (KQ)
Vợ chồng Trần Minh Sơn có 2 con trai, Vũ lớn đã xây dựng gia đình và có 1 con; cu Việt nhỏ (mới 17) ở nhà. Mẹ mất sớm nên Việt thiệt thòi nhiều. Điều bố lo lắng nhất khi lâm bệnh là lỡ bố có đi thì Việt sẽ sống bằng cách nào vì không nghề không ngỗng.
Việc này được các chú bác trường Trỗi nắm bắt và muốn định hướng Việt vào học 1 trường nghề. Sau khi tìm hiểu thì thấy trường Hoa Sữa hợp hơn cả, ngay HN, dạy nhiều nghề dịch vụ. Tâm sự thấy Việt muốn học nghề làm bánh. Vậy là ý tưởng chuẩn bị cho Việt được học hành, thậm chí cả nơi làm việc sau khi ra trường của hình thành. Bác Đỗ Quang Việt k2 rất nhiệt tình.
Việc này được các chú bác trường Trỗi nắm bắt và muốn định hướng Việt vào học 1 trường nghề. Sau khi tìm hiểu thì thấy trường Hoa Sữa hợp hơn cả, ngay HN, dạy nhiều nghề dịch vụ. Tâm sự thấy Việt muốn học nghề làm bánh. Vậy là ý tưởng chuẩn bị cho Việt được học hành, thậm chí cả nơi làm việc sau khi ra trường của hình thành. Bác Đỗ Quang Việt k2 rất nhiệt tình.
Văn hóa... quan gian (ST: Hoàng Long)
Nhớ ai ra
ngẩn vào ngơ.
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.
Xa nàng nhớ cái bạt tai.
Giỡn chơi chút xíu bị hai cái liền.
Cô kia má đỏ hồng hồng.
Dừng chân anh hỏi có chồng hay chưa.
Có chồng năm ngoái năm xưa.
Chẳng may chồng bỏ nên chưa có chồng.
Cô kia chải tóc đuôi gà.
Dừng chân anh hỏi một và vài câu.
Tóc em là tóc trên đầu.
Hay là em mượn ở đâu gắn vào.
Kết thúc loạt thơ quan gian. Xin sưu tầm tiếp hầu các bác! (Hoàng Long)
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.
Xa nàng nhớ cái bạt tai.
Giỡn chơi chút xíu bị hai cái liền.
Cô kia má đỏ hồng hồng.
Dừng chân anh hỏi có chồng hay chưa.
Có chồng năm ngoái năm xưa.
Chẳng may chồng bỏ nên chưa có chồng.
Cô kia chải tóc đuôi gà.
Dừng chân anh hỏi một và vài câu.
Tóc em là tóc trên đầu.
Hay là em mượn ở đâu gắn vào.
Kết thúc loạt thơ quan gian. Xin sưu tầm tiếp hầu các bác! (Hoàng Long)
THĂM PHÚ QUỐC – ĐẢO NGỌC (Thế Thịnh)
Bài 2. THĂM
DI TÍCH LỊCH SỬ
“TRẠI
GIAM TÙ BINH CỘNG SẢN VIỆT NAM / PHÚ QUỐC”
Hôm ấy, người vào thăm quan di tích rất đông, mặc cho trước đó trời mưa to. Đây cũng là nét đẹp của người đi du lịch Phú Quốc.
Thời Pháp, trại giam gọi
là “Trại giam Cây Dừa” vì nó nằm trên đất xóm Dừa thuộc xã An Thới – phía Đông
Nam của đảo. Đến thời Mỹ Nguỵ trại giam được mở rộng trên 400 ha có 14 khu, san
sát nhà giam mái tôn, bao quanh là hàng rào kẽm gai 10-15 lớp ken cứng bịt
bùng; Bên cạnh bộ máy cai ngục, có 4 tiểu đoàn quân cảnh trang bị đầy đủ vũ khí,
phương tiện cơ động canh giữ tuần tiễu ngày đêm; Ngoài biển thường xuyên có 1 hải
đoàn hải quân tuần tiễu vòng ngoài để chống tù binh nổi dậy và chống lực lượng
từ ngoài tấn công giải thoát tù binh.
Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012
Kẻ cắp gặp bà già (KQ)
Trưa qua nhà nhận xi măng. Những 200 bao cộng 10 bao khuyến mãi. Vợ "phụ trách quỹ" nên xung phong kiểm đếm. Giữa trưa đội nón, bịt khẩu trang, đứng xem cánh vận chuyển xếp. Các chú xếp từng dây (từ chuyên môn của 1 cột) 12 bao, xếp hết 1 dãy sát tường rồi đến dãy ngoài.
Khi gần hết xe, nước lạnh trong bình đã hết, bọn nó giục: "Cô cho xin thêm nước!". Vợ quay vào nhà lấy nước. Khổ nỗi gara được dùng làm kho nhưng vợ cảnh giác cho bịt bằng tấm ni-lông trong, vừa chắn được bụi lại vừa biết được ai ra vào kho, làm gì. Thoáng thấy bóng nhảy vọt lên đống xi, nhìn kĩ thì thấy 1 chú đang sắp đặt lại phần xi đã xếp. Cũng lúc đó thằng em Tú, chủ thầu, đứng từ trên cao phone xuống: "Chị ơi, xi vẫn còn trên xe".
Khi gần hết xe, nước lạnh trong bình đã hết, bọn nó giục: "Cô cho xin thêm nước!". Vợ quay vào nhà lấy nước. Khổ nỗi gara được dùng làm kho nhưng vợ cảnh giác cho bịt bằng tấm ni-lông trong, vừa chắn được bụi lại vừa biết được ai ra vào kho, làm gì. Thoáng thấy bóng nhảy vọt lên đống xi, nhìn kĩ thì thấy 1 chú đang sắp đặt lại phần xi đã xếp. Cũng lúc đó thằng em Tú, chủ thầu, đứng từ trên cao phone xuống: "Chị ơi, xi vẫn còn trên xe".
