Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

"Man Without A Face" - Người Không Chân Dung

Lời toà soạn: Chúng tôi xin gởi đến quý bạn, trong nhiều kỳ, toàn bộ bản dịch quyển « Man Without A Face » của Markus Wolf, trùm gián điệp của Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Các hoạt động gián điệp của ông rất là tinh vi và lan tỏa khắp thế giới, nhưng chung quy ông phục vụ cho quyền lợi của Liên Xô nhiều hơn là cho đất nước ông. Ông Wolf tin vào hệ thống xã hội chủ nghĩa và từ đó tin vào người anh cả Xô Viết đã cưu mang gia đình ông. Nhưng khi bức tường Bá Linh sụp đổ, ông đã không được người anh cả Liên Xô giúp đỡ, trái lại chỉ muốn xua đuổi ông cho rảnh nợ. Bao nhiêu thông tin gom góp với bao nhiêu hy sinh để cuối cùng chẳng giúp cho nước CHDC Đức tồn tại. Tất cả chỉ vì hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa đã hư hỏng từ trong nội tạng, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của toàn khối xã hội chủ nghĩa Liên Bang Xô Viết và khối Đông Âu. Xin mời quý bạn theo dõi nhật ký của Markus Wolf để thấy rõ nội tình và cách tổ chức tình báo của ông.

Markus Wolf: Người không chân dung
Hồi kí của trùm gián điệp Cộng Sản Đông Đức

Hà Giang tháng 4 có gì? (ST: TB)


Ngắm núi sớm ở Quản Bạ
4 giờ chiều chúng tôi mới xuất phát từ TP Hà Giang, dự định sẽ nghỉ đêm ở Quản Bạ. Hà Giang những ngày chớm hè, nhiệt độ đã tăng cao, sương không còn vờn trên sườn núi nên không lo chuyện trời tối khó chạy đường đèo.
Tháng 4, nắng đã không còn vàng như mật như mùa thu nhưng trong buổi chiều tà phảng phất, dong xe trên đèo Đắc Sum vẫn cảm nhận được không khí rất ngọt ngào của miền cao nguyên.

Đơn vị bộ binh nào đã vào Dinh Độc Lập cùng 2 xe tăng 390 và 843?

Những ngày tháng 3 (từ 22 đến 29/3/2015), anh em CCB thuộc c6, d2, e9, f304, QĐ2 hành quân về chiến trường xưa. Họ lần theo dấu chân của đơn vị mình từ ngày nhận lệnh tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, rồi tấn công vào Căn cứ Nước Trong, rồi lại cùng 5 chiếc xe tăng của Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203 tấn công qua Biên Hòa, dọc xa lộ SG - Biên Hòa, tới đầu cầu SG. Trên con đường ấy, máu vẫn đổ, vẫn hy sinh, có những chiến sĩ phải nằm lại dọc đường. Và họ đã cùng 2 chiếc tăng 390 và 843 tiến về Dinh Độc Lập - cơ quan đầu não cuối cùng của chính quyền VNCH... 
Tiếc rằng cái tên C6 - ĐƠN VỊ BỘ BINH CỦA QĐ2 có mặt trong Dinh Độc Lập tại thời khắc lịch sử này chưa được nhắc đến, cho dù tư liệu lịch sử cùng nhiều vật chứng đã được cung cấp.
CCB Nguyễn Tăng Tiến, người có được vinh dự cùng đồng đội c6, d2, e9, f304, QĐ2 giong ruổi mấy ngày này. Anh nêu bức xúc của anh em trong đơn vị và trao cho tôi bản sao Nhật ký chiến trường của CCB Cao Tiến Bang - cán bộ tiểu đội thuộc c6, d2, e9, f304, QĐ2 (người đi theo xe của anh Bùi Quang Thận và bị thương ngay đầu cầu SG, phải nằm lại); mong góp phần tìm ra sự thật của lịch sử, trả lại tên tuổi cho người và đơn vị có công.
Tôi đã đọc đi đọc lại tập nhật ký, rồi đối chiếu nhiều bài viết, nhiều sách vở về sự kiện lịch sử này. Không thấy ở đâu ghi tên đơn vị. Tiếc là những người còn sống thì đa số ở ngoài Bắc (Cao Tiến Bang, Tình...). 

Đang có ý tưởng kết hợp với anh em của báo QĐND làm phóng sự điều tra thì đọc được bài "Khoảnh khắc 2 giờ và 40 năm" đăng tải trên Nhân dân điện tử.
Mời cả nhà cùng đọc!