Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Họp mặt k7 Hà Nội (Thắng Bình k7)

Bạn Trỗi k7 Nguyễn Thái Phúc ra HN nhậm chức Giám đốc Học viện Tư pháp đã 1 năm nay, chủ nhật đã mời anh chị em k7 họp mặt tại cơ quan.
Trưởng ban cùng vợ chồng Phúc.

Tiệc ngon, vui.

Bạn cũ.

Cứ thế này mãi nhé!
Trưởng ban Hoàng Mạnh Thắng đã a lô được khoảng 40 bạn cùng mấy ca sĩ TCCT do Bình Vinatex điều đến. Hai bạn gái Việt Hằng và Hòa Bình (Mèo con) cũng có mặt.
Bữa trưa được vợ chồng Phúc Thoa chuẩn bị chu đáo, ngon lành.
Các ca sĩ tuổi 60 thay nhau lên hát, đặc biệt có ca sĩ Chiêm Hải giọng khàn kiểu Vysoxki, vừa hát vừa đệm đàn, không kém cạnh chuyên nghiệp. Anh em còn vui tới tận chiều.

TIN BUỒN: Cụ Phùng Thế Tài đã quy tiên

Thượng tướng Phùng Thế Tài - người cận vệ đầu tiên của Bác Hồ, thân phụ của các bạn Phùng Thế Đà, Phùng Thế Quảng, Phùng Thế Tám - vừa từ trần, thọ 95 tuổi.
Tang lể từ ngày 22/3 đến 25/3/2014 tại NTL Bộ QP, 5 Phạm Ngũ Lão, Gò Vấp, TPHCM.
BLL k5 kính báo!
Anh em chờ thông báo của BLL phía Nam đi viếng tập trung.

Saigon bây giờ (BS Đỗ Hồng Ngọc)

Mời đọc!

Du lịch Hàn Quốc (ST: Cao Bắc)

Khoa học kỹ thuật Hàn Quốc
Trong 40 năm Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn đã biến thành nền kinh tế đứng thứ 13 trên thế giới hiện nay.
Thủ đô Seoul của Hàn Quốc có trên 10,5 triệu dân và 3 triệu xe hơi, người dân ở đây luôn sống với tác phong khẩn trương nên câu cửa miệng của họ là “nhanh lên”. Kinh tế của Hàn Quốc bắt đầu tăng trưởng nhanh chóng trong những năm 80s vì tập trung vào nền kỹ thuật hiện đại, ngày nay như mọi người đã biết những công ty điện tử nổi tiếng trên thế giới như Samsung, LG và xe hơi Daewoo, Hyundai.
Để nhìn vào tương lai, Hàn Quốc đang nỗ lực tập trung vào nghiên cứu những sản phẩm mới. 
Sau đây là video clip về Viện Khoa Học Kỹ Thuật Hàn Quốc (Korea Institute of Science and Technology), đang nghiên cứu về người máy.



Có thiệt??? (ST: KC)


Emoji 
Một cô gái trẻ đẹp đến gặp bác sĩ tâm lý :
Thưa bác sĩ, tôi đang gặp phải một vấn đề rất nghiêm trọng. Bất cứ cuộc hẹn hò nào của tôi cũng đều kết thúc ở trên giường. Không hiểu sao tôi lại không từ chối được. Để rồi sau đó tôi lại cảm thấy mình thật là ngu ngốc.
- Được rồi, tôi sẽ điều trị cho cô ba buổi bằng phương pháp thôi miên. Sau khi điều trị, cô sẽ biết cách tự kiềm chế bản thân và dễ dàng nói lời từ chối.
- Ôi, tại sao tôi phải mất tiền để nói lời từ chối chứ ? Bác sĩ chỉ cần điều trị cho tôi không thấy mình ngu sau mỗi lần từ chối là được.

KỶ NIỆM ĐỜI LÍNH (Việt Dũng)


1- NHẬP NGŨ.
        Đang là học sinh lớp 10 trường phổ thông cấp III Trần Phú (Hà Nội), tôi xung phong lên đường nhập ngũ và trở thành tân binh của Bộ Tư lênh Thủ đô từ tháng 4 năm 1972. Thời kỳ đó quân và dân ta ở chiến trường miền Nam đang mở nhiều chiến dịch quân sự sôi động, đặc biệt là chiến dịch Xuân – Hè trên chiến trường Trị - Thiên, nên nhu cầu cung cấp nhân lực cho quân đội đặt ra rất lớn đối với cả hậu phương miền Bắc. Từ giữa năm 1971 đến suốt năm 1972 và các năm sau, học sinh, sinh viên đang học tập trên địa bàn Thủ đô thực hiện lệnh Tổng động viên, lên đường nhập ngũ rất đông. Cứ một, hai tháng, tại các trường phổ thông cấp III, hay các trường đại học như: ĐH Bách khoa, ĐH Thủy lợi, ĐH Xây dựng, ĐH Tài chính – Kế toán… liên tục có các cuộc tiễn đưa học sinh, sinh viên lên đường nhập ngũ. Theo số liệu thống kê của Bộ Tư lệnh Thủ đô (nay là Quân khu Thủ đô) trong năm 1971, Hà Nội có 7.259 thanh niên nhập ngũ; Năm 1972, thực hiện lệnh Tổng động viên của Bộ Quốc phòng, các cấp chính quyền Thành phố đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch tuyển quân, giao quân với 14. 367 người. 
Ba tháng "tân binh" trước khi ra chiến trường.
Vào bộ đội khi đó là ước nguyện, là vinh dự của tuổi trẻ ở miền Bắc XHCN. Không ít bạn trẻ đã viết đơn bằng máu để xin nhập ngũ, mặc dù đang ở trong diện chính sách chưa phải đi. Những năm tháng hào hùng đó, mỗi khi thấy đoàn xe quân sự chở tân binh nhập ngũ, nhân dân hai bên đường lại đứng vẫy chào và nói to những lời động viên: “Các con đi mạnh khỏe nhé”, “Cố gắng chiến đấu trả thù cho bà con bị chết vì bom đạn giặc Mỹ nhé”.