TÌM ĐƯỢC BẠN NGUYỄN BÌNH (KQ)
Chiều thứ bảy máy hiện số lạ. Bấm OK:
- Dạ, tôi nghe! Ai đấy ạ?- Tôi Bình đây! Có phải Kiến Quốc đấy không?
- Vâng! Mà Bình nào ạ?
- Nguyễn Bình…
- Ôi, mày đấy à? Tao tìm suốt từ khi vào SG, đã hơn 20 năm rồi.
Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012
Cây bàng tuổi thơ (Đỗ Quang Việt)
Giữa buổi trưa hè
nắng gắt,
Bỗng gặp cây bàng tuổi thơ.
Nhìn bàng xum xuê tán lá,
Bâng khuâng nhớ tuổi học trò.
Suốt ngày trèo cây, hái quả,
Lá xanh kết mũ đội đầu.
Bỗng gặp cây bàng tuổi thơ.
Nhìn bàng xum xuê tán lá,
Bâng khuâng nhớ tuổi học trò.
Ngày xưa mình thân nhau thế
Có hôm nào vắng nhau đâu?Suốt ngày trèo cây, hái quả,
Lá xanh kết mũ đội đầu.
TƯỜNG THUẬT: LỄ KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP ĐỘI BÓNG “NHỮNG NGƯỜI BẠN” (Việt Khoai)
Năm 2012, khủng hoảng kinh tế gõ cửa từng nhà, từng doanh nghiệp và cuộc sống của cán bộ, viên chức. Câu lạc bộ “Những người bạn” không tránh khỏi cơn bão chung của nền kinh tế. Suy nghĩ và hành động đã lùi Lễ kỷ niệm từ ngày 19 tháng 06 hàng năm sang 20 tháng 07 và lễ chính thức tổ chức tại Học viện KTQS, bao gồm Giao lưu bóngđá với đội giáo viên HV và Liên hoan ăn hát.
Chủ tịch Thắng "hói" ngồi băn khoăn, chi nhiều quá mà chưa thấy có ai đến. |
Xin báo tin vui ! (Phan Tuấn Khôi)
Từ Manila Philippines qua blog Bantroi5, được nhìn thấy Anh Em Chiến hữu một thời - "Nhớ quá", "Thèm quá"! Xin thông báo với Anh Chị Em K5:
Vợ chồng Khôi "con" cho cháu Phan Tuấn Tú (MC chương trình Chiếc Nón Kì Diệu) ra ở riêng. Ăn hỏi vào ngày 22/7 và tổ chức đám cưới vào ngày 8/8 tại k/s Sheraton Hanoi.
Do còn đang bận công tác nên phải 4/8/2012 Khôi mới trở về Hà Nội. Sợ muộn nên thông báo sớm tới Anh Chị Em khóa 5 và nhờ Ban liên lạc "Ba loe" alô thông báo trước cho mọi người. Khi về tới nhà sẽ gửi thiếp mời ngay. Cám ơn nhiều!
Vợ chồng Khôi "con" cho cháu Phan Tuấn Tú (MC chương trình Chiếc Nón Kì Diệu) ra ở riêng. Ăn hỏi vào ngày 22/7 và tổ chức đám cưới vào ngày 8/8 tại k/s Sheraton Hanoi.
Do còn đang bận công tác nên phải 4/8/2012 Khôi mới trở về Hà Nội. Sợ muộn nên thông báo sớm tới Anh Chị Em khóa 5 và nhờ Ban liên lạc "Ba loe" alô thông báo trước cho mọi người. Khi về tới nhà sẽ gửi thiếp mời ngay. Cám ơn nhiều!
Bs Hạ Thanh Xuyên (KQ)
Sáng qua nhận được điện thoại Xuyên, bạn hể hả kể: Sáng nay, anh Quang Việt k2 đưa cu Việt (con Trần Minh Sơn) vào trường Hoa Sữa rồi tạt qua nhà tớ, mặt nhăn nhó: "Anh bị thoát vị đĩa đệm, nhờ Xuyên bấm, may ra...". Quả thật có học thuốc và học tự chữa bệnh, tớ từng trị thoát vị đĩa đệm. Nhưng tớ thì bé tí mà lưng ông anh thì dày quá, ấn thử thấy chồn cả tay. (Chả như Minh Sơn mấy ngày cuối, chỉ còn da bọc xương).
Cũng may ở nhà có máy rung, cứ cắm điện, đặt vào đâu sẽ làm mềm cơ ở đó rồi mới tác nghiệp. Tớ rung cho anh 1 hồi rồi mới dùng tay. Day 1 lúc thì nghe cái "khục", anh Việt hét lên: "Vào rồi, Xuyên ơi!". Tay tớ cũng cảm nhận được điều ấy. Ông anh sung sướng vươn vai đứng dậy, cười ha hả.
Cũng may ở nhà có máy rung, cứ cắm điện, đặt vào đâu sẽ làm mềm cơ ở đó rồi mới tác nghiệp. Tớ rung cho anh 1 hồi rồi mới dùng tay. Day 1 lúc thì nghe cái "khục", anh Việt hét lên: "Vào rồi, Xuyên ơi!". Tay tớ cũng cảm nhận được điều ấy. Ông anh sung sướng vươn vai đứng dậy, cười ha hả.
Thơ ca... quan gian (ST: Trần Hoàng Long)
Yêu nhau mấy
núi cũng leo.
Mấy sông cũng lội. Nhưng nếu nghèo em bỏ đi.
