Bài đăng Phổ biến
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên (2)
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (4)
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- 7 triệu chứng không ngờ của bệnh tim (ST: ĐB)
- HN cũng đang chuyển mình?
- Gặp mặt các bạn yêu thơ của Báo liếp
- Lỡ làng (Ngô Hạnh)
- Bác Hồ cười trước lúc đi xa (ST: CCB Trần Đình Ngân, Berlin)
- Tin nhanh: Bệnh tình của Sơn (Quang Việt)
- Quà 8/3: Bộ ngực tự nhiên đẹp nhất thế giới
Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010
Múa bụng đặc sắc (ST: Đạt k8)
Mời các bạn thuởng thức tiết mục "Múa bụng" đặc sắc của Alla Kurshni nữ công Ucraine!
Chuyện chưa biết về VOV Giao thông
Từ ngày Đài Tiếng nói VN thiết lập VOV Giao thông 91 MHz phủ sóng toàn quốc, bao nhiêu tài xế cả nuớc đuợc theo dõi được tin tức thời sự trong và ngoài nước, tình hình thời tiết, rồi ca nhạc, văn nghệ; nhất là tình trạng giao thông các đô thị lớn. Đi trên đuờng, nhất là các đo thị lớn, biết tắc ở đầu thì tránh. Tiết kiệm đuợc thời gian, tiền bạc. Quá là tiện.
Sáng nay vô tình có cuộc trò chuyện với con rể Trần Chí Thành k7, cháu làm sếp VOV Giao thông tại TPHCM mà biết thêm nhiều chuyện lí thú.
Tuởng (tên cháu) tốt nghiệp Bách khoa HN, chuyên ngành Điện tử viễn thông. Về đây công tác, cháu lấy thêm “bằng 2” về báo chí. Qua Tuởng mới hay, hiện cả nuớc có đến 14 triệu xe hơi các loại. Vậy là chỉ cần 20-30% tài xế đón nghe VOV Giao thông thì luợng thính giả cả nuớc đã là vài ba triệu. Lớn đấy chứ!
Tôi có cuộc phỏng vấn nhỏ:
- Tác dụng của VOV Giao thông - ai đã cầm vô lăng đều đã biết. Thế phóng viên và CTV của VOV Giao thông là bao nhiêu?
- Đài cháu ở TPHCM là 200.
- Trình độ chuyên môn?
- Phải ăn nói lưu loát, chỉ cần dùng điện thoại di động có thể đặc tả tình hình giao thông ở 1 chốt. Tất nhiên phải cho họ qua 1 lớp bồi duỡng nghiệp vụ, ăn nói... Phóng viên hiện truờng thì vất vả, phải đội nắng mưa, ô nhiễm... Nhưng luơng trả cho họ khá cao: 200.000đ/ca.
- Về kĩ thuật?
- VOV có hệ thống camera mạnh nhất. Riêng khu vực TPHCM có đến vài trăm cái, rải khắp nơi. Thông tin cập nhật 24/24 và truyền về trung tâm. Các đầu mối CSGT, Giao thông công chính, An ninh trật tự và cả Anh ninh QĐ cũng phải sử dụng các kết quả của VOV Giao thông. Ví dụ: quan sát cháy nổ, biểu tình, bạo loạn… Chúng cháu có đuờng nối cung cấp thông tin cho họ.
- Ghê thật! Đúng kĩ thuật chả có gì là giấu diếm, mọi thứ đều mở, cơ bản là con người sử dụng các phuơng triện ấy hiệu quả đến mức nào. Thế tại TPHCM thì đài phát đặt ở đâu?
- Ở Quán Tre, đối diện Trung tâm Phần mềm Quang Trung. Sắp tới sẽ xây dựng Học viện Phát thanh ở đây. Rồi Đà Nẵng, Cần Thơ cũng sẽ có VOV Giao thông để đảm nhận nhiệm vụ từng vùng.
- Hay, quá nhiều thông tin hay. Cảm ơn cháu! Thôi, chia tay nhé! Cầm sách cuốn SRTKL tập 3 này về cho bố. (Bố chả nhờ đến mua để tặng chú Can). Nếu có bài nào đọc đuợc trên VOV thì chọn nhé!
- Vâng, chào chú!
Tập võ ở truờng Trỗi
Nhắc lại kỉ niệm cũ khi ngồi ở Café Anh Đỗ trưa qua
Ở Y Trung
Ở Y Trung
Ngày truờng Trỗi sang Quế Lâm, bắt đầu có sự chia rẽ bè phái - bồ Tây, bồ Ta.
