Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Robertino giọng ca của 1 thời (ST: Quang Việt)

Những năm 60s, với những máy quay đĩa (tuốc-lô-đít) của phụ huynh đi học ở Liên xô mang về cùng những đĩa than 33, 45 vòng/phút, chúng ta được làm quen với tài năng trẻ Robertino có giọng cao vút, trong sáng hát những bài dân ca Ý: Mama, Come back Suriento, O sole mio... Robertino trở thành thần tượng của thanh thiếu niên VN lúc bấy giờ.
Xin mời đọc bài viết về anh và lần lượt thưởng thức loạt bài hát do anh trình bày.

Body art... kinh dị (Bee)

Mời xem!

CƯỜI... THẤM THÍA (ST: Hạnh Phúc 99)

Đọc truyện cười, đôi khi không chỉ là để cười, để thư giãn. Mà có thể, đằng sau những mẩu chuyện ấy là một bài học, một thông điệp đến từ cuộc sống.


Câu chuyện thứ nhất:
Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình.
Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí lớn", còn thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới".
Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.

HẠNH PHÚC (Huỳnh Văn Úc)

Ở làng Nhô có đôi bạn chơi với nhau rất thân là Tễu và Bờm. Tễu là một anh trai cày hoạt bát hóm hỉnh chít khăn đầu rìu, áo cánh nâu sồng, vai ngang ngực nở, tai to miệng rộng, mặt vuông chữ điền, mắt sắc như dao, lông mày lưỡi mác. Những lúc nông nhàn Tễu cùng bạn bè lên ngồi chầu hẩu ở dốc Nghĩa Đô trên Hà Nội để kiếm việc làm. Người ta gọi cái dốc ấy là chợ lao động, chợ bán sức người.
Thế còn Bờm? Thằng Bờm có cái ao to/Phú ông xin đổi ba bò chín trâu/Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu/Phú ông xin đổi một xâu cá mè. Bờm không lấy mè và ôm bụng cười ha hả. Cá mè? Thì Bờm đã có cái ao to nuôi cá mè hoa rồi đó sao. Cá mè hoa nuôi chóng lớn, thả một năm mỗi con đã nặng hơn cân rưỡi. Mỗi năm thả ba đợt con giống và bán cá thịt hai lần. Mỗi lần ngồi vãi thức ăn xuống ao nhìn đàn cá quẫy lộn tranh ăn là Bờm lại mát cả ruột.