Còn thời cưỡi ngựa bắn cung.
Hết thời xuống chợ lượm thun bắn ruồi.
Hãy cứ chơi cho hết đời trai trẻ.
Để về già lặng lẽ đạp xích lô.
Đất lành chim đậu.
Đất không lành đất nhậu luôn chim.
Làm giàu không khó, nhưng khó ở chỗ làm mãi mà không giàu.
Râu tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
Tội là tội nghiệp thằng con. Ngồi ngoài dòm miệng biết ngon là gì.
Mấy sông cũng lội. Nhưng nếu nghèo em bỏ đi.
Còn thời cưỡi ngựa bắn cung.
Hết thời xuống chợ lượm thun bắn ruồi.
Hãy cứ chơi cho hết đời trai trẻ.
Để về già lặng lẽ đạp xích lô.
Đất lành chim đậu.
Đất không lành đất nhậu luôn chim.
Làm giàu không khó, nhưng khó ở chỗ làm mãi mà không giàu.
Râu tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
Tội là tội nghiệp thằng con. Ngồi ngoài dòm miệng biết ngon là gì.
Vài hình ảnh về đất nước Chùa Tháp (Kháng Chiến)
Trong chuyến du lịch sang đất nước Chùa Tháp tôi có ghi lại một số hình ảnh đáng chú ý của cuộc sống thường ngày của xứ sở gần mà xa này. Từ trong xe ô tô, trên các tuyến tôi thấy những cách đồng ngút tầm mắt, có các cây Thốt nốt- biểu tượng của sự sống Khmer. Ruộng đất bạc màu, làng mạc hai bên đường thiếu đi vẻ trù phú vốn có của xứ nhiệt đới, cộng với nguồn nước rất dồi dào.
Tôi thăm Hoàng Cung nơi các Quôc vương Camphuchia sống. Hiên nay Quôc Vương Siha Moni đang trị vì. Ông cùng gia đình sống tại tòa nhà phía sau. Lá cờ màu xanh báo hiệu Quôc Vương đang có mặt tại Hoàng Cung.
Tôi chụp được bàn đồ Đế chế Khmer vào thế kỷ thứ 10 (bao gồm Tây Nguyên, Nam Bộ, Lào, phần lớn Thái Lan). Phần màu nâu sẫm là lãnh thổ Campuchia ngày nay. Tôi lấy làm tiếc cho Đế chế Khmer.
Tôi thăm Hoàng Cung nơi các Quôc vương Camphuchia sống. Hiên nay Quôc Vương Siha Moni đang trị vì. Ông cùng gia đình sống tại tòa nhà phía sau. Lá cờ màu xanh báo hiệu Quôc Vương đang có mặt tại Hoàng Cung.
Tôi chụp được bàn đồ Đế chế Khmer vào thế kỷ thứ 10 (bao gồm Tây Nguyên, Nam Bộ, Lào, phần lớn Thái Lan). Phần màu nâu sẫm là lãnh thổ Campuchia ngày nay. Tôi lấy làm tiếc cho Đế chế Khmer.
Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012
Chúng tôi nói Không với Chiến tranh?! (Cao Tư lệnh)
Mời đọc những tâm tư của Cao!
Câu chuyện cảm động: Cô giáo và học trò lớp 5 (ST: Kháng Chiến)
(Bác Chiến tặng cháu Mý).
Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tai trường tiểu học của một thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ.
Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp 5, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu thương tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. "Teddy trông thật khó ưa".
Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thập rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém).
Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tai trường tiểu học của một thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ.
Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp 5, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu thương tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. "Teddy trông thật khó ưa".
Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thập rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém).
BÀI VĂN KHẤN (Huỳnh Văn Úc)
Bảy nén hương thơm, một tấm lòng thành con xin khẩn cầu các
đấng bậc sau đây:
- Tổ phụ của con là Lạc Long Quân, ngày lập quốc đã dẫn năm
mươi người con xuống biển.
- Tổ mẫu của con là Âu Cơ, ngày lập quốc đã dẫn năm mươi
người con lên núi.
- Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn,
người đã thống lĩnh các đạo quân thủy bộ ba lần đánh bại quân Nguyên Mông lập
nên những chiến công hiển hách Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng. Cửa
Hàm Tử bắt sống Toa Đô/Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
- Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Huệ, người đã thần tốc đánh
tan 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy xâm lược nước ta theo lời cầu viện
của tên vua bán nước Lê Chiêu Thống, xác quân xâm lược hãy còn chất đống ở Gò
Đống Đa. Tôn Sĩ Nghị chui vào ống đồng cho quân sĩ khiêng qua sông Hồng trốn
thoát mà hãy còn hồn xiêu phách lạc. Đánh cho để dài tóc/Đánh cho để đen
răng/Đánh cho nó chích luân bất phản/Đánh cho nó phiến giáo bất hoàn/Đánh cho
sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012
Cafe Giang-Tuyết-Quân, nơi gặp gỡ, hội ngộ của dân sân bay (KQ)
Đã gần tháng nay, Cafe GTQ được khai trương. Đó là biệt thự nằm trên đường Yên Thế, số nhà 92, được cải tạo lại. Chủ đầu tư là Giang (vợ Sinh, bạn Hùng Mập), Tuyết (vợ Bs Việt - con cụ Trần Đình Cửu), Quân (cháu Tạ Sơn) - toàn bạn bè thân quen.
Quanh ngôi villa là cây cối, những dàn hoa xanh mát. Không gian thoáng đãng. Ngay góc vườn có tổ ong ruồi. (Nghe nói, như vậy là sẽ làm ăn phát lắm. Mong là như vậy!).