K4 có vẻ ngoan, ít bè phái nhưng Toàn Thắng, Tuấn Sơn cũng là dân bồ Ta. K3 thì Chí Nhân, Trí Dũng, Cảnh Nghĩa - bồ Ta; còn bồ Tây là Mai Sinh, Ngô Ngời, Võ Tấn…
Còn k5 chúng tôi thì Phúc Chiến, Tấn Mỹ, Phan Nam, Lê Bình… cầm đầu bồ Ta; bồ Tây là Võ Dũng, Trí “cận”, Y Nguyên… Bọn lau nhau Minh Đạo, Công Truờng, Phục Nghiệp… thì cứ lộn xộn, nay đây mai đó.
Tôi được cái học khá, các thầy xếp vào loại “ngoan nhưng nghịch ngầm” (vì tuy không đánh nhau nhưng chơi thân với bồ Ta). Cũng vài chủ nhật đuợc Phúc Chiến, Phan Nam dẫn sang truờng Bé, chơi với cánh Địch “chuột”, Võ Nhị… (bạn học cũ thời Học sinh mìền Nam Hải Phòng). Đi xa cả chục cây số, toàn cuốc bộ qua cầu Giải Phóng, cắt qua thành phố về phía tây.
Truờng Bé và truờng Dân tộc năm 1967 nằm trên khuôn viên dựa vào núi Giáp Sơn. (Đây là khu truờng anh Chiến nhà tôi từng học năm 1954-56). Giữa truờng là sân vận động trải sỉ. Quanh truờng nhiều cây cối, xanh um. Có cả 1 hồ nuớc cạnh nhà Hiệu bộ. Bữa trưa đuợc chiêu đãi bằng cơm, bánh bao lấy về từ bếp ăn tập thể. Sang đó đuợc nghe Địch “chuột” chơi đàn ghi-ta và biết Võ Nhị là con thầy dạy võ của Phúc Chiến.
Hồi đó, Phúc Chiến đã lớn, có bộ ngực nở nang. "Mình khỏe nhờ luyện tập", hắn khoe. Hắn có cho xem cuốn sổ ghi các bài võ Bình Định đã học ở Hải Phòng. Nào là “Mai hoa”, “Hổ quyền”… Nhưng võ vẽ quái gì mà viết như thơ, như vè; đọc mà chả hiểu gì. Chiều tối, bố mày hay ra vườn đào, cứ vừa đọc lẩm nhẩm vừa múa các thế. Bảo dạy đi thì lắc đầu “chúng mày còn nhỏ chưa học đuợc”.
Đến hè 1967, Phúc Chiến phải về nuớc cùng Tấn Mỹ, Tô Hoành, Ngọc “ghẻ”. Cả bọn “mất” thầy dạy võ từ đó.
Đến hè 1967, Phúc Chiến phải về nuớc cùng Tấn Mỹ, Tô Hoành, Ngọc “ghẻ”. Cả bọn “mất” thầy dạy võ từ đó.
Ngày về Hưng Hoá
Lần đầu tiên đuợc sống trong doanh trại “chuẩn” theo kiểu quân đội Liên Xô. Một bên là những dãy nhà 2 tầng cho bộ đội, giữa 2 dãy nhà là thảm cỏ xanh. Một đường trục kéo dài từ nhà chỉ huy xuống bếp. Hai bên đuờng đỏ hoa phượng vĩ mỗi khi hè về.
Bên kia doanh trại là khu khí tài với những dãy nhà khung kho, lợp ngói. Trong những ngăn kho thông thoáng xếp toàn xe máy công trình, xe lội nuớc, ca-nô… Bánh đựoc nâng cao, bảo quản trong chế độ “niêm cất”.
Khu khí tài vắng vẻ và mát rượi. Gió lồng lộng. Mấy thằng nhóc chúng tôi trốn ngủ trưa, trèo vào ca-bin xe ngồi tán láo, hay rủ nhau sang chia nhau quà bánh do bố mẹ lên thăm để lại.
Nơi đây còn đuợc dụng làm “võ truờng”. Bồ Ta k5 ngày về đây có Lê Bình, Tấn Lợi, Chí Hòa, Phuớc Ngọc, Ngọc Sơn, tôi… vẫn chơi với nhau. Phan Nam lớn hơn nên “chủ xị” các buổi tập võ. Chả hiểu trình độ võ vẽ ra làm sao, nhưng hắn vẫn cứ huyên thuyên: nào là thế Chảo mã tấn, thế Kim kê độc lập, nào Võ hầu (hắn nhảy choanh choách như khỉ rồi dùng 2 tay cào cào vào nách, mồm kêu “khẹc khẹc”), nào Song long móc mắt (2 ngón tay xỉa thẳng vào mắt đối phương; nhưng có thế phá: lấy bàn tay đặt dọc sống mũi, che đòn móc)… rồi xàng qua xàng lại. Tập mãi không đâu vào đâu.
