Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

PHẠM QUỲNH MỘT LÒNG YÊU NƯỚC VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ (Vũ Thế Khôi)

            Cách nay ngót thế kỷ, chính xác là 94 năm, và trước Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh 32 năm, đã có một Tuyên ngôn tự chủ Văn hóa của dân tộc Việt Nam. Ngày 22 - 7 - 1922, đứng trước Ban khoa học Luân lý và Chính trị của Viện Hàn lâm “mẫu quốc” Đại Pháp, một thanh niên nước Việt Nam còn trong vòng nô lệ, cố ý mặc quốc phục áo the đen và đóng khăn xếp, dõng dạc tuyên bố với các quan Hàn lâm Đại Pháp bằng thứ tiếng Pháp lưu loát và trang nhã: “Dân nước Nam không thể coi là tờ giấy trắng mà là một cuốn sách cổ kín đặc những hàng chữ viết bằng thứ mực không phai và không thể tẩy xóa trải qua bao thế kỷ… Cuốn sách cổ ấy, chỉ có thể đóng lại theo kiểu mới, trình bày hợp thời mới hơn, chứ đừng hòng đem một thứ chữ xa lạ viết đè lên những dòng chữ từ ngàn xưa”.
            Người thanh niên đó là ký giả Phạm Quỳnh (1893 - 1945).





Thơ vui về thực trạng sinh viên ra trường


Đầu đường Xây dựng bơm xe
Cuối đường Kinh tế bán chè đỗ đen
Ngoại thương mời khách ăn kem
Cạnh anh Nhạc viện thổi kèn đám ma
Ngân hàng ngồi dập đô la
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày


Ảnh vui


Inline image 1
Văn võ song toàn 

Thầy trò Trường Trỗi giao lưu với các lão binh "kháng Mỹ viện Việt"

Mời xem!