Quán nhìn từ ngoài đường Yên Thế. |
Quanh ngôi villa là cây cối, những dàn hoa xanh mát. Không gian thoáng đãng. Ngay góc vườn có tổ ong ruồi. (Nghe nói, như vậy là sẽ làm ăn phát lắm. Mong là như vậy!).
Sân vườn mới trồng thêm gốc Sake của bác Đạo 175. |
Súng sơn VN đoạt giải Đông Nam Á
Vũ Minh Trí, cháu nội Thượng tướng Vũ Lập (con anh Vũ Minh Trực - dân Quế Lâm 1953-57), đầu tư Trường bắn súng sơn Long Trí khá quy mô tại Q12, TpHCM. Vừa rồi đội của Trí thi đấu Giải Súng sơn Đông Nam Á. Lần đầu tiên đội VN đoạt giải!
Mời xem video clip!
Mời xem video clip!
Thơ ca... quan gian (ST: Hoàng Long, London)
KTS Trần Hoàng Long (con Nghị "phệ" k8) mới gửi loạt thơ này từ London. BT5 xin giới thiệu cùng bà con!
Anh đi, anh nhớ quê nhà.
Nhớ em mảnh đất giá ba tỉ đồng.
Hôm qua tát nước đầu đình.
Bỏ quên di động chỗ mình... mất ngay.
Ba đồng một mớ trầu cay.
Không bằng tình nghĩa một cây vàng mười.
Anh đi, anh nhớ quê nhà.
Nhớ em mảnh đất giá ba tỉ đồng.
Hôm qua tát nước đầu đình.
Bỏ quên di động chỗ mình... mất ngay.
Ba đồng một mớ trầu cay.
Không bằng tình nghĩa một cây vàng mười.
Chuyện cu Đoàn Duy, con Đoàn Khánh
Duy về VN và đi bơi cùng bác Ba Hưng đã kể. Ấy vậy anh chàng này còn nhiều chuyện hay đáo để. Cái hay là cháu sinh ra và lớn lên ở Đức, được giáo dục kiểu Tây nhưng vẫn là người Việt nên thật hồn nhiên.
1. Lần lên gác thượng được bác Liễu dẫn ra thăm bàn thờ. Nhìn di ảnh ông Truyến, bà Sa thì biết ngay vì ngày ông bà nội còn sống, cháu về lần nào cũng được ông bà chăm sóc. Bên cạnh thấy có di ảnh 1 cụ, Duy hỏi:
- Đây là ai, hả bác?
- Đây là di ảnh bố bác, ông mất mấy năm nay rồi.
Nghe xong, Duy phản ứng ngay:
- Thế mẹ bác chưa chết à, bác?
Ai nghe cũng phải bật cười vì sự ngây thơ, chân chất của ông cháu được bên Tây giáo dục.
1. Lần lên gác thượng được bác Liễu dẫn ra thăm bàn thờ. Nhìn di ảnh ông Truyến, bà Sa thì biết ngay vì ngày ông bà nội còn sống, cháu về lần nào cũng được ông bà chăm sóc. Bên cạnh thấy có di ảnh 1 cụ, Duy hỏi:
- Đây là ai, hả bác?
- Đây là di ảnh bố bác, ông mất mấy năm nay rồi.
Nghe xong, Duy phản ứng ngay:
- Thế mẹ bác chưa chết à, bác?
Ai nghe cũng phải bật cười vì sự ngây thơ, chân chất của ông cháu được bên Tây giáo dục.
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012
HỊCH HOÀNG SA, TRƯỜNG SA (Kha Tiệm Ly-Thái Quốc Tế)
Hoàng Sa Nộ Khí Phú
Ngựa cũ quen đường,
Đĩ già lậm nết.
Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,
Mộng bá chủ bao đời y hệt!
Chuyện của lính Trinh sát Miền (KQ)
1. Niềm vui sắp trọn vẹn
Họ hàng Hoàng Việt Dũng có ông anh họ tên Bùi Tự là lính trinh sát Miền, hy sinh 1972. Suốt 30 năm qua gia đình tìm kiếm mà chưa thấy. Bùi Tuấn (em trai anh Tự) học viên k12 Học viện KTQS, tốt nghiệp ra trường vào TpHCM công tác, cũng đã nhiều năm lặn lội tìm anh.
Biết anh Đỗ Tấn Mỹ là bạn anh Dũng nên giao du rồi thân. Một lần tình cờ Tuấn tâm sự: "Anh trai em là lính trinh sát Miền". "Vậy hả, tao là trinh sát Miền đây. Thế đơn vị nào?". "Dạ, D46". "Trời, đơn vị cũ của tao. Để tao hỏi thử".
Họ hàng Hoàng Việt Dũng có ông anh họ tên Bùi Tự là lính trinh sát Miền, hy sinh 1972. Suốt 30 năm qua gia đình tìm kiếm mà chưa thấy. Bùi Tuấn (em trai anh Tự) học viên k12 Học viện KTQS, tốt nghiệp ra trường vào TpHCM công tác, cũng đã nhiều năm lặn lội tìm anh.
Biết anh Đỗ Tấn Mỹ là bạn anh Dũng nên giao du rồi thân. Một lần tình cờ Tuấn tâm sự: "Anh trai em là lính trinh sát Miền". "Vậy hả, tao là trinh sát Miền đây. Thế đơn vị nào?". "Dạ, D46". "Trời, đơn vị cũ của tao. Để tao hỏi thử".
Quán Lẩu cá ven kênh Thanh Đa lại đón khách
Các bà hể hả. |
Vì là chỗ quen biết, chú em Thọ đã book trước cho khách thân, đêm qua gia đình Đoàn Khánh cùng anh chị Ba Hưng và nhà tôi có bữa cơm gia đình ấm cúng, ngon miệng tại đây.