Nơi đây còn đuợc dụng làm “võ truờng”. Bồ Ta k5 ngày về đây có Lê Bình, Tấn Lợi, Chí Hòa, Phuớc Ngọc, Ngọc Sơn, tôi… vẫn chơi với nhau. Phan Nam lớn hơn nên “chủ xị” các buổi tập võ. Chả hiểu trình độ võ vẽ ra làm sao, nhưng hắn vẫn cứ huyên thuyên: nào là thế Chảo mã tấn, thế Kim kê độc lập, nào Võ hầu (hắn nhảy choanh choách như khỉ rồi dùng 2 tay cào cào vào nách, mồm kêu “khẹc khẹc”), nào Song long móc mắt (2 ngón tay xỉa thẳng vào mắt đối phương; nhưng có thế phá: lấy bàn tay đặt dọc sống mũi, che đòn móc)… rồi xàng qua xàng lại. Tập mãi không đâu vào đâu.
Một hôm, Lê Bình sốt ruột hỏi:
- Bài vở mày dạy thế nào ấy, chả có tác dụng gì? Thế xàng xê mãi, không ra đòn đuợc thì làm cách nào đánh đối phương?
- Có gì đâu… Mày giả vờ thua, quay đầu chạy, rồi bất ngờ ngồi thụp xuống, lấy tay bốc cát ném vào mắt đối phuơng. - Hắn bày.
Đúng lúc ấy giật mình như có ai nhìn trộm. Ngó ra góc nhà thấy Trần Phong (bồ Tây) đang chăm chú theo dõi xem cả bọn tập gì. Thấy anh em quay cả lại, Phong giả tảng không biết gì, quay đầu lững thững về doanh trại.
Riêng tôi nghĩ thầm, thằng Phong nó xem từ đầu đến cuối, biết anh em tập gì, về kể lại cho bọn bồ Tây thì quả này nguợng bằng chết.
Cũng chỉ ít bữa, ông già Nam thấy con đã lớn tuổi nên đón về truờng Văn hoá QK4, cho học “tăng tốc” để thi vào Đại học quân sự. Hè 1969, hắn lên Thậm Thình thi cùng anh em k4. Chúng tôi lại “mất thầy dạy võ” từ đó.
Chuyện học võ ở truờng cũng là 1 kỉ niệm đẹp!
Chuyện chưa biết về cụ Võ Quý Huân, bố vợ anh Vũ Hồng Thanh k2 Trỗi
Cũng là chỗ thân tình, cùng là Trỗi, là đồng nghiệp thời Học viện KTQS, hơn nữa vợ chồng bác lại là thầy dạy bóng bàn cháu Mý nhà tôi suốt 2 năm 2008-2009 mà tôi sưu tập được nhiều tư liệu quý về cụ Võ Quý Huân - 1 trong 4 trí thức đuợc Bác Hồ mời cùng về nuớc tháng 9/1946. Cũng như các cụ Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tuớc và Võ Đình Quỳnh, cụ Võ Quý Huân đã có những đóng góp vô cùng qúy báu cho ngành Đúc-Luyện kim của nền Công nghiệp VN non trẻ.
Mời vào đọc ở Bee.net.vn!!!
Mời vào đọc ở Bee.net.vn!!!
Chuyện ở Đức (tiếp): Lòng tự trọng hay... (Tôn Gia)
Sang Đức đã hơn 20 năm nay. Vợ chồng tôi kiếm sống bằng cách mở cửa hàng bán tạp hoá ("năng khiếu puôn pán” của hầu hết người VN tha phuơng) tại 1 khu dân cư ở Leipzig. Những năm đầu trẻ, khỏe thì tự làm hết, hùng hục như trâu. Giữa trời đông đầy tuyết, thức dậy từ 5g sáng, xách chổi xuống gạt tuyết đã phủ kín trên xe đêm qua, rồi ngửa cổ uống vội cốc trà gừng nóng vợ pha để nạp năng luợng rồi nổ máy, đánh xe ra đường cao tốc. Vừa đi vừa gặm bánh mì kẹp Bockwurtz, kịp phi tới chợ bán buôn ngọai ô, mua hàng. Vội “tranh cướp” chọn hàng tốt, rồi đóng bao tải, cửu vạn lên xe, chở về, sắp đặt hàng, bán… Không khác gì phu, nhưng mà có thu nhập. Sinh hoạt hàng ngày, tiền cho con đi học cũng từ đấy.
Thời gian trôi qua, tuổi càng cao, càng già thì sức khỏe càng giảm. Phải kiếm người phụ việc. Nói vậy, thuê người giúp việc ở Đức cũng là vấn đề. Thuê có hợp đồng thì chủ phải đóng thụế, đóng bảo hiểm y tế, xã hội, thất nghiệp… Tỉ thứ chi phí, cao không chịu nổi. (Ý là “tiền bỏ túi” giảm). Nguợc lại “thuê chui” thì giảm khối chi phí; tuy nhiên nếu bị nhà đuơng chức phát hiện thì… coi như toi. Và chúng tôi từng rơi vào truờng hợp… toi!
