Đó là Nxb Kim Đồng, nơi anh em ta ủy quyền xuất bản 2 tập SRTKL 3 và 4. Chắc các bạn sẽ hỏi vì sao lại xuất bản ở đây, ta có liên quan gì?
Vâng, sách in ấn muốn phát hành phải có giấy phép của Bộ VHTTDL mà trực tiếp là Cục Xuất bản và In ấn. Đơn vị trực tiếp xin giấy phép phải là các Nxb. Hai cuốn trước ta xuất bản ở Nxb Trẻ. Cũng là chỗ thân quen nhưng đều phải tốn phí, dù là sách truyền thống.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Lương y Nguyễn Thiên Tích (ST: Trần Đình Ngân)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- CLB Giữa lửa truyền thống gặp mặt kỉ niệm 80 năm QĐNDVN
- Chuyện về Thủ trưởng Lê Phương Cảo mà tôi biết (Trần Đình Ngân)
- Đi theo lối nhỏ là lối an toàn
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Người Hoa ở HN (ST: ĐB)
Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015
Những câu văn ngắn hài hước của Lão thầy bói già*
Mẹ mình qua nhà mình, biếu vợ mình cân cam, nói: "Thôi thì trăm sự nhờ con, giáo dục sao cho nó thành người tử tế hộ mẹ, chứ 36 năm nay mẹ chịu thật rồi!". Vợ mình mếu máo nói: "Cân cam này con không dám nhận đâu, vì con chỉ mới thử dạy anh ấy tí tiếng Anh, có lần giảng anh ấy không hiểu, anh ấy quay sang cốc đầu con, bảo tại trình độ sư phạm con kém!"
Cái con bé ấy nó ngu quá! Vừa 1000 năm Thăng Long Hà Nội xong mà vẫn cứ gân cổ hát: "Hà Nội ơi có tự bao giờ", mình chen vào nhắc, lại còn cáu...
*Lão thầy bói già, tức Hoạ sĩ - Nhà thơ Đinh Vũ Hoàng Nguyên, mất đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 37 (23/3/2012).
Thơ chia vui của 1 anh bạn già k9
Tôi là Trần văn Trạch, bạn với Tuấn "Hủi" được rủ đi QL năm 2007 cùng với các anh. Khi về tôi có viết 1 bài thơ ghi lại những kỷ niệm của đợt đi này. Nhân vào FB của Anh Nguyễn Quốc Bình, đọc 1 bài thơ của một bạn trường Trỗi ở Tp. HCM, tôi chợt nhớ về ngày ấy. Xin gửi tặng Anh và các bạn Hữu Thành, Tuấn Hủi...
THĂM QUẾ LÂM
Quế Lâm sơn thuỷ giáp thiên hạ
Dương Sóc sơn thuỷ giáp Quế Lâm
Kỷ niệm " Nhất Trung " bảy chục năm
Thầy trò trường "Trỗi " kịp sang thăm
Cho dù cuộc thế bao thay đổi
Cảnh cũ, người xưa vẫn nhớ thầm...
Việc chính coi như trọn vẹn rồi
Bên lề cũng lắm chuyện lôi thôi
Ba chàng mất ví trên hè phố
Nam Tiến đau tim, suýt nữa toi.
Chập cheng, Kiến Quốc "lạc" va li
Một mất mười ngờ, ai cũng nghi
Sáng dạy... vẫn trong khoang hành lý (?!)
Quốc đành tạ lỗi một chầu bia.
Cần câu mấy bộ sắm liền tay
Về Hữu Nghị Quan, vứt lắt lay.
Nhưng chẳng ai bằng anh Tuấn "Phủi"
Quên nơi xứ Lạng lạ lùng thay.
Tiếp thị ngọt như đẵn mía lùi
Đua nhau mua với giá "giời ơi"
"Mao Đài", "Tứ Quý", "Hoa Hồng" ấy
So với Lạng Sơn đắt gấp đôi!
Bọn mình tuy chỉ "suất ăn theo"
Cũng giúp anh em được ít nhiều
Phiên dịch lắm khi tay mỏi rũ (!)
Bao giờ có dịp lại xin "đeo".
Ghi chú: Trường Nguyễn Văn Trỗi thành lập năm 1965 trong thời kỳ Kháng chiến Chống Mỹ, tập trung các đối tượng học sinh cấp hai, ba là con em các cán bộ trung cao cấp hồi đó. Ban đầu Trường Trỗi đặt tại địa điểm Trường Nhất Trung (tức là Trường Trung học số 1 của Quế Lâm, Trung Quốc). Thày cô và các bạn “Trỗi con” được các thày cô giáo, cán bộ công nhân viên của Nhất Trung giúp đỡ nhiều. Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Trường Nhất Trung, có tới hơn 100 thày cô giáo và học sinh Trường Trỗi chia thành mấy đoàn sang Quế Lâm tham dự, sau đó đi thăm cơ sở cũ của Trường và tham quan các thắng cảnh của Quế Lâm như Phố cổ Dương Sóc... Tôi được mấy anh bạn “Trỗi con” rủ đi cùng, trở thành phiên dịch bất đắc dĩ cho một đoàn.
Kỷ niệm chuyến đi 25-28/10/2007
Tặng các bạn "Trỗi con"
Trần Văn Trạch
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)