Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

"Trở về mái nhà xưa" (KQ)

GĐ Nhân sự Lương Huy Cường với lời mở đầu văn vẻ, hào sảng.
Xin lấy lời của ca khúc "Trở về Suriento" mà 3 ca sĩ Minh Đức - Quang Thọ - Thanh Vinh đã hát tặng Cty làm tiêu đề cho bài này.
Tối thứ năm, Vĩnh Bảo, Phó tổng Cty May Việt Vuơng, gọi điện mời về dự liên hoan cuối năm. Đó là Cty cũ mà tôi xây dựng và gắn bó suốt từ 1995, sao từ chối đuợc. "OK, chú sẽ về. Mà mấy giờ?". "Dạ, 5g chiều".
Đúng 4g dừng xe ở cổng. Hôm nay cả sân bày bàn tiệc nên xe cộ để ngoài. Cảnh quan lộng lẫy băng rôn, đèn màu, đèn dây... Các cháu tổ chức rất kinh nghiệm và thuê hẳn Cty tổ chức sự kiện thực thi. Lên văn phòng trò chuyện với các cháu. Lâu lắm không gặp "lão tuớng" nên ai cũng mừng.

Carmen Monarcha bốc lửa cùng dàn hợp xướng (Helen)

Carmen Monarcha  sinh ngày 27 tháng 8 năm 1979 ở Belém, miền bắc Brazil. Cô sinh trưởng trong một gia đình nghệ thuật với cha là một nhà văn nổi tiếng người Bồ Đào Nha,và mẹ là một ca sĩ nổi tiếng người Brazil.
 Từ nhỏ,  cô đã được đào tạo để trở thành một nghệ sĩ chơi cello trong các buổi hòa nhạc. Cô tâm sự:  "Suốt thời thơ ấu, tôi đã gắn bó ở Rio de Janeiro. Nhưng có lẽ, thay đổi lớn nhất trong tôi là khi tôi khoảng 14 tuổi, gia đình chuyển đến Sao Paulo, một đô thị lớn ở Brazil. Ở đó, tôi được đến các buổi hòa nhạc cùng với mẹ, nơi mà bà  đang hát. Tôi nhớ, trong một buổi diễn của mẹ, lần đầu tiên tôi đã cảm thấy thế nào là âm nhạc.Tôi có thể ghi nhớ chính xác, âm nhạc  tạo cảm xúc  mạnh mẽ đến tôi như thế nào khi Mẹ vừa cất tiếng hát. Chính lúc đó, tôi biết: Tôi muốn là một nghệ sỹ! Tôi rơi vào tình yêu âm nhạc hết sức tự nhiên với âm thanh ấm áp của cello... " .

Vận động tuổi này (KQ)

Mỗi người có 1 quan niệm và 1 cách vận động (à, tập thể dục) riêng của mình. Cách này phù hợp với tôi nhưng chắc gì phù hợp với bạn, nên cứ tự mình tìm cho mình 1 cách luyện tập.
Nhớ lại cách đây hơn 30 năm, khi đang là giáo viên trên trường Quân sự. Trường đóng trên Vĩnh Yên, sát chân Tam Đảo, vì điều kiện ăn, ở quá kém (nhà tranh vách đất, khí lạnh đêm đông lùa cả vào trong phòng, ngủ chỉ dám thò 2 lỗ mũi ra khỏi chăn mà vẫn lạnh) mà tôi bị hen phế quản. Về Viện 108 gặp Toàn "sứt" - thằng bạn Trỗi là bác sĩ Khoa Phẫu thuật lồng ngực, tim mạch - được tư vấn: tập Vĩnh Xuân và tập dưỡng sinh đi!

"Lão bà Buranovo" (Thủy k42)

Người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Xưa nay chúng ta có truyền thống rất đáng quý đó là kính trọng người già, xem đấy là biểu hiện của lễ nghĩa và nhân ái. Chảthế mà Lê Quý Đôn đã xếp vào hàng đầu các nguyên nhân mất nước: Trẻ không kính già, trò không kính thầy. Nhưng quan niệm xưa lại không đánh giá cao sự đóng góp của người cao tuổi, cho rằng: “Lão giả an chi, lão la tài tận”.

SG, sáng nay

Nghe dự báo thời tiết trên VTV1 thấy HN 9 độ, từ Thanh Hóa đến Nghệ Tĩnh 15-16 độ, TPHCM: 23.
Sáng ra đường thấy trời đầy mây, mù, lành lạnh. Bà con áo đơn áo kép. Còn hơn 2 tuần nữa là Tết. Lại sắp sang năm mới.
Năm qua cả thế giới gồng mình trong khủng hoảng, khó khăn và ở ta cũng vậy. Đài báo cứ động viên nhưng khó khăn chắc còn dài dài, nhất là ở nước nghèo và lạc hậu như ta.
Khó thì khó nhưng chỉ kêu cũng chả hết khó. Thôi, cứ thấy có bài hát nào hay thì BT5 cứ đăng tải để "hát lên cho quên sầu đau..." (Santa Lucia).

Các bức ảnh thật tuyệt vời, nhưng những bài học từ cuộc sống còn tuyệt vời hơn nữa! (ST: B)

We never get what we want,
We never want what we get,
We never have what we like,
We never like what we have.
And still we live & love.
That's life...
Không có thứ ta muốn,
Không muốn thứ ta có,
Không có thứ ta thích,
Cũng không thích thứ ta có.
Thế nhưng ta vẫn sống và yêu.
Đó là cuộc sống...

Tiếu lâm Nga (tiếp)

Hỏi: Có đúng là ở Liên Bang Xô Viết có tự do ngôn luận giống như ở Hoa Kỳ không?
Đáp: Đúng thế. Ở Hoa Kỳ, quý vị có thể đứng trước cửa Nhà Trắng và hét to, “Đả đảo Reagan!”, và quý vị sẽ không bị trừng phạt. Ở Liên bang Xô Viết, quý vị có thể đứng ở Quảng trường Đỏ ở Moskva và hét to “Đả đảo Reagan!”, và quý vị cũng sẽ không bị trừng phạt.
—–
- Truyện thần thoại Pháp khác truyện thần thoại Liên Xô thế nào?
- Một cái bắt đầu bằng câu: “Ngày xửa ngày xưa…”, thứ kia bắt đầu bằng câu: “Không còn bao lâu nữa…”.
—–