Không gian mở, nhiều cây xanh, ngay bờ kênh mát mẻ. Bên kia bờ là bán đảo Thanh Đa sáng đèn về đêm. Chốc chốc từng sà lan cát, từng con tàu chạy qua, sóng vỗ bờ. Dọc bờ kênh là con đường công viên mát mẻ, có nhiều ghế đá cho khách vãng lai.
Kế hoạch du hí phía Nam
1. Nguyễn Trung Quốc, Lê Hòa Bình k7 từ HN vào, dự kiến thăm SG và Đất Mũi vào cuối tháng 7.
2. Anh Đỗ Quang Việt k2 dự kiến đi Đất Mũi vào đầu tháng 8.
3. Đầu tuần tới ba Công Trường được truy tặng danh hiệu AHLLVTND tại Bến Tre.
2. Anh Đỗ Quang Việt k2 dự kiến đi Đất Mũi vào đầu tháng 8.
3. Đầu tuần tới ba Công Trường được truy tặng danh hiệu AHLLVTND tại Bến Tre.
Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012
Cảm nhận sau chuyến đi TQ (Trần Đình Ngân)
Trần Đình Ngân là bạn học cùng lớp với Vũ Cao Phan, Đoàn Mạnh Giao, Nguyễn Hoài Niệm... tại Trường thiếu nhi Việt Nam. Xin bày tỏ sau chuyến thăm Trung Quốc.
Trong hơn hai tuần từ 25-6 đến 15-7-2012 , tôi có dịp đến thăm tại hai thành phố lớn của TQ là Thượng Hải và Nam Kinh. Do biết tiếng Trung, lại có con gái thạo tiếng Anh nên chúng tôi chủ trương du lịch „ba lô“ (ngoài việc đặt sẵn vé máy bay và khách sạn, còn lại ăn, đi lại đều do mình chủ động ). Việc xâm nhập thực tế có nhiều thuận lợi, việc giao tiếp với nhiều đối tượng người dân không bị rào cản nào ngăn cách.
Trong hơn hai tuần từ 25-6 đến 15-7-2012 , tôi có dịp đến thăm tại hai thành phố lớn của TQ là Thượng Hải và Nam Kinh. Do biết tiếng Trung, lại có con gái thạo tiếng Anh nên chúng tôi chủ trương du lịch „ba lô“ (ngoài việc đặt sẵn vé máy bay và khách sạn, còn lại ăn, đi lại đều do mình chủ động ). Việc xâm nhập thực tế có nhiều thuận lợi, việc giao tiếp với nhiều đối tượng người dân không bị rào cản nào ngăn cách.
Về CD "Hành khúc ngày bình yên"
Mời đọc Tuổi Trẻ hôm nay!
Nỗi đau (Quang Trung)
Anh Vũ Quang Trung, đàn anh Quế Lâm, từng có thời gian công tác ở Campuchia, ngay thủ đô Phnompenh, có bài viết vào những ngày nay. Mời đọc!
Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012
Tin nhanh: Tiễn Trần Minh Sơn về nơi an nghỉ cuối cùng
Sớm nay, như kế hoạch đã chuẩn bị trước với Tuấn (thư kí của Thiện Nhân), bạn ta đến sớm khi chuẩn bị vào lễ viếng. 8g ra về, bạn nhắn tin ngay: Vừa thắp hương cho bạn, thương bạn quá khi chỉ thấy phía gia đình có cô em gái và 2 cháu.
Quang Bắc đi công tác về đang chuyển máy bay ở Tân Sơn Nhất nhắn ra: Tiếc là không kịp về đưa bạn.
Còn Xuyên sau khi xong xuôi đã nhắn tin vào: Mọi nghi lễ đã diễn ra chuẩn. Thiện Nhân đến từ sớm, rất chu đáo! Anh em mình đi đưa đông, tiễn bạn đến tận đài hóa thân.
Mời xem phóng sự ảnh ở Bantroik5News!
Cầu mong bạn ra đi than thản, mãi yên nghĩ nơi Vĩnh hằng cùng vợ và luôn phụ hộ cho đại gia đình, 2 con và các cháu!
Quang Bắc đi công tác về đang chuyển máy bay ở Tân Sơn Nhất nhắn ra: Tiếc là không kịp về đưa bạn.
Còn Xuyên sau khi xong xuôi đã nhắn tin vào: Mọi nghi lễ đã diễn ra chuẩn. Thiện Nhân đến từ sớm, rất chu đáo! Anh em mình đi đưa đông, tiễn bạn đến tận đài hóa thân.
Mời xem phóng sự ảnh ở Bantroik5News!
Cầu mong bạn ra đi than thản, mãi yên nghĩ nơi Vĩnh hằng cùng vợ và luôn phụ hộ cho đại gia đình, 2 con và các cháu!
Gỡ rào
Sáng nay, 4g hơn tỉnh giấc. Ra máy tính gõ lách cách. Ôi, thế ra "rào" đã dỡ? Thấy vào các trang của ta cứ tuồn tuột, chả cần dùng proxy. Mong cho "điều ấy" trở thành sự thật!
Nói thật, các bác có ngăn sông cấm chợ thì chúng em đi đường vòng. Nay mở ra thì còn cảm thấy ta gần nhau hơn và các bác lại "bị mang tiếng" là tốt bụng.
Nói thật, các bác có ngăn sông cấm chợ thì chúng em đi đường vòng. Nay mở ra thì còn cảm thấy ta gần nhau hơn và các bác lại "bị mang tiếng" là tốt bụng.
Thư từ Berlin (Trần Đình Ngân)
Đang mệt bê bết thì có điện thoại báo có khách: Vợ chồng Đạo-Đức ở Balan qua Berlin. Gọi cho ông bạn già, bảo đưa chúng nó đến ngay. Vui vì hội ngộ bất ngờ. Gửi về mấy tấm ảnh chụp vội.
