Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Thông bíu !!!
Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012
K4 mời chúng ta dự gặp mặt tại Quy Nhơn
Mời tham khảo chương trình!
Giá như ngày nào Tp cũng như 30/4, 1/5 !
Những ngày này sao sướng thế! Chưa kể không khí của dân đón chào Ngày Chiến thắng và Ngày lễ Lao động mà ra phố thấy đường thông, hè thoáng.
Sáng 30/4 dạo dạo mấy phố quanh nhà thấy vắng tanh, chả có tiếng còi xe bóp inh ỏi, chả thấy tiếng nẹt pô, không ngửi thấy mùi xăng dầu... Cư dân thong dong bách bộ đi chợ búa, mua sắm. Thấy cậu Tây gần nhà dắt con "dung dăng dung dẻ" đi chơi phố. Thanh bình quá!
Chiều 1/5 phi đến thăm anh Dương Minh Đẩu, phụ huynh ông bạn Dương Minh Đức. Cả trục đường Phan Đăng Lưu không thấy nườm nượp xe cộ. Trên phố ai nấy cùng nhường nhịn nhau.
Giá như ngày nào cũng như ngày này. À, mà cũng có thể là 1 "sáng kiến hay" đề xuất với cậu Đinh La bộ trưởng Giao thông, cứ cho dân nghỉ lễ là đường thông, hè thoáng ngay ấy mà. Đỡ bắt dân nộp thêm phí khi đường xá đã lấy thuế của dân nộp làm mà còn tồi!
Sáng 30/4 dạo dạo mấy phố quanh nhà thấy vắng tanh, chả có tiếng còi xe bóp inh ỏi, chả thấy tiếng nẹt pô, không ngửi thấy mùi xăng dầu... Cư dân thong dong bách bộ đi chợ búa, mua sắm. Thấy cậu Tây gần nhà dắt con "dung dăng dung dẻ" đi chơi phố. Thanh bình quá!
Chiều 1/5 phi đến thăm anh Dương Minh Đẩu, phụ huynh ông bạn Dương Minh Đức. Cả trục đường Phan Đăng Lưu không thấy nườm nượp xe cộ. Trên phố ai nấy cùng nhường nhịn nhau.
Giá như ngày nào cũng như ngày này. À, mà cũng có thể là 1 "sáng kiến hay" đề xuất với cậu Đinh La bộ trưởng Giao thông, cứ cho dân nghỉ lễ là đường thông, hè thoáng ngay ấy mà. Đỡ bắt dân nộp thêm phí khi đường xá đã lấy thuế của dân nộp làm mà còn tồi!
HỒ CHÍ MINH, MỘT CUỘC ĐỜI (Tiếp)
11.TÁI THIẾT VÀ KHÁNG CHIẾN
Tình hình Hà nội trở nên xấu đi và đặt những gánh nặng to
lớn lên Hồ CHí Minh như người lãnh đạo Đảng và chính phủ. Những cái đầu nóng ở
Đảng CS Đông DƯơng- ICP đòi phải dẹp các nhóm đối lập thì Hồ CHí Minh lại kiên
trì chính sách hoà giải và hoà hợp dân tộc, nhằm chia rẽ và cô lập những kẻ thù
của Đảng. Trong khi đa số người Việt nam quyết liệt phản đối Pháp quay trở lại,
thi Hồ lại đánh tiếng sẽ đón tiếp Pháp như những người bạn.
Mặc dù tìm kiếm hoà bình, chính phủ mới cũng tích
cực chuẩn bị cho chiến tranh. Lực lượng dân quân tự vệ được Hồ gọi là “bức tường
thép của Tổ quốc” được tổ chức khắp các làng xã, nhà máy, đường phố, do cơ sở đảng
địa phương lãnh đạo và tổ chức tập luyện. Thức ăn và vũ khí thì tự lo lấy. Tại
Hà nội, hàng chục ngàn thanh niên gia nhập tự vệ. Ngoài ra còn có bộ đội địa
phương, được lựa chọn nòng cốt từ hội thanh niên cứu quốc, do Bộ quốc phòng
trang bị và huấn luyện tại Trường huấn luyện quốc phòng Hồ Chí Minh. Quân đội
chính quy: Quân giải phóng Việt nam mới đổi tên thành Vệ quốc quân, được tổ chức
thành các tiểu đoàn, du nhập thêm số Dân vệ của chính phủ cũ bị giải ngũ. Trường
kháng Nhật Việt bắc chuyển về Hà nội được đổi thành Học viện chính trị quân sự,
dưới danh nghĩa huấn luyện để có thể hợp tác với quân Tưởng. Nếu kể cả số quân
phía Nam, quân đội lên tới 80,000 người. Tuy nhiên vũ khí thì hết sức thiếu thốn.
Nếu có thì cũng từ loại đồ cổ, nhiều khi từ thế kỷ trước ngoại trừ một ít mìn
chống tăng và tiểu liên thu được của Nhật. Còn lại đa số là giáo, mác hoặc súng
kíp do mấy bác thợ rèn địa phương tự chế. Để có tiền mua vũ khí từ lực lượng
chiếm đóng, Hồ CHí Minh miễn cưỡng đồng ý tổ chức “Tuần lễ vàng” kêu gọi nhân
dân đóng góp. Theo Patti, Hồ không tin tưởng lắm vào sự thành công của việc này
vì sẽ chỉ có người nghèo là tích cực, còn tầng lớp giàu có sẽ chẳng đóng được
bao nhiêu. Thực tế đã diễn ra đúng như vậy, và Hồ “cảm thấy như kẻ phản bội”
khi để “vụ việc” này diễn ra. Chính phủ tìm cách tăng thuế thực phẩm. Khi một
quan chức đề nghị đánh thuế thịt gà, vịt, bò, “Công dân” Vĩnh Thuỵ buột miệng
“sao không thêm cả thịt chó?”. Hồ là người đầu tiên lăn ra cười. Chính phủ còn
phát động phong trào thu gom đồng và các loại kim loại khác để đúc vũ khí khắp
nơi.
CHIỀU BA MƯƠI THÁNG TƯ (Huỳnh Úc)
Chiều 30/4/2012 bà con xã
Xuân Quan ra cánh đồng
nhặt xương cốt của tổ tiên bị máy xúc, máy ủi đào xới
tan hoang trong trận cưỡng chế ngày 24/4/2012.
Lắng nghe tiếng cựa mình của đất,
Đất tan hoang, đất oán hận, đất căm hờn
Rải rác đó đây hài cốt tiền nhân
Nắm xương tàn bị vùi trong đất.
Gió chiều thổi đỏ nén nhang
Chân tôi run rẩy hai hàng lệ rơi,
Có gì sụp đổ trong tôi
Những lời có cánh một thời tôi tin.
nhặt xương cốt của tổ tiên bị máy xúc, máy ủi đào xới
tan hoang trong trận cưỡng chế ngày 24/4/2012.
Chiều ba mươi tháng tư
Tôi đứng trên cánh
đồng Văn Giang-EcoparkLắng nghe tiếng cựa mình của đất,
Đất tan hoang, đất oán hận, đất căm hờn
Rải rác đó đây hài cốt tiền nhân
Nắm xương tàn bị vùi trong đất.
Gió chiều thổi đỏ nén nhang
Chân tôi run rẩy hai hàng lệ rơi,
Có gì sụp đổ trong tôi
Những lời có cánh một thời tôi tin.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)