Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Đi Mũi Né nhân 30/4 (KQ)

Nhìn ra biển sớm. 
Nhà chú em đón ông bà ngoại con dâu sang chơi. Vậy là có chuyến du hí "ngoại giao nhân dân" với khách quý và gia đình chú. Chúng tôi đi 2 xe. Cháu Vĩnh Bảo ở Cty Việt Vương nắm vững chuyến đi thì chúc "Ba anh em trên 1 chiếc ô tô" đi vui vẻ. Đùa cháu bằng tin nhắn trả lời: "Ba anh em trên 1 chiếc xe trâu" chứ và "đã khi say ấy... mỗi thằng 1 hướng".
Biển Mũi Né sáng thứ bảy.
Từ Tp ra Phan Thiết chưa đến 200km mà đi hơn 5 tiếng vì xe chạy như rùa, đông xe quá, nhất là mấy  chục cây số  từ Biên Hòa tới ngã 3 Dầu Giây. Xuất phát từ 8g20 (đã vòng qua Bình Dương sang Biên Hòa) mà 2g chiều mới tới. Ra ngay Hoa Viên (của chú em Chuyên) ăn trưa và thưởng thức bia Tiệp.
Cả đoàn nghỉ ở KS Victoria Phan Thiết, cạnh Toshanu, có view đẹp nhìn ra biển.

Đi ăn tối thấy phố xá treo toàn biển ghi tiếng Nga. Dân Nga đi nghỉ ở đây đông lắm, theo thống kê cỡ cả nghìn người/ ngày. Tấp nập, rộn rịp, đúng với dáng dấp của 1 Tp du lịch.
Tối về nghe ban nhạc Philippines biểu diễn các bài của Beegees, Abba, Beattles... mà sướng và tiêu hết bữa ăn tối quá nhiều đạm.

Sáng nay dạo biển sớm. Tranh thủ chớp mấy pô. Biển sớm tĩnh lặng, sạch sẽ, thanh bình. Chim hót líu lo.
Chắc trưa và chiều nay dân Tp ra đông, nghỉ 5 ngày liền mà. Còn chúng tôi sáng mai "chuột rút"  theo đường ven biển về Tp.

Phơi-ơ-tông nhiều kì: Những mẩu chuyện còn nhớ lại


Tự sự
Sau khi gửi bài “Học võ ở Vĩnh Yên” cho Ban biên tập của Báo liếp, tôi thấy rất vui về những comment của độc giả lưu lại ở mỗi đoạn trích cùng với những “cú” phone của các anh học sinh trường Trỗi.
Thế là bài viết đã đạt được mục đích: làm tái hiện lại chuyện đã qua của gần 40 năm về trước, mà là về học sinh của trường Trỗi chứ không phải là về Tây – Tàu – Ta!
Anh Phúc Chiến có yêu cầu tôi viết về đoạn đường sau này tôi trải qua khi đã được các anh chỉ bảo, anh Phan Nam thì đã “theo sát” từng bước trưởng thành của tôi trong học thuật. Còn BBT lại chuyển đề nghị của anh em “chiến hữu” muốn tôi viết về hai lĩnh vực Võ học và Y học.
Cũng để “Giương cao” tinh thần quân tử thượng võ mà tôi đã ngấm vào người từ các anh trong gia đình và nhất là các anh học K5-K6-K8 của trường Trỗi, mặc dù trường chỉ tồn tại trong 5-6 năm thời kỳ chống Mỹ, nhưng trường Trỗi đã có một nét rất riêng mà các trường khác như trường Bé, trường học sinh miền Nam cũng “thèm”; đó là tính cách cao thượng trung thực. Tôi gửi tiếp mấy bài đã viết cách đây không lâu để BBT biên soạn trên báo của mình.
Mong rằng cái thân thiết, ấm cúng, gắn kết và tự hào của trường Trỗi luôn luôn được nhắc đến một cách gián tiếp, vì đây cũng là nét đẹp trong cuộc sống và tâm hồn mà học sinh Trỗi đã có.
Thanh Trần

Thực trạng sinh viên ra trường (ST: HP)


Ngày xưa sau 1975 lính ta có bài: Đầu đường đại tá bơm xe/ Cuối đường trung tá bán chè đỗ đen...

Còn nay:

Đầu đường Xây dựng bơm xe.
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen.
Ngoại thương mời khách ăn kem.
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma.
Ngân hàng ngồi dập đô la.
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày.
Sư phạm trước tính làm thày.
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.

Jambalaya (ST: Trần Hạnh Phúc)


Nghe bài Jambalaya lại nhớ Ban nhạc guitare Đại học QS của anh Quốc, anh Văn Huấn, anh Chí Hòa, anh Chiến Thộn hay hát và đệm đàn ầm ĩ ở nhà 99.

Màn đêm xuống bên bờ sông vắng, trôi lặng êm đềm.
Bầu trời ngọc bích thấp thoáng dăm ngôi sao mờ
Tay chung tay ra bên bờ suối xem con nai vàng
Để rồi hẹn ước muôn đời sau, anh cùng với nàng...

Bà ba béo sao mà béo thế, trông mà kinh hoàng
Người thì đầy mỡ nếu ép ra dăm là ba thùng
Thứ mỡ ấy mang đi chạy máy hay là lau dầu
Đều rất tốt ai cần mua xin mời đưa tiền.


Còn đây là bản do nhóm Carpenters hát.

TRẦN THÁI TÔNG VÀ BÀI THƠ VÔ ĐỀ (ST: Trần Quốc Việt)


Cuốn Đại Việt Sử kí do Vua Trần Thánh Tông giao cho bảng nhãn Lê Văn Hưu viết từ nhà Triệu đến nhà Lý là cuốn Chính sử đầu tiên của Đại  Việt; khi hoàn thánh, Lê Văn Hưu được Thánh tông ban khen: Viết về lịch sử oai hùng của Dân tộc ta như thế là được.

Cuốn sử ấy đã bị quân xâm lược nhà  Minh mang về Trung Quốc, các nhà viết sử đời sau thường nói đến cuốn Đại Việt Sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên viết vào đời Lê và Đại Nam thực lục cúa nhà Nguyễn với quan niệm lịch sử nhiều nghiêng lệch.