"Là lính có tính thuơng người", vợ chồng tôi thuê hẳn một em da vàng mũi tẹt (đi du lịch sang rồi “tuột xích” ở lại. (Thuê Tây tốn lắm!). Dĩ nhiên không kí hợp đồng hợp cháo gì sất. (Dân Cộng “ít tiếng” thì biết nói chuyện gì, với ai, khó lộ!). Làm đuợc 1 thời gian, em giúp đựoc khối việc. Hết bưng lô hàng này, giao tận nhà khách túi hàng kia… Nhà cửa thì đã có đồng huơng lo. Doanh số tăng đáng kể.
Nhưng, chả hiểu sao (hay có ai “xì”?) mà một lần, thanh tra thuế đến kiểm tra sổ lao động. Họ phát hiện ra tôi “thuê lao động chui”: “Firma của Ngài đã vi phạm Luật Lao động. Chúng tôi sẽ gửi giấy mời Ngài lên Sở làm việc”. Quả này chết, nghe đồn trong cộng đồng Việt có thể bị phạt đến vài nghìn Euro - vợ chồng tôi lo lắng.
Theo giấy gọi, tôi cùng cô con gái lên Sở Thuế. (Cháu vừa tốt nghiệp đại học, đang chờ việc, nay “có việc” giúp bố). Mà cháu làm thông ngôn thì quá chuẩn rồi. Còn tôi (theo kịch bản dàn dựng với vợ) sẽ tỏ ra “rất nai”, không thông thạo tiếng Đức, chỉ cuời, lắc rồi “Ja... danke schoen…”. (Biết đâu đấy sẽ đuợc chiếu cố “vì dù kinh doanh nhưng chưa thông hiểu ngôn ngữ và luật pháp nuớc sở tại”!). Nghĩ bụng, người Việt ta chỉ đuợc cái khôn!!!
Sáng đó, bà thanh tra béo núc cầm giấy hẹn, đọc rồi mời bố con tôi ngồi vào bàn “Nehmen Sie Platz!”. Đeo mục kỉnh lên bà giở hồ sơ của doanh nghiệp rồi huyên thuyên, theo điều này điều nọ, ông đã cố tình làm trái pháp luật... mà trái tức là phạt.. mà phạt mức cao nhất có thể đến 108 nghìn, thấp nhất là 3600…
Nghĩ bụng, quả này chắc chết. Chả hiểu mình vào vai có giống kịch bản? Còn bà thanh tra nói lăng nhăng, lập biên bản rồi hí hoáy mổ cò trên máy tính. Lách cách, lách cách in ra rồi đưa cho tôi: “Mời ông đọc! Nếu nhất trí thì kí tên xuống dưới!”.
Tôi đọc từ đầu đến cuối, chậm rãi làm như không hiểu gì. Lắc đầu, nhún vai rồi đưa biên bản cho con gái. Đọc xong thấy cháu thản nhiên nói:
- Thưa bà, trong biên bản của bà viết có 3 lỗi chính tả. Nhưng, có 2 lỗi không bao giờ có thể được chấp nhận.
Bà nhăn trán, mặt tái dại, rồi đỏ dựng lên. Bà gằn giọng: “Cho tôi xin lại tờ biên bản!”. Nhận tờ giấy từ tay cháu, không thèm đọc, bà ta vò nát rồi thản nhiên vứt vào sọt rác. Tôi nghĩ bụng “Chết mẹ, quả này chắc ăn đủ. Đã làm sai, nó lập biên bản thì “lên lớp” dạy nó. Quả này mà phạt đến 108 nghìn thì có mà sạt nghiệp… Con ơi, giết bố rồi!”.
Bà ta bỏ ra ngoài 1 lát rồi quay về. Chắc sắp đọc quyết định đây? Phạt bao nhiêu? Đúng là chả cái dại nào giống cái dại nào!
Nhưng (lại nhưng!), chẳng hiểu ra làm sao bà ta xin lỗi rồi nói: “Ông bị phạt 3600 Euro về sự vi phạm… theo điều này…!”. Tôi có cảm giác hụt hẫng rỗi thăng hoa. Suớng quá! Thầm cảm ơn con gái.
Về nhà chỉ dám kể lại chuyện này cho vợ (sợ lộ mánh, rồi Sở Thuế biết mà truy thu thì bỏ mẹ!).
Cứ thắc mắc hoài, chả lẽ đó là bài học từ lòng tự trọng của dân Đức???
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)