Đạo-Đức chỉ chơi một lúc, chiều lại về Warschau. Cháu nhỏ ngồi giữa là con gái bé của Đạo. Cả hai đứa nhà Đạo-Đức đang học ở Mỹ, về nghỉ hè. Ở xa quê hương mà có những lần gặp nhau của bạn cũ thì thật quý.
Đạo-Đức chỉ chơi một lúc, chiều lại về Warschau. Cháu nhỏ ngồi giữa là con gái bé của Đạo. Cả hai đứa nhà Đạo-Đức đang học ở Mỹ, về nghỉ hè. Ở xa quê hương mà có những lần gặp nhau của bạn cũ thì thật quý.
Gia đình Đạo tới thăm bác Ngân. (Mẹ Hiền bấm máy). Có thêm Dung (áo sọc) từng học ở Đức nay sống ở Berlin. |
Cháu Hiền bấm máy. |
Chùm hai truyện cực ngắn (Huỳnh Văn Úc)
HẠNH NHẪN NHỤC
Thầy đang ngồi tụng kinh trước bàn thờ Phật. Áo cà sa màu
vàng, đầu trọc để trần. Tiếng mõ gõ đều đều giữ nhịp cho Kinh Bát Nhã:
Cố thuyết Bát nhã Ba
la mật đa chú, tức thuyết chú viết
Yết đế yết đế, ba la
yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
Đúng lúc ấy một con muỗi vo ve bên tai rồi đậu hẳn vào má
trái của thầy. Con muỗi chổng mông và bắt đầu châm vòi vào da thịt thầy. Thầy
cảm thấy hết, nhưng nhịp kinh vẫn giữ đều đều theo tiếng mõ. Trong tâm thầy
thoáng nghĩ đến tam quy ngũ giới của nhà Phật, trong đó có giới cấm sát sinh.
Thầy cũng nghĩ đến hạnh nhẫn nhục của người tu hành. Nhưng chiếc vòi của con
muỗi ngày càng cắm sâu vào da thịt cho đến lúc thầy thấy nhói đau. Bất giác
thầy đưa tay trái lên đập mạnh vào má. Lúc đưa tay xuống để đặt tiếp lên trang
kinh thầy thoáng thấy một vệt máu màu đỏ trong lòng bàn tay.
Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012
Bạn Trỗi thăm đảo Cồn Cỏ anh hùng
Qua Facebook, Uttroi đã gửi loạt ảnh anh em ta thăm Cồn Cỏ. Hay quá! Cảm ơn các bạn!
Nghĩ mà ngượng (KQ)
Anh Ba và tôi hay đi bơi ở Trung tâm Thể thao Rạch Miễu, nơi có bể bơi sạch vào loại nhất Tp, kể từ khu thay đồ đến bể bơi. Sáng đó thấy bác đến cùng cháu nhỏ: "Duy, con Đoàn Khánh mới ở Đức về, theo bác đi bơi". Thấy thằng cu hớn hở lắm.
Nhưng ngày hôm sau không thấy cháu đi cùng. Thắc mắc: "Nó còn ngủ à?". "Không, nó sợ, không dám bơi ở VN nữa". "Sao?". "Hôm ấy vào thay đồ, đúng cái phòng có bãi tướng. Thằng nào đau bụng nên đã bĩnh luôn tại chỗ. Khi dọn thối hoắc cả khu nhà tắm. Thế là nó bảo, ở VN bẩn quá, không bao giờ bơi ở VN nữa".
Mẹ ơi, đúng rồi, khi phát hiện đống tướng ấy, tôi báo ngay nhân viên. Họ dọn ngay nhưng chắc không dùng nhiều xà phòng tẩy mùi nên... Nghĩ mà ngượng. Dân ta ý thức kém thế đấy, từ đó ra WC có mấy bước mà... Chả biết bao giờ mới khá được?
Hôm rồi xem trên báo Thanh niên có video clip 1 ông Tây đứng ra ngã 3 Trần Bình Trọng và Trần Nhân Tông (Hồ Halle, HN) ngăn không cho bà con phi xe đi đoạn có biển báo ngược chiều. Nhiều người biết sai đã quay lại, nhưng cũng có những kẻ vô ý thức cứ thế phi tới dù anh bạn Tây dùng tay níu xe lại. Thô hơn thấy chú CSGT (được dân điện thoại tới) thì đứng ngay gốc cây cạnh đó, bận nói chuyện điện thoại.
Ôi, dân ta! Ôi, luật ta! Ôi, cán bộ ta!
Nhưng ngày hôm sau không thấy cháu đi cùng. Thắc mắc: "Nó còn ngủ à?". "Không, nó sợ, không dám bơi ở VN nữa". "Sao?". "Hôm ấy vào thay đồ, đúng cái phòng có bãi tướng. Thằng nào đau bụng nên đã bĩnh luôn tại chỗ. Khi dọn thối hoắc cả khu nhà tắm. Thế là nó bảo, ở VN bẩn quá, không bao giờ bơi ở VN nữa".
Mẹ ơi, đúng rồi, khi phát hiện đống tướng ấy, tôi báo ngay nhân viên. Họ dọn ngay nhưng chắc không dùng nhiều xà phòng tẩy mùi nên... Nghĩ mà ngượng. Dân ta ý thức kém thế đấy, từ đó ra WC có mấy bước mà... Chả biết bao giờ mới khá được?
Hôm rồi xem trên báo Thanh niên có video clip 1 ông Tây đứng ra ngã 3 Trần Bình Trọng và Trần Nhân Tông (Hồ Halle, HN) ngăn không cho bà con phi xe đi đoạn có biển báo ngược chiều. Nhiều người biết sai đã quay lại, nhưng cũng có những kẻ vô ý thức cứ thế phi tới dù anh bạn Tây dùng tay níu xe lại. Thô hơn thấy chú CSGT (được dân điện thoại tới) thì đứng ngay gốc cây cạnh đó, bận nói chuyện điện thoại.
Ôi, dân ta! Ôi, luật ta! Ôi, cán bộ ta!
Chuyện thời BAO CẤP (ST: QV)
Dù thế nào cũng không quên THỜI ĐÓ!
Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012
Viếng bạn Trần Minh Sơn
Tang lễ Trần Minh Sơn tổ chức từ 7g30 đến 9g30 sáng thứ hai - 16/7/2012, tại Nhà tang lễ BV Thanh Nhàn, Q Hai Bà Trưng.
Các bạn k5 phía Bắc tập trung viếng bạn Trần Minh Sơn lúc 8g30,
Các bạn k5 phía Bắc tập trung viếng bạn Trần Minh Sơn lúc 8g30,
KHƯƠNG HỮU DỤNG, MỘT NHÂN CÁCH (KQ)
Bài nói chuyện chân tình
Nhà thơ lão thành Khương Hữu Dụng[1] xa cõi trần đã một năm. (Bài viết từ 2006 - TG).
Sau ngày cụ mất, đọc Thanh niên Cuối tuần có bài “Kiều Loan“ của thi sĩ Hoàng Cầm kể lại vở kịch có tên “Kiều Loan” sau 60 năm được Nhà hát Tuổi Trẻ dựng lại. Thực sự xúc động! Chợt nhớ trong bút tích của Già Khương mà tôi được gia đình tin cậy giao cho có bài nói chuyện với văn nghệ sĩ, vào năm cuối của thập kỷ 80 thế kỷ trước. Cụ viết thế này:
Tôi muốn hỏi Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn: Hôm nay có mời anh Lê Đạt và mấy anh em nữa đến dự không? Nếu không thì là một điều đáng trách và đáng buồn. Chúng ta đã cố tình đãng trí quên những bạn đồng nghiệp của mình trong ba mươi năm trời. Sang nhiệm kì của Ban chấp hàng mới được bầu lên, dưới khẩu hiệu “đổi mới” của Đảng, của toàn dân, sự đãng trí kinh niên đó có còn tiếp tục nữa không? Xin các bạn đừng nghĩ là tôi đi lạc đề.
Không. Tôi cho rằng một số nhà thơ có kinh nghiệm và ít nhiều có tài, nay trở lại sinh hoạt bình thường với chúng ta là một sự kiện tích cực đáng nói trong tình hình thơ hiện nay.
Nhà thơ lão thành Khương Hữu Dụng[1] xa cõi trần đã một năm. (Bài viết từ 2006 - TG).
Khương Hữu Dụng (1907-2005) |
Sau ngày cụ mất, đọc Thanh niên Cuối tuần có bài “Kiều Loan“ của thi sĩ Hoàng Cầm kể lại vở kịch có tên “Kiều Loan” sau 60 năm được Nhà hát Tuổi Trẻ dựng lại. Thực sự xúc động! Chợt nhớ trong bút tích của Già Khương mà tôi được gia đình tin cậy giao cho có bài nói chuyện với văn nghệ sĩ, vào năm cuối của thập kỷ 80 thế kỷ trước. Cụ viết thế này:
Tôi muốn hỏi Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn: Hôm nay có mời anh Lê Đạt và mấy anh em nữa đến dự không? Nếu không thì là một điều đáng trách và đáng buồn. Chúng ta đã cố tình đãng trí quên những bạn đồng nghiệp của mình trong ba mươi năm trời. Sang nhiệm kì của Ban chấp hàng mới được bầu lên, dưới khẩu hiệu “đổi mới” của Đảng, của toàn dân, sự đãng trí kinh niên đó có còn tiếp tục nữa không? Xin các bạn đừng nghĩ là tôi đi lạc đề.
Không. Tôi cho rằng một số nhà thơ có kinh nghiệm và ít nhiều có tài, nay trở lại sinh hoạt bình thường với chúng ta là một sự kiện tích cực đáng nói trong tình hình thơ hiện nay.
Tổng thống Roosevelt (ST: Khánh Hòa)
Franklin và mẹ - Bà Sara Ann Delano
|
Franklin Delano Roosevel là Tổng thống Mỹ đời thứ 32 được
biết đến như một huyền thoại trong lịch sử. Ông từng lãnh đạo nhân dân Mỹ trải
qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trầm trọng và thế chiến thứ II trong
những năm tháng tối tăm giữa thế kỷ 20. Ông cũng là Tổng thống Mỹ duy nhất đắc
cử tới bốn nhiệm kỳ. Vị lãnh tụ được toàn thế giới kính nể này đã qua đời khi
mới bắt đầu nhiệm kỳ thứ tư. Để trở thành một Tổng thống vĩ đại như thế trong
lịch sử Mỹ, Franklin Roosevelt đã học tập miệt mài trong suốt quãng đời thanh
xuân của mình.
Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012
Bạn Trần Minh Sơn đã mãi xa chúng ta
Trưa nay Hạ Thanh Xuyên điện thoại vào, nói cháu Vũ vừa báo bố khó qua khỏi hôm nay. Xuyên đến ngay viện. Vội báo cho BLL ngoài Bắc và anh Quang Việt k2.
Gần 16g, anh Việt nhắn tin: Minh Sơn đã đi lúc 14g.
Vậy là mệnh bạn đã hết - đèn đã hết dầu. Mấy tháng nay, bạn được sống trong tình yêu thương, chăm sóc của gia đình và bạn Trỗi cùng Bệnh viện K. Có nhắm mắt chắc bạn chắc trách gì.
Thôi, Trần Minh Sơn ạ, bạn cứ an tâm ra đi, việc còn lại (nhất là việc học hành của cháu Việt) bạn bè sẽ cố gắng chung tay.
Chợt nhớ tới bức ảnh Sơn gửi BBT khi biên tập Tập 2 SRTKL, post lên để hình dung ra bạn mình cùng Dương Bắc (bạn cùng khu tập thể Nam Đồng) ngày vừa xa trường.
Gần 16g, anh Việt nhắn tin: Minh Sơn đã đi lúc 14g.
Vậy là mệnh bạn đã hết - đèn đã hết dầu. Mấy tháng nay, bạn được sống trong tình yêu thương, chăm sóc của gia đình và bạn Trỗi cùng Bệnh viện K. Có nhắm mắt chắc bạn chắc trách gì.
Thôi, Trần Minh Sơn ạ, bạn cứ an tâm ra đi, việc còn lại (nhất là việc học hành của cháu Việt) bạn bè sẽ cố gắng chung tay.
Chợt nhớ tới bức ảnh Sơn gửi BBT khi biên tập Tập 2 SRTKL, post lên để hình dung ra bạn mình cùng Dương Bắc (bạn cùng khu tập thể Nam Đồng) ngày vừa xa trường.
Bức tranh cũ và bài thơ không mới
Về bức tranh
"Nguờì ông Trung Quốc". |
Bữa
điềm tâm sáng đến nhà ăn các em phải đi qua 1 con dốc phủ đầy băng tuyết,
nhiều em đã bị ngã vì trơn trượt. Biết vậy, một ông già Trung Quốc sáng sáng thức
dậy thật sớm, cầm cây chổi tre dọn tuyết rồi đứng ngay đầu dốc dắt tay từng
cháu bé Việt Nam đi qua. Hình ảnh này in đậm trong trí nhớ của các thày cô giáo
và học sinh trường Thiếu nhi Việt Nam (Lư Sơn Dục tài học hiệu).
Họa sĩ Lê
Nguyên Lợi, thầy dậy môn hội họa của trường đã cảm hứng sáng tác bức tranh mang
tên “Người ông Trung Quốc”. Năm 1956 tác phẩm này được tham dự Triển lãm Hội họa toàn quốc lần thứ Nhất tổ chức tại
Thủ đô Hà Nội.
Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012
Một người phụ nữ Việt nam gây xúc động thế giới (Video)
Cô nâng giá trị của 1 tô cá kho tộ Viêt nam tương đương với 250,000 đô la Mỹ
Trong tập 1 mùa thứ 3 chương trình MasterChef, thí sinh Christine Ha (32 tuổi), một người Mỹ gốc Việt, đã đem đến những phút giây không thể nào quên cho hàng triệu khán giả. Cô là thí sinh khiếm thị đầu tiên tham dự cuộc thi nấu ăn lừng danh nhất thế giới này.
Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012
Uống nước thế nào cho đúng (ST: ĐB)
Một ly nước uống sẽ lấy mất đi cảm giác đói suốt đêm cho hầu hết những ai phải ăn kiêng (theo Đại học Washington). Thiếu nước là nguyên nhân số 1 gây ra sự mệt mỏi trong ngày.
Nhiều nghiên cứu cho biết từ 8-10 ly nước trong ngày có thể làm giảm những cơn đau lưng và đau khớp cho gần 80% những ai bị các bệnh nầy.
Chỉ cần giảm 2% nước trong cơ thể con người sẽ gây sự mất liên kết về trí nhớ trong thời gian ngắn, những vấn đề về toán học và khó khăn khi phải tập trung trước màn hình vi tính hay trước một trang giấy in.
Uống 5 ly nước mỗi ngày giảm 45 % nguy cơ ung thư ruột và có thể giảm nguy cơ ung thư vú từ 79% và 50% ung thư bàng quang. Bạn đã uống đủ nước cần thiết mỗi ngày chưa?
Bạn có biết? Thời kỳ uống nước thích hợp.... Rất quan trọng!
-Uống nước vào những lúc chính xác sẽ tăng tối đa hiệu quả trong cơ thể con người:
- 2 ly nước ngay khi thức dậy, giúp các cơ quan nội tạng khởi động.
- 1 ly nước 30 phút trước bữa ăn giúp tiêu hóa tốt
- 1 ly nước trước khi đi tắm giúp hạ huyết áp
- 1 ly nước trước khi đi ngủ tránh cho bạn các cơn nhồi máu cơ tim.
Nhiều nghiên cứu cho biết từ 8-10 ly nước trong ngày có thể làm giảm những cơn đau lưng và đau khớp cho gần 80% những ai bị các bệnh nầy.
Chỉ cần giảm 2% nước trong cơ thể con người sẽ gây sự mất liên kết về trí nhớ trong thời gian ngắn, những vấn đề về toán học và khó khăn khi phải tập trung trước màn hình vi tính hay trước một trang giấy in.
Uống 5 ly nước mỗi ngày giảm 45 % nguy cơ ung thư ruột và có thể giảm nguy cơ ung thư vú từ 79% và 50% ung thư bàng quang. Bạn đã uống đủ nước cần thiết mỗi ngày chưa?
Bạn có biết? Thời kỳ uống nước thích hợp.... Rất quan trọng!
-Uống nước vào những lúc chính xác sẽ tăng tối đa hiệu quả trong cơ thể con người:
- 2 ly nước ngay khi thức dậy, giúp các cơ quan nội tạng khởi động.
- 1 ly nước 30 phút trước bữa ăn giúp tiêu hóa tốt
- 1 ly nước trước khi đi tắm giúp hạ huyết áp
- 1 ly nước trước khi đi ngủ tránh cho bạn các cơn nhồi máu cơ tim.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)